Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 47 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn mười ngày xưa!
Buồn cười ở chỗ báo chí cách mạng toàn đổ tại chiến tranh nên điện Kiến Trung bị phá hủy. Các báo chả dám nói thẳng là Việt Minh chủ động tiêu thổ kháng chiến. Giai đoạn tiêu thổ này diễn ra song song với giai đoạn 60 ngày đầu kháng chiến ở Hà Nội.
Huế hiện chỉ còn khoảng 40 % công trình kiến trúc, đa số bị phá hủy năm 47 bởi Việt Minh và năm Mậu Thân bởi một tháng chiến tranh. Quân Việt Cộng trú đóng trong các cung điện, nên Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công, năm đó phía cộng sản cũng có pháo kích. Phá năm 47 nhiều hơn năm Mậu Thân.
Toàn bộ các biệt thự Pháp ở Tam Đảo cũng bị tiêu thổ kháng chiến năm 47. Chỉ có nhà thờ là thoát, còn đến bây giờ. Đà Lạt có lẽ thoát tiêu thổ do Việt Minh không quản lý được?
Trong trường hợp cá nhân, cũng có sự trùng hợp thú vị. Đó là cụ Hoàng Đạo Thúy là người lãnh đạo việc tiêu thổ (tức là phá nhà). Thì con cháu ông lại thành các kiến trúc sư khá nổi tiếng là ông Hoàng Đạo Kính, và đặc biệt thú vị là cháu nội ông Thúy (con ông Kính) là kiến trúc sư Hoàng Đạo Cương, hiện là thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.
Ông Cương đi lên từ kiến trúc sư chuyên thiết kế bảo tồn di tích! Liệu có phải có sự trăng trối từ ông nội? Ông Kính thì có vai trò quản lý (chủ đầu tư) dự án trùng tu Nhà hát lớn.
Người ông phụ trách phá và con cháu phục dựng!
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 08.03.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.