Trung Quốc cho
tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính -Vũng Mây, thuộc
hải phận kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive - 200 hải lý tính từ
đường cơ bản) của Việt Nam, liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư.
Bãi này Trung
Quốc đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159
trên “bản đồ dầu khí” của Việt Nam. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, Trung
Quốc cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích
Nam Côn Sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên
nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP - Hoa Nam Buổi Sáng) cho biết là Việt Nam
tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1.
Nếu vấn đề “Vạn
An Bắc” Trung Quốc đã gây sự từ năm 1992, thì vụ quấy rối lô 6.1 chỉ mới đây.
Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát
triển) từ năm 2013 với ba mỏ Lan Tây, Lan đỏ và 5.3. Trước đó lô 6.1 do BP khai
thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của Trung Quốc).
Lô 6.1 nằm
ngoài khu vực Vạn An Bắc, thuộc bãi trầm tích Nam Côn Sơn. Theo tin tức từ BBC
(24 tháng 8 năm 2017) thì lô 6.1 cũng có mặt của Ấn Độ với tỉ lệ đầu tư là 45%.
Lô 6.1 hoàn toàn nằm trong thềm lục địa tự nhiên (và pháp lý) của Việt Nam.
Ngay cả khi đặt
giả thuyết đảo Côn Sơn không đủ tiêu chuẩn “đảo” theo điều 121 UNCLOS và Hòn
Hải (thuộc cụm đảo Phú Quý) không có tiêu chuẩn để lấy làm “điểm cơ bản”, thì
lô 6.1 vẫn nằm trong vòng 200 hải lý, tính từ bờ biển Việt Nam (Trà Vinh hay
Phan Thiết). Ghi lại các chi tiết này để thấy mọi yêu sách của Trung Quốc chống
lại Việt Nam tại lô 6.1 là ngang ngược, phi lý.
Trung Quốc có ý
đồ gì qua các hành động này?
Thứ nhứt, Trung
Quốc muốn thăm dò thái độ của lãnh đạo Việt Nam. Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng “nghỉ bệnh” từ đầu tháng Năm, tạo ra một “khoảng trống quyền
lực” trong hệ thống quyền lực đảng và nhà nước Việt Nam.
Trung Quốc cho
tàu thăm dò địa chấn ở bãi trầm tích Tư Chính (và tàu hải cảnh cản trở việc
khai thác ở lô 6.1) trong lúc bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội đang có
chuyến thăm viếng chính thức Bắc Kinh. Bà Ngân được cho là có khả năng thay thế
ông Trọng ở ghế Chủ tịch nước. Cho đến khi chuyến thăm viếng kết thúc, ngoài
“tuyên bố chung” nội dung cho thấy bà Ngân ưu tư đến “đại cục” và “sự lãnh đạo
lâu dài và bền vững của đảng”. Ta không thấy lời nào của bà Ngân về việc Trung
Quốc xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Trong nước thì
ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ thái độ im lặng, có lẽ để “giữ đại cục”, mặc
dầu ông là người được cho là ứng cử viên sáng giá chức tổng bí thư thay thế ông
Trọng. Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuy có chậm trễ một chút, nhưng cũng đã làm tất
cả những gì có thể làm được, như phát ngôn nhân liên tục lên tiếng phản đối,
gởi công hàm đồng thời yêu cầu các quốc gia quan tâm đến hành vi ngang ngược,
gây hấn của Trung Quốc.
Qua các phản
ứng này Trung Quốc có thể “giản lược” để thấy đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong
đội ngũ những người tự cho là “vừa đồng chí vừa là anh em” với đảng Cộng sản
Trung Quốc.
Thứ hai, ý đồ
của Tập Cận Bình khẳng định sự hữu dụng của việc xây dựng 7 đảo nhân tạo. Những
chiếc tàu hải cảnh quấy rối Việt Nam đều có ghé qua các đảo Chữ Thập và Xubi để
lấy nhiên liệu.
Tờ SCMP (Hoa
Nam Buổi Sáng) hôm đầu tháng có bài viết nội dung trích dẫn ý kiến của khoa học
gia Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đã không nghiên cứu kỹ về địa chất và thời
tiết khi xây dựng các đảo nhân tạo. Kiến trúc bằng bê-tông ở các đảo này bị hư
hỏng sau ba năm (do tia tử ngoại) và khí tài bằng kim khí bị rỉ sét (vì nước
biển) sau một năm. Riêng năm 2014 Trung Quốc đã phải chi phí 300 tỉ đô la,
tương đương 3% GDP cho việc bảo trì gây ra từ việc rỉ sét (tàu bè, súng đạn,
máy móc…).
Nếu các con số
này là “sự thật” thì chi phí bảo trì cho các đảo nhân tạo cực kỳ lớn. Các đảo
thay vì là các “tiền đồn trên biển” của Trung Quốc nhằm mục đích khẳng định chủ
quyền thì trở thành những “cục nợ” mà Tập Cận Bình là thủ phạm.
