Giặc Tàu trên Đá Chữ Thập chiếm đoạt của Việt Nam. |
Trước những nỗ
lực không ngừng nghỉ của những người Việt Nam yêu quốc gia dân tộc, trong cũng
như ngoài nước, vài năm trở lại đây việc “tưởng
niệm” cuộc hải chiến Hoàng Sa đồng thời vinh danh 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng
Hòa (VNCH) anh hùng vị quốc vong thân, dường như đã trở thành một “thủ tục”.
Mặc đầu chỉ mới
là “thủ tục không chính thức”, nhưng
phải nhìn nhận đó là một sự nhượng bộ rất lớn của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam (CSVN).
Đông đảo tầng lớp trí thức, cán bộ, đảng viên, tướng lãnh… xuất thân từ “bên thắng cuộc” hưởng ứng buổi lễ tưởng
niệm đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN, dầu thân thiện (hay lệ thuộc) với Trung
Quốc như thế nào, cũng không thể nghiêm cấm, bắt bớ, phá rối… không cho mọi
người tụ tập như vài năm về trước.
Ý chí của số đông
thể hiện sức mạnh. Nhứt là “ý chí”
này thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, nêu cao truyền thống chống ngoại xâm của
dân tộc. Nhưng công việc này không thể ngừng ở đó. Không phải mỗi năm mọi người
tham gia làm lễ tưởng niệm thì vấn đề Hoàng Sa xem như “hoàn tất”.
Các cuộc tưởng
niệm, các bài báo viết ra… dầu đề cao tinh thần chiến đấu, anh dũng hy sinh của
các chiến sĩ VNCH đến cách nào, cũng không thể xem đó như là việc “khẳng định chủ quyền Hoàng Sa” của quốc
gia Việt Nam. Bởi vì những vấn đề liên quan đến “chủ quyền lãnh thổ” tuy thuộc về toàn dân. Nhưng việc tưởng niệm
chỉ có giá trị pháp lý, nếu và chỉ nếu, các cuộc tổ chức này do các cơ quan có
thẩm quyền quốc gia đứng ra tổ chức.
Vấn đề “chủ quyền” quần đảo Hoàng Sa cực kỳ
quan trọng. Giá trị các hòn đảo, không
phải là “đảo chim ỉa” như ông Hồ đã từng nói. Từ Thế chiến Thứ II, giá trị
“chiến lược” các đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) đã được chứng minh. Quan điểm
này đến nay không thay đổi. Ai nắm được Hoàng Sa và Trường Sa kiểm soát cả Biển
Đông, đồng thời chế ngự các nước chung quanh. Ngoài ra hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa còn có tiềm năng về kinh tế cực kỳ lớn lao.
Quốc gia có chủ
quyền các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) còn có “quyền độc quyền - droit exclusive” khai thác kinh tế trong “vùng biển” phụ thuộc các đảo Hoàng Sa
(và Trường Sa). Thuật ngữ pháp lý gọi đó là vùng biển “kinh tế độc quyền” (Zone Economique Exclusive-ZEE), có thể mở rộng
ra đến 200 hải lý, tính từ “bờ”, hay
đường cơ bản của quần đảo.
Quốc gia có chủ
quyền các đảo này vì vậy được hưởng quyền độc quyền khai thác tài nguyên thuộc
về thềm lục địa, cũng như trong cột nước (tôm cá), xây dựng các kiến trúc nhân
tạo… trên mặt nước, giới hạn trong vùng biển này.
Diện tích vùng
biển ZEE các đảo Hoàng Sa có thể từ vài chục ngàn cây số vuông, lên đến vài
trăm ngàn, thậm chí hàng triệu cây số vuông.
Điều này phụ
thuộc, thứ nhứt, vào “tư cách pháp lý” của
các thực thể địa lý cấu thành “quần đảo
Hoàng Sa”. Nếu các thực thể địa lý này được nhìn nhận là “đảo”, vùng ZEE của mỗi đảo có thể mở
rộng đến 200 hải lý, tính từ đường cơ bản của đảo (hay của quần đảo).
