vendredi 11 octobre 2024

Tường An - Văn hóa thập cẩm

Mấy hôm nay bệnh, không ra khỏi nhà, ti vi Pháp mở lên thì chỉ thấy chiến tranh Ukraine, bắn nhau ở Gaza nên cũng nản, xem thử phim Việt Nam ra sao ?

Buồn quá nên "zap" tới "zap" lui mấy video trên YouTube mà không biết nên xem cái gì. Tình cờ thấy một phim nhiều tập của đài truyền hình Vĩnh Long. Tôi rất ít khi xem phim Việt Nam, nhưng hôm nay tò mò bấm thử vào xem ra sao?

Phim này có tựa đề cũng rất lạ: "Con dâu mâm dưới"!

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (4)

 

KỲ IV : BẤT ĐỒNG VIỆT-MỸ TẠI CÁI SẮN

Phải thành thật mà nhận rằng mặc dù với uy thế bao trùm từ Vùng xuống Tỉnh, từ Tỉnh xuống Quận, cha Phúc vẫn là người cư xử rất phải chăng, hòa nhã, vui vẻ với mọi hạng người mà cha gặp, không phân biệt địa vị xã hội. Ngay những ngày đầu tiên làm việc tại quận, mình đã có một bất ngờ lớn về điều này.

Tại Văn phòng quận, không biết từ bao lâu, có một anh Trung sĩ An ninh quân đội tên L. mặc quần áo dân sự, làm ở Ban Nội an-Quân vụ. Nghe đâu anh này là con nuôi cha Phúc. Ngay buổi chiều đầu tiên, trong lúc ở ngoài phòng làm việc của mình, tôi chứng kiến chuyện cãi vã sôi nổi giữa L. và một đồng nghiệp. Trong câu chuyện của họ, tôi có xen vào một câu, song có lẽ trong lúc quá say sưa, L. chừng như không nghe tôi nói gì. Tôi không hề để tâm đến chuyện đó và quên nó ngay.

Song, không ngờ chút tiểu tiết ấy, lại có người đi mách cha Phúc, với hàm ý rằng anh L. ỷ thế là con nuôi của cha mà xem thường ông tân Phó quận.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (3)

 

(Từ đây, với những nhân vật chỉ nhắc thoáng qua trong một thời điểm nhất định, tác giả sẽ viết tắt tên thật của họ. Riêng với những nhân vật chính có mặt lâu dài hay xuyên suốt loạt hồi ức, để bạn đọc dễ theo dõi và dễ nhớ, người viết sẽ ghi đầy đủ họ tên đã được thay đổi hoàn toàn).

KỲ III – MỘT “CHÂN DUNG QUYỀN LỰC” TẠI CÁI SẮN

Một buổi trưa tháng 11 năm 1968, sau khi có Sự vụ lệnh của Tỉnh trưởng Kiên Giang tạm cử làm Phó Quận trưởng quận Kiên Tân (trong lúc chờ Nghị định hợp thức hóa của Bộ Nội vụ). Không cần xin công xa của tỉnh đưa xuống nhiệm sở mới cho có chút “bề thế”, mình âm thầm xách chiếc va li nhỏ gọn, leo lên một chiếc xe đò (bây giờ gọi là xe khách) cũng nhỏ gọn như thế, trực chỉ quận lỵ Kiên Tân, ở cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 30 km.

Dưới ánh nắng trưa gay gắt, khi tôi vừa đi bộ đến khoảng nửa quãng sân rộng của quận đường Kiên Tân (thời đó gọi là “Văn phòng Quận”), thì ông Trần Đ.M., Trưởng ban Hành chánh Quận đã kịp nhìn thấy chiếc va li lắc lư trên tay tôi. Đoán biết tôi là ai, ông chạy ra xách hộ chiếc va li, đưa tôi vào thẳng quận đường.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (2)

 

KỲ II : NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN VÙNG CÁI SẮN

Vào những thập niên đầu thế kỷ XIX, ngoài những thủy lộ tự nhiên được người dân Gia Định sử dụng làm phương tiện đi lại giữa các trấn, chính quyền Gia Định Thành chỉ mới xây dựng ba con đường Thiên lý xuất phát từ trung tâm Sài Gòn, nối liền lãnh thổ của ta với nước Chân Lạp. Việc đào kinh và khai thông sông rạch vẫn chưa được chú trọng.