Điều này khiến
cho các hành vi quấy rối Việt Nam của Trung Quốc sẽ trở nên lâu dài và thường
xuyên. Tập Cận Bình không chỉ muốn chứng minh cho phe chống đối thấy rằng các
đảo nhân tạo hỗ trợ đắc lực cho tàu hải cảnh cản trở công tác khai thác ở lô
6.1, hay các tàu thăm dò địa chấn ở bãi trầm tích Tư Chính (như đã thấy). Mà về
lâu về dài, các vị trí quân sự đóng ở các đảo này sẽ can thiệp nhanh chóng để
bảo vệ (trong tương lai) các giàn khoan của Trung Quốc hoạt động trong khu vực.
Thứ ba, hoạt
động quấy rối lô 6.1 và thăm dò địa chấn bãi Tư Chính xảy ra sau khi quân lực
Trung Quốc tập trận bằng đạn thật vào tháng Sáu ở vùng biển bắc Trường Sa. Tin
từ các nguồn nước ngoài cho biết Trung Quốc đã phóng thành công loại hỏa tiễn
“chống tiếp cận, chống hạm” đời mới, từ các đảo nhân tạo mới xây dựng. Sau đó Trung Quốc đính chính
rằng các hỏa tiễn được phóng từ đất liền.
Tuần rồi lại có
tin tức 24 chiến đấu cơ Su-35 của Trung Quốc đưa thêm về Trạm Giang, một căn cứ
thuộc Quảng Đông phụ trách Biển Đông. Đội Su-35 này đã hoạt động thực tập “phối
hợp chiến đấu” với các lực lượng trên bộ, dưới biển ở Biển Đông. Báo chí cũng
đưa tin Nga chuẩn bị hoàn tất việc chuyển giao trung đoàn phòng không S 400 thứ
hai cho Trung Quốc.
Các việc này
xảy ra đối xứng với tình hình căng thẳng địa chiến lược ở vịnh Ba Tư (nay được
gọi với tên chung chung là vùng Vịnh).
Tháng Năm năm
2018 Tổng thống (TT) Trump đơn phương rút khỏi Thỏa ước Vienne về giới hạn sản
xuất chất phân nhân dùng cho quân sự, ký kết năm 2013 giữa Iran với năm đại
cường Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức (và EU). Theo đó Iran cam kết giới
hạn “làm giàu” chất uranium dưới 3,5% nhằm phục vụ cho năng lượng nguyên tử dân
sự (phẩm chất uranium phục vụ cho quân sự tinh luyện trên 90%).
Sau một tuyên
bố của thủ tướng Do Thái ông Netanyau vào đầu tháng Năm, Iran không tôn trọng
thỏa ước. TT Trump đơn phương rút khỏi thỏa ước cuối tháng, mặc dầu nhân viên
thuộc Ủy ban quốc tế kiểm soát năng lượng nguyên tử thuộc Liên Hiệp Quốc không
tìm ra chứng cớ nào. TT Trump đơn phương “cấm vận” khắt khe Iran trên các vấn
đề xuất khẩu dầu hỏa và việc sử dụng đồng tiền đô la. Hành vi này được xem là
có mục đích “làm khó” Trung Quốc. 30% năng lượng của Trung Quốc đến từ khu vực
vùng Vịnh.
Trung Quốc qua
các việc làm căng thẳng eo biển Đài Loan và khuấy động việc tranh chấp tài
nguyên với Việt Nam dĩ nhiên có mục đính gia tăng áp lực địa chiến lược lên Mỹ
để đối trọng với căng thẳng Mỹ-Iran. Trung Quốc muốn thăm dò phản ứng của Mỹ để
biết quyết tâm chiến lược của Mỹ như thế nào (ở hai điểm nóng) để có thái độ
thích ứng với cuộc thương chiến Mỹ-Trung Quốc.
Sơ kết lại, với
tình hình TT Trump chủ trương “cô lập chủ nghĩa”, không muốn can dự vào những
tranh chấp về chiến lược, mà chỉ muốn “làm kinh tế”. Ta thấy có khả năng Trung
Quốc cho kéo dài việc quấy rối, mục đích để chứng minh quyết định xây dựng 7
đảo nhân tạo của Tập Cận Bình là hữu dụng. Ta không loại trừ Trung Quốc sẽ sớm
cho giàn khoan khai thác các vùng trầm tích này (bãi trầm tích Tư Chính và lô
6.1).
Ta cũng không
loại trừ khả năng Trung Quốc ra tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên
Biển Đông. Việc phóng thành công hỏa tiễn “chống hạm, chống tiếp cận” và các
“trung đoàn phòng không S400” sẽ răn đe mọi lực lượng không quân, hải quân của
Mỹ (và Anh, Pháp, Ấn, Úc, Nhật…) lai vãng trên Biển Đông.
Ta cũng không
loại trừ, nếu TT Trump, vì các yêu cầu của Do Thái và bị chỉ trích thụ động, có
thể thay đổi ý định và tấn công Iran. Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan và các
đảo của Việt Nam ở Trường Sa.
TRƯƠNG NHÂNTUẤN 27.07.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.