Thứ hai, phụ
thuộc vào “tương quan sức mạnh” của
các bên yêu sách.
Nếu các đảo Hoàng
Sa vẫn còn thuộc chủ quyền của Việt Nam, vùng ZEE của quần đảo này sẽ tạo ra
một vùng biển “chồng lấn” rất lớn với
vùng ZEE sinh ra từ lục địa (hay đảo Hải Nam) của Trung Quốc. Dĩ nhiên, Trung
Quốc sẽ không chấp nhận cho các “thực thể
địa lý” Hoàng Sa có hiệu lực như là “đảo”.
Bằng “áp lực” của họ, về kinh tế và
quân sự, Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam nhìn nhận các “thực thể địa lý” ở Hoàng Sa chỉ là “đá”. Vùng biển tương ứng chung quanh gọi, là “lãnh hải”, là 12 hải lý theo qui định theo quốc tế công pháp.
Nhưng nếu chủ
quyền Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc, như thực tế từ 43 năm nay, với “tương quan lực lượng” áp đảo, không
tính quân sự, Trung Quốc chỉ cần gây áp lực trên những vấn đề kinh tế, văn hóa,
chính trị… như hiện thời, Việt Nam sẽ phải chấp nhận các “thực thể địa lý Hoàng Sa” là các đảo, kể cả đảo Tri Tôn, có hiệu lực
vùng ZEE 200 hải lý. Đường “chữ U chín
đoạn” (còn gọi là đường lưỡi bò) của Trung Quốc mặc nhiên được Việt Nam
nhìn nhận.
Điều này xảy ra Việt
Nam có thể mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển. Một mặt, vùng biển của các đảo
Hoàng Sa, lý ra là của Việt Nam. Mặt khác, vùng chồng lấn ZEE giữa ZEE của Hoàng
Sa với ZEE thềm lục địa của Việt Nam, tính từ bờ.
Nói ra những chi
tiết “kỹ thuật” này để nhấn mạnh cho mọi
người thấy là vấn đề Hoàng Sa (và Trường Sa) là hết sức quan trọng, vừa về kinh
tế, vừa về an ninh chiến lược. Mà việc “tưởng
niệm” hàng năm chỉ nghiêng về mặt “biểu
tượng”, về “lịch sử”, không có
giá trị pháp lý.
Việc này thể hiện
tình ở bề ngoài tình “đoàn kết” của
dân tộc, nhưng chỉ có hiệu lực “tâm lý”,
tuyên truyền.
Thực chất là
Hoàng Sa đang ở trong tay Trung Quốc. Trong khi Trường Sa, một số thực thể địa
lý ở đây đã bị Trung Quốc chiếm (trên tay Việt Nam) từ năm 1988. Vụ Trung Quốc đe
dọa khiến Việt Nam rút giàn khoan ở lô 136-03 ở phía tây-nam Trường Sa cho ta
thấy đe dọa chiếm lĩnh Trường Sa cùng toàn thể Biển Đông của Trung Quốc rất là
lớn.
Thể hiện tình “đoàn kết dân tộc”, như cái cách đã
thấy, không hề có giá trị “kế thừa”
di sản pháp lý của VNCH. Ở Hoàng Sa là “danh
nghĩa chủ quyền”.
Biết bao lần tôi
đặt câu hỏi : Làm thế nào nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) “kế thừa” Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa
?
Việt Nam hôm nay
không thể “kế thừa” cái mà VNCH đã “mất”, không còn nữa. Trung Quốc đã
chiếm Hoàng Sa trên tay VNCH trước khi miền Bắc “giải phóng” miền Nam.
Vả lại, trong thủ
tục kế thừa, những câu hỏi nhức nhối từ phía các học giả, chuyên gia về quốc tế
công pháp… đặt ra cho Việt Nam.
Trường hợp học
giả Joële Nguyên Duy-Tân, người hết lòng với Việt Nam về vấn đề chủ quyền Hoàng
Sa và Trường Sa. Bà đặt câu hỏi (nội dung đại khái) : Làm thế nào mấy anh có
thể kế thừa ở thực thể mà anh không nhìn nhận ?
