Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố. |
Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các
tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát
Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập
vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng
hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo
đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam
đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi
ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việc
37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều
nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở
phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".
Đến cuối giờ
chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết
chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic
cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải
Dương Địa Chất 8.
Hai tàu Việt Nam đang bám đuổi chặn đường nhóm
tàu Hải Dương Địa Chất 8, được cho là trong đó có tàu khu trục Quang
Trung thuộc lớp Gepard của Hải quân Việt Nam. Con tàu đã rời vịnh Cam
Ranh từ ngày 15/8.
Theo
một nguồn tin chưa được kiểm chứng, chân đế giàn khoan khổng lồ của dự
án Sao Vàng – Đại Nguyệt hôm nay đã được Việt Nam đặt xong tại khu vực
bãi Tư Chính. Dự án này có nhà điều hành là tập đoàn Idemitsui Oil &
Gas Co.Ltd.
Giáo sư Carl Thayer trong bài viết ngày 17/8 mang tựa đề « Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính »
nhận định, việc Bắc Kinh đưa nhóm tàu vào, rút đi rồi lại xâm nhập vùng
đặc quyền kinh tế Việt Nam ; nhằm ép Hà Nội chấm dứt hợp tác với
Rosneft, và tiếp đến buộc Việt Nam phải cùng khai thác với Trung Quốc.
Liệu
việc quấy nhiễu này là nhằm tạo tiền lệ ? Theo giáo sư Thayer, Trung
Quốc đã quấy phá các quốc gia ven biển Đông Nam Á từ 12 năm qua, nên đây
không phải là sự kiện mới. Điều quan trọng và việc quấy nhiễu tiếp tục
diễn ra sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 khẳng định
đường lưỡi bò tự vẽ của Trung Quốc là vô căn cứ. Tuy phán quyết có giá
trị ngay lập tức, nhưng Trung Quốc từ chối chấp hành, tạo ra tiền lệ vi
phạm EEZ của các quốc gia khác mà không hề gánh lấy hậu quả nào.
Giáo
sư Carl Thayer cho rằng, ngoài việc tiếp tục phản đối, Việt Nam không
thể dùng vũ lực để giải quyết, cũng không thể dựa vào ASEAN. Chẳng hạn
Kuala Lumpur vẫn im lặng khi hải cảnh Trung Quốc hiện diện thường xuyên ở
cụm bãi cạn Luconia và tàu khảo sát Trung Quốc đi vào EEZ của Malaysia.
Hoa Kỳ tuy lên tiếng mạnh mẽ trong vụ Tư Chính nhưng cũng không thể can
thiệp.
Tuy nhiên Việt Nam có thể vận động hành lang để Ủy ban
Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt các hành động trên
Biển Đông và Biển Hoa Đông năm 2019. Một khả năng khác là kiện lên tòa
quốc tế theo UNCLOS, nhưng trước hết Việt Nam phải chứng minh được là đã
vận dụng hết mọi cách, từ chính trị cho đến ngoại giao, để cố giải
quyết vấn đề với Trung Quốc. Cũng theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh vẫn sẽ
làm ngơ trước mọi phán quyết, nhưng đây là cơ sở luật pháp để các đồng
minh và đối tác có thể can dự - một điều chỉ có thể diễn ra một khi Việt
Nam xích lại gần hơn với Hoa Kỳ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.