vendredi 11 décembre 2020

Hoàng Hải Vân - Cuộc chiến tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ


Hôm qua (theo giờ Mỹ), bốn bang bị bang Texas kiện đã nộp văn bản phản hồi đúng thời gian theo yêu cầu của Tối cao Pháp viện.

Và như đã nói hôm qua, 18 bang đã nộp đơn hậu thuẫn bang Texas trong vụ kiện này, với tư cách chính họ cũng là những “bị hại”. Ngoài ra, chiến dịch của Tổng thống Trump cũng tuyên bố tham gia vụ kiện cùng với bang Texas với tư cách là người “có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”.

Về phía bên kia, đã có 22 bang “phe Dân chủ” đồng loạt nộp đơn ủng hộ các bang bị kiện, kêu gọi Tối cao pháp viện bác bỏ đơn kiện của bang Texas.

Thoạt nhìn vào số lượng các bang tham gia vụ kiện và phản đối vụ kiện thì thấy “phe Dân chủ” mạnh hơn. Cuộc chiến có vẻ như không cân sức, phía Cộng hòa dường như yếu thế.

Nhưng cần biết đây là một vụ kiện lên tòa án, mà là tòa tối cao liên bang, chứ không phải là cuộc đấu tranh chính trị lấy đông thắng ít. Tòa chỉ căn cứ cáo buộc của anh đi kiện bằng cách phán quyết cáo buộc của anh ta là đúng hay là sai, chứ tòa quan tâm gì đến mấy thằng chầu rìa của phía bị đơn.

Riêng mấy anh hậu thuẫn cho anh đi kiện thì hoàn toàn khác, mấy ảnh không phải đứng chầu rìa mà có thể biến thành một nguyên đơn (sự thật đã có 6 bang trong số 18 bang nói trên chính thức tham gia vụ kiện với tư cách là người "có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” rồi). Mấy thằng chầu rìa của “phe Dân chủ” không thể và không có lý do gì để biến thành một nguyên đơn. Bởi vậy cuộc chiến tại Tối cao Pháp viện hiện nay chỉ là cuộc chiến giữa 9 vị đại thẩm phán mà thôi.

Ai cũng biết trong 9 vị đại thẩm phán hiện nay có 6 vị do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm (gọi là thẩm phán “bảo thủ” hay hữu khuynh) và 3 vị do Tổng thống Dân chủ bổ nhiệm (gọi là thẩm phán “tự do” hay tả khuynh).

Tất nhiên họ có niềm tin đảng phái, nhưng mấy bác cha già lập quốc không muốn họ bị chi phối bởi những lợi lộc chính trị thiển cận nên áp dụng chế độ bổ nhiệm suốt đời (ở Mỹ thẩm phán mọi cấp đều được bổ nhiệm suốt đời). Cả 9 vị đều coi bản Hiến pháp Mỹ là “kinh thánh” của mình, nhưng do niềm tin đảng phái nên vẫn có nhiều sự giải thích khác nhau. Bởi vậy trong khi nghị án chắc chắn sẽ có tranh luận gay gắt.

Trở lại vấn đề vi hiến của 4 bang “chiến trường” Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin. Hiến pháp Mỹ quy định việc chọn đại cử tri như sau : “Theo thể thức do cơ quan lập pháp bang đó quy định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của bang đó tại Quốc hội liên bang. Nhưng không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức được chọn làm đại cử tri…” (khoản 1, điều 2).

Hiện nay luật các bang đều quy định việc chọn đại cử tri trên cơ sở lấy phiếu cử tri phổ thông giống như cử tri trực tiếp bầu tổng thống (chỉ giống như thôi, chứ không phải cử tri bầu trực tiếp tổng thống). Như vậy là chỉ có cơ quan lập pháp bang mới có quyền đưa ra thể thức và thay đổi thể thức bầu cử tổng thống (thực chất là thể thức lựa chọn đại cử tri).

Việc 4 bang “chiến trường” kia viện dẫn dịch bệnh để thay đổi thể thức bầu cử (cho phép bầu cử qua thư và nhận phiếu bầu qua thư sau thời gian bầu cử…) không phải bằng quyết định của cơ quan lập pháp mà bằng các sắc lệnh hành pháp và quyết định tư pháp, rõ ràng là vi hiến. Hành động vi hiến này đã mở đường cho tình trạng gian lận khủng khiếp (với đầy đủ các bằng chứng).

