mercredi 2 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Trẻ vị thành niên, chuyện không đơn giản

Cô bảo đã nhắc nhở học sinh, học sinh thì bảo là đùa cợt. Nhưng xem video thấy mặt cô đắm đuối lắm, hơn vạn lời khai!

Vì là quen nhau từ trước nên chắc đôi này có tình cảm với nhau nên quen kiểu này rồi, mới chủ quan vậy. Đúng kiểu các đôi yêu nhau nhiều khi âu yếm nhau quá đà nơi công cộng.

Chênh 8 tuổi lái máy bay cũng OK thôi, chưa vợ chưa chồng thì không sao. Nhưng mà học sinh mới 15 tuổi, nếu bố mẹ học sinh biết mà tố cáo cô này nọ với trẻ vị thành niên là cũng dính án đó. Nhìn kiểu này là abc chán rồi mới tự nhiên vậy!

Hoàng Linh – « Từ chối hiểu »


Ngoài ngành làm sao biết được !

Ngành giáo dục của chúng ta rất đặc thù, người ngoài nhìn vào không hiểu được đâu.

Cô giáo dùng học sinh làm « con tin » để cưỡng đoạt laptop của phụ huynh.

Thay vì loại trừ ra khỏi ngành, thì quyết định thành lập tổ công tác để động viên cô giáo này.

Dương Quốc Chính - Bất động sản ngáo giá


Bất động sản Hà Nội đang ngáo giá. Lý do có lẽ chủ yếu là đang có ách tắc về pháp lý, đang điều chỉnh một số luật, nên các chủ đầu tư đều nằm chờ, không dám triển khai dự án mới. Những cái ra được đều là do chạy pháp lý từ trước.

Cung ít nên mấy anh có hàng kia mới nhân cơ hội thổi giá.

Vấn đề ách tắc này chỉ là tạm thời thôi, không thể tắc mãi được. Để đối phó với tình trạng ngáo giá này, người dùng cuối chỉ có cách duy nhất là tẩy chay. Như anh em vẫn hò hét tẩy chay các nhãn hàng gặp phốt vớ vẩn vừa rồi (kiểu The Coffee House ấy).

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 02.10.024

Tin sáng

1. "Người Việt chi gần 2.000 tỉ đồng mua iPhone 16, titan sa mạc 'cháy hàng'"- Nhà cháu hết sức nể ạ. À mà sao ông iPhone nói riêng, điện thoại nói chung, khi sản xuất không dán kính cường lực và ốp lưng luôn nhở, để người Việt về lại phải làm.

Nhà cháu từng không thèm ốp với dán, kết quả một lần rơi phải thay mặt iPhone. Hôm nọ thằng cu dán dạo bảo cháu dán cho chú loại tốt nhất, 200. Đúng ba hôm nó cứ nổ ở góc dù không rơi. Èo mẹ, làm gì nó?

2. "Thanh niên 22 tuổi mắc cùng lúc 4 loại vi khuẩn lây qua đường tình dục"- Ý văn học là, hãy kiểm tra định kỳ, không phải kiểm tra công cụ trực tiếp, mà phải làm các xét nghiệm kiểm tra bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, 12 tác nhân lây truyền qua đường tình dục và xét nghiệm HPV... vân vân.

Huỳnh Thị Tố Nga - Còn đâu « tôn sư trọng đạo »

 

Thời phong kiến, thầy dạy được xem như cha mẹ. Đã có thân phận là thầy trò, là phải có phép tắc, ranh giới rõ ràng.

Người học trò không được phép tơ tưởng tình ái đến thầy (sư phụ) của mình, hoặc ngược lại. Nếu xảy ra việc như vậy, sẽ bị xã hội lên án thậm chí xem như trọng tội.

Đến thời cận đại, dù xã hội đã cởi mở hơn, nhưng truyền thống này vẫn được giữ gìn, « nhất tự vi sư, bán tự vi sư » mang hàm ý như vậy. Không hẳn chỉ mang ý nghĩa phải biết tôn trọng, biết ơn người thầy dạy dỗ mình, mà phải xem thầy là người mình tôn kính, không được vô lễ.

