Cháy rừng thông ở núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. |
Thấy ngứa thì
viết cho đã ngứa. Về chuyện rừng Ngàn Hống cháy.
Không ít người,
trong đó có hàng giáo sư tiến sĩ, viết mỉa mai: Sao rừng miền Trung cháy mà các
Sao không khóc, lại đi khóc Nhà thờ Đức Bà Paris?
Lãng nhách! Hạng
dân đen vô học viết ra câu ấy không chấp. Nhưng hàng giáo sư tiến sĩ mà viết
câu ấy thì đẳng cấp thấp hơn váy của các sao khoe hàng.
Nhà thờ Đức Bà
Paris hay thậm chí rừng Tây Ban Nha cháy là đáng khóc. Bởi Nhà thờ Đức Bà là di
sản văn hóa nhân loại, rừng Tây Ban Nha là rừng nguyên sinh, tất cả đều được
người ta bảo tồn gìn giữ hàng ngàn năm. Bao nhiêu công sức người ta bỏ ra để
bảo tồn từng milimet. Di sản người ta quý trọng như vậy mà rủi ro bị tàn phá
thì đáng khóc, dù tôi chẳng ưa gì cái trò khóc lóc của các sao.
Nhưng rừng Việt
Nam hay thậm chí một công trình di sản nào đó của Việt Nam mà bị cháy hay tàn
phá thì theo tôi, nên chửi hơn là khóc!
Vì sao? Vì người
Việt có quý trọng những thứ ấy đâu mà khóc?
Nếu có ai đó khóc
thật lòng lúc này, tôi cho rằng, đó chỉ là nước mắt muộn màng. Sao không khóc
ngay từ khi rừng bị chặt phá, cạo trọc? Có thông tin hàng ngày người ta vẫn cho
nổ mìn khai thác đá làm tan hoang Ngàn Hống linh thiêng, nhưng mọi người vẫn
làm ngơ. Đến bây giờ rừng cháy thì sao không truy ra hay chửi đứa nào gây cháy
mà... kêu gọi mọi người cùng khóc?
Một lần lên
Google Earth, soi xuống dãy Trường Sơn, thấy bên Tây xanh mượt, bên Đông bị cạo
đến trọc đầu mà ruột đau như cắt. Tôi và nhiều người chia sẻ để kêu gọi bảo vệ
rừng, chẳng thấy ma nào khóc. Giáo sư tiến sĩ thì chỉ biết suốt ngày khoe danh,
khoe chữ, khoe hình, khoe vợ con, nhà cửa... Với họ, cái gì không ảnh hưởng đến
tao thì mặc kệ chúng nó. Nay không hiểu sao nước mắt của họ lại tuôn như suối.
Hay là họ nghĩ nước mắt dạt dào của họ đủ chữa được biển lửa khủng khiếp kia?
Cách đây gần 10
năm, tôi về quê thọ tang bố, phát hiện rừng quê tôi bị cạo trọc đầu. Mấy con
suối hợp lưu cho cái đập lớn nhất vùng khô cạn kiệt. Tôi gọi các nhà báo về
viết bài. Cán bộ xã huyện quắn đít lên tìm cách đối phó. Em tôi kể sau khi tôi
về lại thành phố thì bọn quan xã họp chỉ trích tôi ăn học mà ngu ngốc. Tôi hỏi
ngu ngốc thế nào? Em tôi nói, họ bảo anh cho báo viết bài như vậy là phá hoại.
Theo họ nhờ phá rừng mới mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương! Đấy, có đáng
khóc không?
Nhà văn Nguyên
Ngọc từng nói, từ khi có kiểm lâm, rừng bị tàn phá đồng loạt. Vì sao thì hỏi
kiểm lâm.
Người dân ngàn
đời nay coi rừng là sinh mệnh của mình. Mỗi cái cây cổ thụ là linh thiêng nên
lo bảo tồn gìn giữ. Nay những cái cây cổ thụ ấy bị xẻ thịt để xây lâu đài biệt
phủ cho quan. Trong khi dân thì thấy vậy cũng thi nhau phá rừng. Đáng khóc hay
đáng chửi?
Có may miệng tôi
lại, tôi vẫn chửi thay vì khóc!
Tự nhiên vô tri
vô giác, nhưng tự nhiên rất công bằng. Con người gây tội ác với tự nhiên ắt
phải trả giá. Mà cái giá phải trả không chỉ là sinh mệnh hiện thời mà còn là
sinh mệnh của nhiều thế hệ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.