66 cá nhân vi
phạm liên quan vụ Thủ Thiêm đã nhận hình thức kỷ luật phê bình.
Lý do phê bình
vì đã hết thời hiệu xử lý ở các mức khác.
Vậy mấy mươi
năm oan khuất ở Thủ Thiêm vì sao vẫn diễn ra mà không có sự ngăn chặn nào đủ
hữu hiệu? Để rồi hôm nay chỉ có các cán bộ đương nhiệm phê bình đồng chí của
mình đầy nhân văn như vậy?
Đất nước này
không chỉ có một Thủ Thiêm. Có rất nhiều định dạng thu đất (tôi không dùng từ
thu hồi) tạo dân oan cũ, mới khắp quốc gia. Đó là vấn đề thuộc về thể chế và cụ
thể là các bất cập của Luật Đất đai dù nhiều lần sửa đổi.
Nhân dân phẫn
uất nhìn cuộc can qua thời bình kéo ngang đời mình. Từ cải cách ruộng đất miền
Bắc giữa thập kỷ 50 đến đánh tư sản sau 1975. Tiếp nối là hợp tác xã những năm
90 với việc rất rất rất nhiều người không nhận đủ đất, mất đất khi hình thức
kinh tế nông nghiệp này tan rã.
Và hai thập kỷ
đầu thế kỷ 20 chứng kiến quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn tước
đi nhiều bờ xôi, ruộng mật, nhà cửa, ruộng vườn nhân dân với giá rẻ mạt.
Những cán bộ cứ
phê bình nhau còn tôi xin phép phê bình nhân dân.
Nhân dân nên bị
phê bình, đúng vậy!
Một chính thể
“của dân, do dân, vì dân” luôn để “dân biêt, dân bàn, dân kiểm tra” mà có những
hiện thực kiểu Thủ Thiêm thì nhân dân đáng bị phê bình.
Nhưng định phê
bình nhân dân thì thấy nhân dân bận rộn đến quay cuồng trong cuộc phê bình
nhau. Trong đó có những nội dung phê bình người khác tệ hại như cách một ca sĩ
phê bình người khác về việc giữ đảo ở Trường Sa...
Hôm nay thấy
nhan nhản những cơn phê tiền, quyền, danh, truỵ lạc v.v…giữa thời bình.
Đầy mông muội!
MAI QUỐC ẤN
08.08.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.