Võ Xuân Sơn - Bất lực hay hư hỏng nặng ?


Tôi đã có bài viết về vụ cô giáo đòi phụ huynh phải góp tiền để cô mua laptop.

Rằng đó là những cá nhân lẻ tẻ, hành động không có tổ chức… sử dụng quyền lực để trấn lột người khác, nhưng vì quyền lực của chúng nhỏ nhoi, nên những đòi hỏi của chúng nó cũng vụn vặt.

Tuy nhiên, những vấn đề sau đó thì có vẻ không phải như vậy. Theo VTC, cô giáo này đã tỏ thái độ thách thức, gọi các phụ huynh là “đầu đường xó chợ”, “thứ gì đâu không”, “trở mặt như trở bánh tráng”… Giáo viên thì cũng người này người khác. Chuyện cô giáo ăn nói mất dạy, vô giáo dục cũng không phải là quá cá biệt, nhưng theo tôi, nó vẫn là chuyện lẻ tẻ.

Tạ Duy Anh - Nơi ấy không có nỗi sợ


Tôi biết tin anh Nguyễn Khắc Trường qua đời khi đang điều trị trong bệnh viện. Tôi từng có bài viết chân dung anh, có tên: "Ông anh Nguyễn Khắc Trường", được anh chọn là bài duy nhất khi đưa vào Tuyển tập cuối đời.

Anh bị ốm từ lâu và tôi cũng đã kịp thăm anh vài lần, lúc trong bệnh viện, lúc tại nhà riêng. Mỗi lần anh đều khen tôi giọng oang oang thế là còn sung sức lắm, rồi vỗ đùi cười ầm lên. Chỉ sau chưa đầy chục năm, chắc anh cũng không ngờ, giờ đây để viết vài dòng về anh, với tôi cũng vô cùng khó khăn.

Vĩnh biệt anh, tôi chỉ có thể nói ngắn gọn thế này: Nguyễn Khắc Trường là người mở ra một thay đổi rất quan trọng của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. 

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.10.2024


 

mardi 1 octobre 2024

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 01/10/2024

Có điều gì đang diễn ra trên chiến trường vậy?

Thế là hôm nay, deadline của Putox đặt ra đã hết. Chẳng cần chờ đến ngày này, chúng ta cũng biết thừa rằng… ngày mai không bao giờ đến.

Tuyệt đối không bao giờ nên coi chuyện này là bình thường, mà với Putox mỗi lần như vậy, cái sổ ghi tội vạ của bọn Oligarch lại thêm một dòng. Càng ngày, chúng càng nhìn lãnh tụ của chúng với cái nhìn khinh thường hơn, và điều khiến chúng chưa xử lý lão ta, chỉ là vấn đề chưa thỏa hiệp được với nhau mà thôi.

Phúc Lai – Giám đốc tình báo quân sự Ukraine Budanov có thể sớm bị thay thế

(Viết rất ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 30/09/2024)

1. Kyrylo Budanov có thể sớm rời khỏi vị trí giám đốc tình báo quân đội, vì các nguồn tin cho rằng căng thẳng với Chánh Văn phòng Tổng thống Andrii Yermak có thể là yếu tố chính dẫn đến khả năng ông bị sa thải.

Theo một nguồn tin của NV (New Voice of Ukraine) trong các cơ quan an ninh, Giám đốc Cục Tình báo Chính (HUR) của Bộ Quốc phòng Ukraine, Kyrylo Budanov, có thể sớm bị sa thải và người kế nhiệm ông có thể đã được chọn.

Bình luận về khả năng Kyrylo Budanov bị sa thải, nguồn tin cho biết, “Khả năng đó không bị loại trừ.”

Nguyễn Dân - Mộng tưởng cổ tích


Đa số truyện cổ tích thường có mô-týp này: Một người (thường là) xuất phát từ nghèo khổ, khó khăn sẽ trải qua các thử thách gian lao nhưng được vận may hay phép màu (ông bụt, bà tiên…) giúp đỡ và cuối cùng có được hạnh phúc.

