Hồi xưa các cụ
nói chữ, gọi là nan y (y: chữa bệnh, nan: khó, nan y là khó chữa). Bệnh gì?
Càng ngày, ta
càng thấy rõ nhà cai trị xứ này rất say mê quá khứ, cái mà họ gọi là lịch sử vĩ
đại, quá khứ hào hùng, những chặng đường vẻ vang. Mà lịch sử của họ phần lớn
chỉ cách mạng, đánh nhau, chém giết, đổ máu, tương tàn.
Họ ca ngợi
chiến công chói lọi, bước ngoặt lịch sử, dấu ấn không phai mờ, chặng đường vinh
quang của dân tộc...quanh đi quẩn lại thì vẫn chiến tranh, nồi da xáo thịt. Quanh năm suốt tháng, hết kỷ niệm nọ
đến chào mừng kia, phát mệt với những tự sướng ấy.
Tất
nhiên, họ sẽ quên đi, lờ đi những sai lầm, thất bại, những đau đớn do họ gây ra
mà nhân dân đất nước phải chịu.
Họ
luôn miệng nói hướng tới tương lai, nhìn về phía trước, xếp lại quá khứ nhưng
cứ loay hoay mãi trong mớ bùng nhùng lịch sử, tốn bao nhiêu là thời gian, trí
lực, tài sản cho sự vuốt ve quá khứ này.
Năm
này qua năm khác, xuân thu nhị kỳ, từng quý từng tháng, lại còn định ra năm lẻ
năm chẵn, luôn cờ quạt đỏ ối, phèng la vang trời, lễ lạt tràn lan, hội nghị hội
thảo khắp chốn, ngốn biết bao ngân sách, sức dân.
Nắm
trong tay bộ máy tuyên truyền, họ càng ngày càng "ta là ta mà ta cứ say
ta", như căn bệnh mạn tính, nặng, không có thuốc chữa.
Tôn
trọng quá khứ, tử tế với lịch sử không có nghĩa cứ phải làm màu cho nó một cách
thái quá như vậy
.
Căn
bệnh này, phong kiến ngày xưa cũng thua xa, còn thế giới quanh ta bây giờ xách
dép chạy siêu tốc cũng không theo kịp. Cứ thử nhìn ra mà xem, có nước nào
(ngoài mấy anh cộng sản) tồn tại thứ đặc sản như vậy không.
NGUYỄNTHÔNG 21.08.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.