Mãi đến năm 1818, quan Trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) mới bắt tay vào việc mở mang các thủy lộ tại địa phương rộng lớn mà ông trấn nhậm, khởi đầu với việc đào vét, mở rộng con sông Tam Khê nối liền huyện Đông Xuyên (Long Xuyên) với đạo Kiên Giang (trấn Hà Tiên). Tiếng là sông, song đấy chỉ là những lạch nước nhỏ, bùn lầy, cây cỏ mọc um tùm, chỉ có thể di chuyển ghe xuồng vào mùa nước lớn.

Sau một tháng, với sự lao động cật lực của 1.500 nhân công, sông được hoàn thành với chiều dài khoảng 32 cây số, chiều rộng hơn 40 mét, chiều sâu hơn 7,2 mét (theo sách Đại Nam thực lục thì sông rộng hơn 10 trượng, sâu 18 thước, quy đổi theo cách phổ biến là 1 trượng bằng 4 mét, 10 thước bằng 1 trượng, tức mỗi thước bằng 0,40 mét).

Trần Thanh Cảnh - Lễ kỷ niệm 70 năm Hà Nội…


Ai gọi "giải phóng" thì kệ! Còn mình cho rằng, chính xác nó là "tiếp quản", thế thôi!

Cơ mà chịu khó đọc hết bài diễn văn của ông Tô Lâm, không thấy một từ ngữ nào theo kiểu của người tiền nhiệm như "kiên định, vững vàng, lập trường, tư tưởng, chủ nghĩa xyz...". Dĩ nhiên slogan Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, là xuyên suốt!

Thực sự đây là slogan quá hay.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 11.10.2024

Tin sáng

1. "EVN lỗ gần 22.000 tỉ đồng, do đâu?"- Chắc là không phải hỏi tôi, và cả bạn tôi, bởi sẽ không ai biết cả, tôi thặc. Và thề và hứa nữa.

2. Tin này cũng hay nữa ạ: "Bất ngờ bị nợ thuế trên eTax Mobile"- Ngành thuế giải thích: "Để biết mình có nợ thuế hay không, người nộp thuế cần tra cứu chức năng "Tra cứu nghĩa vụ thuế". Trường hợp hệ thống thông báo "không có dữ liệu" thì người nộp thuế hoàn toàn yên tâm"- Nhà cháu nghe thế bèn lấy điện thoại tra ngay, vào thông tin nghĩa vụ thuế, nó hiện mã số thuế của nhà cháu, nhưng còn ô nữa là "Nhập mã số thuế địa điểm kinh doanh" thì mới tra cứu được. Nhưng cái ấy là cái gì, có khi chính người giải thích cũng chả biết. Như nhà cháu, hưu trí, thì cái ấy là cái gì???

Tin liên quan: "Hội thảo chuyên đề về công tác quản lý thuế các tỉnh Tây Nguyên".

3. "Dân nuôi tôm hùm điêu đứng vì Trung Quốc chỉ mua tôm nhỏ"- Huhu cho em lạy anh Tàu 100 lạy. Các anh giỏi quá cơ ạ, từ đỉa, giun đất, móng trâu bò, rễ quế, hồi, tới giờ, tôm hùm nhỏ? Các anh bắt dân chúng tôi phải ăn tôm hùm lớn để thừa cân béo phì rồi tiểu đường ung thư hết ư?

Võ Khánh Tuyên - Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại ?


1. Dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2022, Thầy giáo trẻ Văn Đình Lương, Tổng Phụ trách Đội trường trung học cơ sở Võ Trường Toản, thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương đã được Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu "Nhà Giáo trẻ tiêu biểu".