Hạnh phúc thường là lấy được hoàng tử/ công chúa/ vua hoặc trở nên giàu có, xinh đẹp… Nhưng cho dù là kết thúc như thế nào thì cuối cùng chúng đều quy về một thứ: vật chất.

Bởi vì là, cổ tích là tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng, không thể trông chờ vào giai cấp thống trị nên đành gửi gắm vào các truyện cổ tích qua đó nói lên ước vọng, mộng tưởng của họ. Và bởi vì họ nghèo nên kết thúc truyện cổ tích sẽ thường là giàu có, sung sướng thông qua phép màu vận may.

Tiểu Vũ - Nhạc chế, có sao đâu

Bà Hằng thiếu gì tiền, thích nhạc thì tự viết lời một bài rồi thuê nhạc sĩ ký âm hòa âm phối khí hát chơi cho vui. Tội gì phải hát nhạc chế cho nó kém sang.

Có thể hiểu bà Hằng hát là để mua vui cho mọi người, qua đó khoe chút tài năng của mình (một dạng tâm lý vĩ cuồng của người thành đạt) chứ không có mục đích gì khác.

Chuyện ca hát của bà Hằng không đến độ như tờ báo Công Thương có một bài dài thòng đánh giá quy chụp các kiểu về phần lời chế mà bà Hằng đặt lại.

Dương Quốc Chính - Chị Hằng Đại Nam có vi phạm bản quyền tác giả ?

Có người bảo là chị Hằng vi phạm quyền tác giả, ở đây là việc chế lời (phái sinh) bài hát gốc.

Mình thì cho là không vi phạm, bởi vì bà ấy biểu diễn không nhằm mục đích thương mại. Chẳng khác gì chúng ta tự chế lời bài hát rồi hát karaoke hay hay ngoài quán nhậu với loa kéo, diễn ra mỗi ngày.

Trích: 3.3 Bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

Đặng Sơn Duân - Nhận diện hung thủ tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa


Hai tàu Trung Quốc tấn công các ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 29.09 là tàu Tam Sa Chấp Pháp 101 (Sansha Zhifa 101) và Tam Sa Chấp Pháp 301 (Sansha Zhifa 301).

Theo lời kể của các ngư dân bị tấn công được báo chí Việt Nam thuật lại chiều ngày 01.10, các tàu tấn công họ là hai tàu sắt mang số hiệu 301 và 101. Hai tàu này đã thả 3 ca nô truy đuổi tàu cá QNg 95739 TS vào sáng 29.9, khi tàu này đang neo tại vị trí có tọa độ 16 11'N /112 23'E ở quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, dữ liệu tàu biển cho thấy hai tàu Sansha Zhifa 101 và Sansha Zhifa 301 xuất hiện tại khu vực này vào sáng 29.09. Đây là các tàu thuộc Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình trạng khẩn cấp của cái gọi là thành phố Tam Sa.

Mai Bá Kiếm - Thuật « nói lái » từ bàn nhậu tới nghị trường


Người ta nói "Ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt", thì người nói lái cũng dễ quen miệng.

Tiếng Việt đơn âm, dễ nói lái, nó đi vào văn học dân gian trong câu đố, câu hò. Nó xuất hiện nơi nói chơi rồi lẻn vào nơi nghiêm túc.

Bà Sáu Vân (Lê Thị Vân - nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM) lúc còn làm chủ tịch quận Tân Bình, khi tiếp báo chí nhân ngày 21/6 đã nói "Thưa các đái bào" (báo đài).

Nguyễn Thông - Già

Hôm nay 1.10 là ngày Người cao tuổi quốc tế (International day of older persons) hằng năm, dịch nôm na là ngày của cụ già hết xí quách.

Đám già xứ ta, ngoài ngày này còn có thêm ngày 6.6 nữa, cho nó oách. Dứt khoát không chịu ngang bằng, cá mè một lứa với các nước khác, cứ phải hơn một tí mới đúng bản sắc.