Nhưng tại sao cơ quan lập pháp của các bang kia không quyết định sự thay đổi để không vi hiến phải áp dụng lệnh hành pháp và quyết định tư pháp ? Đơn giản là cơ quan lập pháp của các bang này hiện do Đảng Cộng hòa chi phối, còn hành pháp và tư pháp thì do Đảng Dân chủ chi phối.

Hãy nhìn lại một án lệ mới nhất của Tối cao Pháp viện. Cách đây mấy tháng, thống đốc Gavin Newsom của bang California (thuộc đảng Dân Chủ) ra lệnh hạn chế ngặt nghèo các buổi lễ tôn giáo trong các nhà thờ trên toàn bang, mục đích của sự hạn chế này là nhằm phòng chống dịch Vũ Hán. Các nhà thờ đã kiện ra tòa, cáo buộc bang Cali hạn chế đi lễ nhưng lại không hạn chế các hoạt động thương mại, vi phạm Tu chính án thứ nhất về tự do tín ngưỡng. Tòa xử thống đốc bang California thắng kiện.

Mấy bác nhà thờ kiện lên Tối cao Pháp viện. Năm vị đại thẩm phán nói, dù cho chuyện gì xảy ra thì Hiến pháp (Tu chính án thứ nhất) cũng không được vi phạm, nên xử anh Cali thua kiện. Một phán quyết gần tương tự ở New York và án lệ đã được bang Texas nhắc tới trong đơn kiện của mình. Từ đó có thể thấy, sẽ có ít nhất 5 đại thẩm phán dù trời có sụp cũng quyết bảo vệ Hiến pháp.

Chúng ta chưa thể nói trước những điều chưa diễn ra. Hãy nhìn sự ung dung của ông Trump để thấy ông không chỉ quan tâm đến kết quả bầu cử. Sáng qua (giờ Mỹ), khi thức dậy ông liền tweet chúc mừng vương quốc Marocco thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel.

Marocco là quốc gia thứ tư (3 quốc gia trước là Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain và Sudan) trong khối Ả rập bình thường hóa quan hệ ngoại giao với quốc gia của người Do Thái, vốn là kẻ thù không đội trời chung của khối này từ gần 3/4 thế kỷ nay, đều do sự trung gian hòa giải của chính quyền Trump. Thành tựu hòa bình này của ông Trump chưa một tổng thống Mỹ nào trước đó làm nổi, và ngoài sức tưởng tượng của cộng đồng thế giới.

Chặn đứng sự ngang ngược của Triều Tiên, trừng phạt Iran để ngăn chặn từ trong trứng nước nguồn gốc chiến tranh trong khu vực, trừng phạt Trung Quốc để lấy lại tài sản cho người Mỹ và ngăn chặn mưu đồ bá quyền của nước này. Rút quân Mỹ ra khỏi các cuộc xung đột, thay vào đó bằng sự hỗ trợ các nỗ lực hòa bình, thiết lập nền tảng cho hòa bình bền vững ở Trung Đông và không khơi mào cuộc chiến tranh nào trên thế giới. Có thể nói Trump là vị tổng thống Mỹ cứu sống được nhiều người nhất trên hành tinh này. Thành tựu vĩ đại đó đã bị báo chí tả khuynh liên tục “dìm hàng”.

P/s : Các bạn yêu tự do chớ có coi thường sức mạnh của phái tả. Hãy nhìn vào Nam Hàn, khi phái tả nắm được truyền thông và lấy lòng được đám đông, họ đã tạo ra một sức mạnh kinh khủng, kích hoạt hàng triệu người xuống đường biểu tình và ngụy tạo các tài liệu tham nhũng để đẩy con gái cố tổng thống Park Chung Hee là nữ tổng thống Park Geun Hye vào tù.

Park Geun Hye là vị tổng thống theo chủ nghĩa tự do chân chính, cùng “hệ” với Reagan và Trump ở Mỹ, Thatcher ở Anh (bà Thatcher phải biến thành một người đàn bà thép mới không bị phái tả đánh đổ). Nhưng nước Mỹ không phải là Hàn Quốc !

HOÀNGHẢI VÂN 11.12.2020

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.