Thầy Văn Đình Lương được ví là "Người ươm những mầm non", luôn tận tâm với nghề, sáng tạo trong chuyên môn và nghiệp vụ, mong mỏi học sinh được giáo dục toàn diện, trở thành con ngoan trò giỏi.

2. Hôm nay, 11/10/2024, nhiều phụ huynh ở Bình Dương tố cáo một thầy giáo xâm hại tình dục các học sinh nữ lớp 7,8 và cả học sinh đã ra trường.

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.10.2024


 

jeudi 10 octobre 2024

Phúc Lai - Thời khắc đen tối nhất của Ukraine !

(Về một bài báo mới xuất hiện trên Financial Times)

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 10/10/2024

1. Về bài báo, tôi sẽ xin phép bàn với quý vị sau. Xin đi vào chuyện này nóng hơn này: Bắc Kim Chi (bộ trưởng quốc phòng) tuyên bố có thể cho quân tham gia chiến tranh, tất nhiên ủng hộ Nga.

Bình loạn : Tất nhiên đây là tin không hay ho gì, nhưng cũng chính vì vậy mà chúng ta càng cần phải nghiêm túc xem xét. Những thông tin công khai cho biết đến thời điểm này, 2/3 số đạn pháo của Nga bắn trên chiến trường Ukraine, là của Bắc Kim Chi cung cấp. Chúng ta cũng có cơ sở để cho rằng, nòng pháo và các phụ kiện khác nếu thiếu, cũng có thể được cái đất nước khốn nạn này cung cấp nốt.

Nếu như bây giờ mà cung cấp thêm cả lính nữa thì đúng là… chẳng còn gì mà nói. Một quân đội thứ 36 trên bảng xếp hạng về quân sự 145 quốc gia thế giới, bây giờ phải ra tay cấp cứu một quân đội hạng nhì thế giới, vui nhở!

Thùy Linh - Chuyện một lão nhà văn gàn dở

Có lão nhà văn mình yêu như anh giai. Mặc dù lão ấy gàn bỏ mẹ ra. Nói chuyện lại tức anh ách. Nhưng hễ gặp là phải chọc cho cái anh ách ấy bục ra. Để đỡ nhạt, chẳng thà tức anh ách. Chẳng thà va cái gàn dở...

Có đận lão ấy làm đến chức giám đốc nhà xuất bản Hồi lão lên chức thấy cái đám đặt lão ấy ngồi ghế cao kia chắc nghiện cái gàn dở, cái anh ách của lão nên mới ra nông nỗi thế... Oai phong vậy mà vẩn nhất quyết gàn dở, anh ách. Coi như bảo tồn văn hóa bản địa. Kệ mẹ. Đứa nào chơi được thì chơi.

Đận ấy lão ký in quyển "Trại súc vật", nhưng đám biên tập lại né kiểm duyệt nên đặt lại tên "Chuyện ở nông trại". Ối giời, Ban Tuyên giáo nhảy lên đòng đọc. Mình nghe mà run cho lão. Đã bảo rong chơi, nhậu nhẹt đi, quyền chức làm gì, anh không làm được đâu. Không nghe. Giờ tai bay vạ gió...

Hữu Phú - Đất nước dễ tổn thương !

Chỉ cần một cơn mưa lớn là đường phố ngập lụt tại những thành phố lớn và cả những đô thị nhỏ. Chỉ cần một cơn gió mạnh là cây xanh gãy đổ ào ào, thậm chí trốc gốc la liệt, đè chết người và gây hư hại các phương tiện giao thông, nhà cửa.

Chỉ cần một cơn nước lũ tràn qua đã khiến một cây cầu mới xây chưa được bao lâu dùng để làm trục giao thông chính qua sông trên tuyến huyết mạch sập cái rầm, kéo theo người và xe xuống sông gặp Hà Bá…

Vậy nên, không có gì lạ khi một cơn siêu bão đổ bộ vào đất liền ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã lập tức biến nước ta thành một trong những quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất về người và của trong khu vực. Đến bây giờ hậu quả vẫn chưa khắc phục hết!