Nhân ngày lễ trọng mà ọp ẹp run rẩy parkinson này, chép tặng các cụ đã già, sắp già hoặc chưa già (chỉ nói về tuổi thôi, chứ nhiều ông trẻ đầu óc còn già hơn... tuyên giáo) bài thơ của bác thi sĩ kính mến Trần Ngọc Thụ (đại thụ của đài Tiếng nói Việt Nam):

Nguyễn Đình Bổn - Động viên lộn địa chỉ rồi mấy ông bà ơi!

Tôi thực sự ngạc nhiên khi đọc được thông tin : Ban giám hiệu trường tiểu học Chương Dương đã thành lập tổ công tác gồm đại diện Phòng Giáo dục & Đào tạo quận 1, cấp ủy, ban giám hiệu trường, công đoàn trường, ban thanh tra nhân dân để tiếp xúc, động viên cô H. ngay trong tối 30/09!

Quá sai!

Chính các cháu bé chưa tròn 10 tuổi mới là đối tượng cần được động viên lúc này mấy ông à.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 01.10.2024

1. "Nâng dự toán làm đường lên 3,8 tỉ để rút ruột 1 tỉ: Chủ tịch xã bị khởi tố"- Tiên sư bố anh nhé, mới chủ tịch xã đã thế, thì..., thồi chả nghĩ nữa, quan lộ của anh đã hết, nhưng con người khác. Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ ấy ạ...

Cũng bắt, anh này to hơn tí: "Bắt tạm giam cựu chủ tịch UBND huyện Quảng Xương và cấp dưới".

2. Chuyện này mới rất vui ạ: "Gia Lai: Kiểm tra đột xuất cơ sở phòng khám Đại học Y Thành phố Hồ Chí Minh gặp bác sĩ dỏm đang khám chữa bệnh". Bố khỉ, ông bác sĩ này nhân thân như sau: Tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa, không có bằng cấp hành nghề y nhưng tự nhận mình là bác sĩ và tư vấn, khám bệnh cho khách hàng theo hướng dẫn của bà Lê Thị Thành –l à quản lý cơ sở.

Dương Quốc Chính - Đường sắt Bắc Nam

Từ đợt dịch đến giờ, Việt Nam đầu tư công rất mạnh, mình cho là thuộc loại mạnh nhất trong lịch sử hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điển hình là sân bay Long Thành, mạng lưới đường cao tốc, hạ tầng điện, cả nước đầu tư phát triển hạ tầng.

Từ lúc chớm dịch, mình đã viết một bài về kinh tế hậu dịch, dự báo thôi. Đại khái là sau dịch sẽ là suy trầm kinh tế và kiểu của Việt Nam sẽ là đẩy mạnh đầu tư công để vực dậy nền kinh tế, bài của Keynes thôi. Nhưng đa số cần lao không biết lý do đó, cứ thấy xây nhiều là hoan hỉ.

Cũng ở một số bài khác mình đã viết, nay nhắc lại thôi. Kinh tế Việt Nam mấy năm quá tương đối trì trệ, thấy rõ ở mảng tư nhân, còn GDP thì không thấy tụt, vì đầu tư công kia kéo lại. Kiểu chủ các cửa hàng ở Sài Gòn, Hà Nội trả lại mặt bằng...là minh chứng.

Nguyễn Thông - Đường sắt kiểu Nhật


Mấy hôm nay, trên tivi quốc doanh nhan nhản chương trình PR, lăng xê cho đường cao tốc.

Thú thực, tôi không náo nức tí nào với cái dự án đường sắt bắc nam cao tốc ấy. Vì sao?

Nghe bảo phải ít nhất 15 - 20 năm mới xong, lúc ấy có khi mình trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân rồi. Sống lâu mà buồn lo cũng chả khoái. Viết cái tút phây mà còn bị cấm lên gỡ xuống thì sống lâu chỉ mệt thân.