Đường đi của tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong hai ngày 16 và 17/07/2019, do GS Ryan Martinson ghi nhận. |
Giặc lại đến nhà...
(Reuters 17/07/2019) Các tàu Việt Nam và Trung Quốc từ
nhiều tuần qua đang gờm nhau tại một lô dầu ngoài khơi vùng biển tranh chấp ở
Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai think-tank tại
Washington hôm nay 17/07/2019 cho biết như trên.
« Đường lưỡi bò » bao trùm phần lớn Biển Đông mà
Trung Quốc yêu sách chủ quyền, kể cả một phần lớn thềm lục địa Việt Nam, nơi có
các lô dầu khí được khai thác.
Hải Dương Địa Chất 8, một tàu của Cục điều tra địa chất
Trung Quốc (CGS) hôm thứ Hai 15/7 đã hoàn tất chuyến nghiên cứu 12 ngày gần
quần đảo Trường Sa, theo như hai báo cáo khác nhau của Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược Quốc tế (CSIS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Hiện đại (C4ADS).
Một trong số các lô dầu được Việt Nam nghiên cứu và nhượng
quyền cho công ty Tây Ban Nha Repsol (REP.MC), năm ngoái và năm 2017 đành phải
ngưng hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, dưới sức ép của Trung Quốc.
Trong khi Hải Dương Địa Chất 8 khảo sát, chín tàu Việt Nam
theo sát gót. Chiếc tàu Trung Quốc được ba chiến hạm của tuần duyên Trung Quốc
hộ tống – theo các dữ liệu của Winward Maritime được C4ADS thu thập.
Vài ngày trước đó, trong một sự cố khác, tàu Haijing 35111
của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS nhằm « đầy đe dọa » đối với các tàu
Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn
quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam,
ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam.
Lô dầu này nằm tại « đường 9 đoạn » do Trung Quốc
vẽ ra để nhập nhằng yêu sách chủ quyền. Năm ngoái, Reuters đã độc quyền đưa tin
Rosneft Vietnam BV, một đơn vị của Rosneft lo ngại rằng việc khoan dầu ở lô
06.1 làm Trung Quốc tức giận.
Báo cáo của CSIS cho biết : « Hôm 2/7, các tàu đang rời giàn khoan Hakyryu-5 thì chiếc 35111
lao vào giữa các tàu này với tốc độ rất nhanh, chỉ cách mỗi tàu có 100 mét và
cách không đầy nửa hải lý đối với giàn khoan ». Hôm nay, thứ Tư, vẫn
chưa rõ là các tàu Trung Quốc có tiếp tục khiêu khích giàn khoan của Rosneft
hay không.
Năm 2014, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng lên
mức độ cao nhất kể từ nhiều thập niên, khi một giàn khoan Trung Quốc bắt đầu
khoan tại vùng biển Việt Nam. Sự kiện này gây ra các vụ tàu của hai bên tông
vào nhau, và cuộc nổi dậy chống Trung Quốc tại Việt Nam.
« Sẵn sàng chiến
đấu »
Trả lời các thông tin về vụ đối đầu trong tháng này, mà mạng
xã hội là nơi đưa tin đầu tiên, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh
Sảng hôm 12/7 nói rằng quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông là « rõ ràng và nhất quán ». « Trung
Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải trên Biển Đông, đồng thời tiếp
tục giải quyết tranh chấp với các nước liên quan thông qua thương lượng và tham
vấn » - Cảnh Sảng nói, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Hôm qua 16/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tuyên bố về « những diễn biến gần đây » ở
Biển Đông, tuy không nói rõ những diễn biến ấy là gì. Phát ngôn viên Lê Thị Thu
Hằng tuyên bố : « Mọi hoạt động
của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều
vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế ».
Tuyên bố không xác nhận cũng không nói gì thêm về vụ đối đầu
trên biển.
Cả Rosneft lẫn Repsol đều chưa trả lời các câu hỏi của
Reuters gởi qua email.
Trong tuyên bố mới nhất hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại
giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhìn nhận có sự cố với Việt Nam. Cảnh Sảng nói trong
cuộc họp báo : « Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam nghiêm túc tôn trọng
chủ quyền, các quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở vùng biển liên quan, và
không có biện pháp nào làm phức tạp thêm tình hình ».
Hôm 11/7, lúc tàu Trung Quốc đang khảo sát gần các lô dầu,
thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt
Nam ở Hà Nội. Báo chí nhà nước không nói về sự kiện trên biển, nhưng đăng cảnh
ông Phúc nói chuyện với các thủy thủ trên tàu, qua một link video. Ông Nguyễn
Xuân Phúc yêu cầu cảnh sát biển « luôn
cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu », đối phó với những « diễn biến bất ngờ » - theo
thông cáo trên trang web của Cảnh sát biển Việt Nam.
Cùng ngày, chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân gặp
gỡ đồng nhiệm Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) tại Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã. Hãng
tin Trung Quốc nói cả hai thỏa thuận « cùng
bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.