Trần Trung Đạo - Nhân ngày Quốc Khánh Đài Loan 10-10, đọc lại « Sáu Bảo Đảm » của tổng thống Reagan

Ngày Quốc Khánh Đài Loan (The Republic of China) là ngày 10 tháng 10, còn được gọi là ngày Song Thập, đánh dấu cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra tại Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Ngày cách mạng bùng nổ, Tôn Trung Sơn, tức Tôn Dật Tiên hay Tôn Văn, không có mặt. Ông đang ở Hoa Kỳ để kêu gọi Hoa kiều ủng hộ cuộc vận động cách mạng lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh. Tôn Trung Sơn về nước tháng 12 và được bầu làm tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc.

Dựa theo cách lý luận “năm hình thái” trong duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, Trung Cộng công nhân ngày cách mạng mang tính tư sản này nhưng không tổ chức rình rang. Trước đó, Lênin công nhận cách mạng tư sản Nga 1905 và sau đó tương tự cộng sản Việt Nam cũng dựa theo lý luận Mác để công nhận cuộc khởi nghĩa Yên Bái, 1930, có khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Lưu Trọng Văn - Hà…Lội hai, Hà Tây hai


Gã không thích ai đó châm chích bà con Hà Tây, rồi gọi họ là người Hà… Lội hai.

Người Hà Nội đúng chất không ai có thói khinh miệt vô văn hóa vậy. Rất tiếc với đủ các làn sóng di dân, cùng với đủ các làn sóng chà đạp văn hiến Thăng Long, người Hà Nội đúng chất không còn là số đông nữa.

Hà Nội là Hà Nội, và Hà Tây (gồm Hà Đông và Sơn Tây) là Hà Tây.

Bùi Chí Vinh - Những con đường độc lạ


Nhng con đường đc l Vit Nam

Trên thế gii không nơi nào có

Khi cn vch sơn, đèn xanh đèn đ

Xế hp đâm đu vô đã t đng đu hàng

Lê Thanh Phong - Thi trượt thành thủ khoa không phải lỗi tại em

Thật là trớ trêu, nếu không có đơn thư phản ánh và nhà trường không tổ chức chấm lại, thì học sinh này là thủ khoa. Trớ trêu hơn, khi mọi chuyện rõ ràng, em lại phải thôi học.

Không đủ điểm trúng tuyển, đương nhiên em không được học, đó là công bằng. Nhưng có điều không công bằng với em, đó là các thầy chấm thi sai sót, dẫn đến tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" cho em.

Tiếp tục học ở trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong không được, xin học trường khác cũng không xong, vì năm học mới đã bắt đầu hơn một tháng.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 10.10.2024

 

Tin sáng

1. Đang VTV, cô phóng viên trẻ, cô ơi không biết là cô ăn phở ở đây bao nhiêu năm rồi ạ. Lâu lắm rồi, ngày nào cũng ăn ở đây, vân vân. Câu này... quá đà. Mới đây thì có, chứ ngày nào cũng ăn từ... mấy chục năm thì đốt nhà mà ăn à? Mà phở Thìn ạ.

Phóng viên ngồi xuống ăn, một tô phở, một ly trà đá, trước khi ăn giới thiệu: thói quen người Hà Nội mỗi sáng, một tô phở một ly trà đá. Lại... bốc phét. Trà đá mới từ phía Nam ra gần đây. Mấy chục năm trước, bán chè còn mở ngoặc (có đá) nhé.

Khổ lắm ạ. Biết thì mần chứ ai bắt.

À đến hôm nay, "Giai điệu tự hào" vẫn chưa trả lại bản quyền "Tình ca" cho nhạc sĩ Hoàng Việt ạ.

