dimanche 6 décembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Lời tuyên chiến


Thường khi nước này sắp đập lộn với nước kia một cách chính thức thì nguyên thủ quốc gia đó phải có một lời tuyên bố hoặc gọi là lời tuyên chiến. Nghĩa là sau khi đọc xong là hành động, không "on đơ" lòng vòng nữa.

Cuộc chiến nào cũng cần có sự chuẩn bị. Nhiều khi đang tuyên bố thì máy bay đã bay sẵn trên bầu trời hoặc ngón trỏ đã "chạm" vào nút bấm. Vừa kết thúc bài là "nhấn" liền chớ không đợi lâu.

Dĩ nhiên bài phát biểu trước lúc tuyên chiến phải nêu lý do. Nhiều khi khơi khơi chỉ là "dạy bài học" mà cũng máu đổ thịt rơi cả triệu sinh linh và oán thù ngàn năm chưa dứt.

Hôm qua, đúng một tháng sau ngày bầu cử, ông tổng thống Trump mới có bài phát biểu chính thức trước quốc dân và thế giới là ông bước vào trận chiến. Bài phát biểu này tui gọi là lời tuyên chiến. Nước Mỹ đã vào cuộc chiến đó bà con ạ. Và cái lý do để phát động cuộc chiến không phải là đòi... cho tổng thống đắc cử lần hai mà tuyên ngôn của ổng là " Bảo Vệ Hiến Pháp".

Dĩ nhiên là đám khoai lang bí rợ như tụi tui thì không hiểu sâu xa lắm về Hiến pháp Mỹ hoặc những gì cao siêu nữa. Mình chỉ hiểu là sau khi cãi cọ đủ thứ, bây giờ thì không nói nữa mà "LÀM", vậy thôi. Và làm, hay gọi là "uýnh" cho dễ hiểu (action). Khi uýnh là phải tung nắm đấm, phải biết đấm vào đâu để địch thủ đo ván, rồi đấm những thằng nào trước nếu địch quân đông...

Nhưng trên hết người lãnh đạo phải một mất một còn, không xao động. Chớ hô tiến lên rồi, bà con đang reo hò xông lên, cái...để tao nghĩ lại coi... là hỏng kiểu. Các bạn hay chơi cờ tướng đều phải biết khi đưa quân qua sông, chiếu là phải thắng, nếu không thắng và để đối phương kèm quân đánh tiêu hao là thua. Khi nào chắc thắng mới hô "chiếu". Hôm qua, ổng đã hô chiếu tướng đó.

Tướng đối phương là ai, còn ai trồng khoai đất này ? Mấy chục năm trước là Nhật. Mấy chục năm sau là China. Hồi xưa hình thái chiến tranh là xe tăng tầu chiến. Bây giờ là tiền và mấy... con chuột (máy tính). Nhưng mà muốn đánh đầu sỏ, phải mạnh mẽ bên trong, phải đoàn kết một lòng. Dĩ nhiên là đối phương cũng phải "tầm cỡ". Họ cũng biết phải làm sao để chia rẽ được nước Mỹ mới mong thắng được. Có nhiều cách để chia rẽ, truyền thông là một cách.

Nước Mỹ từ xưa đến giờ nổi tiếng là "live". Tui nhớ hồi nhỏ mà hồi hộp xem phi hành gia Amstrong bước những bước chân trên mặt trăng. Họ làm cái gì cũng phải sống động. Những ký giả hồi đó khi viết về chiến trường đều đi tận nơi, họ có máy cassette để thu âm âm thanh và giọng tường thuật. Nó khiến báo chí đi đến tận người đọc ngay cả người không rành chữ nghĩa.

Nhưng cái gì cũng có hai mặt. Khi đồng tiền hoặc thiên kiến chính trị có trong đầu thì người ký giả tự nhiên hết thành người đưa tin mà thành người bình luận. Bây giờ ta nghe "bàn" nhiều hơn.

Trước trận đánh, bên tổng thống "nhá hàng" một chút mà phe truyền thông xiểng liểng rồi, đó là đoạn băng ghi âm mấy cha lãnh đạo CNN bàn với phóng viên phải "đánh" ai và đánh như thế nào. Như vậy họ đâu phải là truyền thông chân chính nữa mà chỉ là tay sai cho một quyền lực nào đó. Người dân từ đó hiểu ra mấy "thằng" truyền thông khác cũng vậy thôi. Ổng đánh "nhẹ" mà mấy đài giờ co vòi hết. Mấy cái đài uýnh ổng mấy năm nay rồi, để đó, giờ là phút tính sổ.

Xưa nay cái dân Mỹ rất fair nhưng đừng chọc họ giận. Tui nhớ hồi ông Obama ra ứng cử, đắc cử nhờ tài hùng biện chớ trẻ quá, chưa có cống hiến gì cho quốc gia. Họ để ổng làm và tin tưởng đến hai nhiệm kỳ. Khi thấy không được thì bầu người khác. Đó là fair. Ai cũng có cơ hội ở đất này bất kể lý lịch, màu da...

Khi dân chọn người khác thì chống đối là sao  Ít nhất cũng phải để người ta làm một nhiệm kỳ, nếu không được thì ra tranh lại, đưa ra chính sách khác thuyết phục hơn chẳng hạn. Ông Trump có chính sách không vừa ý, thì cũng phải để người ta thực hiện đủ 4 năm. Chớ sao lại đòi truất phế. Quá đáng!...Sống trong cuộc đời, đừng dồn ai vào đường cùng. Nguy hiểm lắm

Tuyên chiến xong là uýnh. Nhưng tui biết như trên võ đài là có hai người, trên cuộc chiến này thì kẻ thù giấu mặt nên tui chắc ổng phải "đập" từng em, từng em ... chớ không uýnh lung lung. Để xem "em" nào trước.

Nhưng tui cũng có kinh nghiệm trong uýnh nhau, cái tên miệng hay la lớn là... chạy trước, đám truyền thông bỉ ổi sẽ... chạy. Đụng ổ kiến lửa, chạy trước để bảo toàn mạng sống. Dĩ nhiên tên nào chạy không kịp thì chết. CNN mở hàng. Những tên khác chạy sau vì "cha" này dữ quá, uýnh tay đôi không lại.

Kế tiếp là ... phe ta uýnh nhau. Phải công nhận chưa có đời tổng thống nào mà làm bà già ăn trầu cũng quan tâm, hỏi "bữa nay bầu cử tới đâu rồi con ?’’Thiệt chớ !

JIMMYNGUYEN NGUYEN 06.12.2020

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.