Tuấn Khanh - Bằng Giang, tác giả “Người Em Xóm Đạo” rời cõi tạm ở tuổi 86


Tin buồn gửi đến mọi người yêu nhạc: Nhạc sĩ Bằng Giang, tác giả của nhiều bài hát quen thuộc như Người Em Xóm Đạo, Lính Trận Miền Xa, Thành Phố Mưa Bay… đã từ giã cõi tạm, qua đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 8 Tháng Mười 2024 tại nơi cư ngụ ở bang Georgia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Ca sĩ Chế Linh là một trong những nghệ sĩ chia buồn sớm nhất, ngay sau khi gia đình của nhạc sĩ Bằng Giang phát đi thông báo. Viết trên trang Facebook của mình vào ngày 10 Tháng Mười, ca sĩ Chế Linh chia sẻ: “Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Bằng Giang vừa vĩnh viễn ra đi, để lại trong gia đình văn nghệ sĩ sự mất mát to lớn, trong lòng những người yêu nhạc bao thương tiếc. Ông đã để lại những ca khúc giá trị đi vào lòng người. Xin thông báo đến những thân hữu bạn bè thân thương”.

Ca sĩ Chế Linh ngoài việc trình bày thành công những sáng tác của nhạc sĩ Bằng Giang, ông còn là đồng tác giả với bút danh Tú Nhi, qua các tác phẩm như Bài Ca Kỷ Niệm, Đêm Buồn Tỉnh Lẻ…

Nguyễn Thông - Tiếp quản hay giải phóng?

Hôm nay, ngày 10 tháng 10 (ngày chứ không phải mùng), cái ngày được nhà nước hiện thời và giới truyền thông của họ gọi là “ngày giải phóng thủ đô”. Ngày 10.10 xưa cũ ấy đã cách nay 70 năm, 10.10.1954, bộ đội vào tiếp quản thủ đô, sau cuộc kháng chiến 9 năm chống quân đội và bộ máy cai trị của Pháp.

Tôi là người kiệm nhời nhưng bướng bỉnh, những gì không đáng nói thì không lên tiếng, nhưng với cái nhố nhăng, sai trái thì không chịu được. Nói ra không phải để hả lòng mình, mà trước hết vì sự thật, vì sự tử tế của con người.

Thời lứa tôi đi học, ở trường cũng như trên báo chí truyền thông (hồi ấy đâu có nhiều, chỉ vài tờ báo do đảng và nhà nước quản lý, nhất là báo Nhân Dân và đài phát thanh, chưa có tivi-đài truyền hình), cứ nói tới sự kiện này, ngày 10.10.1954, chỉ có cách gọi duy nhất “ngày tiếp quản thủ đô”, “ngày tiếp quản Hà Nội”.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.10.2024


 

mercredi 9 octobre 2024

Nguyễn Thành Phong - Càng lắm người nhiều ma hơn

Hôm rồi, tại Hà Nội, người ta làm đám tang đưa tiễn nhà văn Nguyễn Khắc Trường về cõi. Mình ở xa, đành vái vọng và lẩn thẩn hồi nhớ về ông.

Nguyễn Khắc Trường nổi danh chỉ với một cuốn tiểu thuyết. Tên cuốn ấy, "Mảnh đất lắm người nhiều ma", và cụm từ về "người" và "ma" ấy, đã lột tả thần kỳ hiện thực cách đây hơn 30 năm.

Bây giờ hiện thực ấy vẫn đang tiếp diễn, còn khốc liệt hơn, càng lắm người nhiều ma hơn. Hiện thực đang tiếp diễn, nhưng nhà văn, bằng văn chương, đã cắt nghĩa đủ đầy căn nguyên từ lâu rồi. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khắc Trường chả cần in thêm một cuốn nào khác nữa. Đám tang chỉ là đưa tiễn thể phách ông thôi, vì với tác phẩm "Mảnh đất lắm người nhiều ma", ông đã vọt lên tới đỉnh cao, đã đến cõi một đời văn từ lâu rồi, người đời sẽ vẫn còn nhiều nhắc nhớ.