Tức là, ngay ở
những học giả nước ngoài có lập trường thân với Việt Nam, họ cũng hoài nghi về
việc “kế thừa di sản” VNCH. Huống chi
các học giả Trung Quốc, họ nói, họ viết “trong
ruột” nhà cầm quyền Hà nội.
Từ nhiều năm nay
tôi hô hào việc “hòa giải dân tộc”, xem
đó như là một “điều kiện” không thể
thiếu để “kế thừa” danh nghĩa chủ
quyền của VNCH tại Hoàng Sa. Sau này tôi đổi thành “hòa giải quốc gia”, vì việc “hòa
giải dân tộc” để “kế thừa” dễ ngộ
nhận với việc “hòa hợp hòa giải dân tộc”,
một “vấn đề chính trị”.
Nhưng vấn đề khó
khăn hiện nay của Việt Nam ở Hoàng Sa (và Trường Sa) không chỉ đơn thuần ở vấn
đề “kế thừa” VNCH.
Quốc gia tên gọi
Cộng hòa XHCN Việt Nam hôm nay là quốc gia “tiếp
nối” của thực thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Trên quân điểm pháp
lý quốc tế, nước CHXHCNVN có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực thi những kết ước
mà VNDCCH đã ký kết với các quốc gia khác trong quá khứ.
Như vậy nước
CHXHCNVN hôm nay phải có nghĩa vụ tôn trọng “công
hàm 1958” của Phạm Văn Đồng, theo đó VNDCCH nhìn nhận yêu sách vùng lãnh
hải 12 hải lý cũng như yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường
Sa.
Để hóa giải các
hứa hẹn này, khiến Việt Nam bị vướng "Estoppel"
hay “Acquiescement” nếu vụ việc được đưa ra tòa quốc tế phân xử, tôi đã đề
nghị lý thuyết “quốc gia chưa hoàn tất”. Theo
đó VNDCCH và VNCH chỉ là “các bên”
thuộc về một quốc gia “duy nhứt” là Việt
Nam. Tương tự Nam, Bắc Hàn; Đông, Tây Đức… Điều này tôi có đề cập trong lá thư
gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đặt
trên thềm lục địa của Việt Nam, tháng Năm năm 2014.
Ý kiến của tôi
được các “học giả” Việt Nam mượn lại.
Tuy có “chế biến” để khác đi, dầu sao
cũng là điều mừng, nếu mục đích nhằm phục vụ cho quyền lợi của đất nước và dân
tộc Việt Nam.
Nhưng điều lo
ngại, như “thông lệ”, những gì tuy có
lợi cho đất nước, cho dân tộc, nhưng “có
hại” cho quyền lợi của đảng, thì vấn đề sẽ khác đi.
Khi tôi làm
nghiên cứu, viết về “biên giới, lãnh thổ”
thì lập tức có những “học giả” Việt
Nam cũng nghiên cứu chủ đề này. Nhưng mục đích của họ không phải để đi tìm “sự thật”, mà để lấp liếm, che đậy những
hành vi nhượng đất của lãnh đạo CSVN. (Điều này có dịp thuận tiện sẽ quay trở
lại).
Khi tôi viết về
chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, về hải phận... thì cũng có học giả Việt Nam viết
về chủ đề này. Dĩ nhiên cũng để lái vấn đề qua chỗ khác, không để ai nhìn thấy
những sai lầm, những việc nhượng bộ mờ ám của lãnh đạo CSVN ở Biển Đông.
Điều này thể hiện
trên thực tế, thí dụ tôi đề nghị lý thuyết “quốc
gia duy nhứt” thì họ cũng lặp lại y như vậy. Nhưng với quan điểm “giải phóng và thống nhứt dân tộc”.
Tôi đề cập nhiều
lần, có người dân miền Nam nào muốn CSVN “giải
phóng” mình hay không ? Ngay cả quan chức CSVN, ông Đinh La Thăng cũng nhìn
nhận Sài Gòn đã từng là “Hòn ngọc Viễn
Đông”. Đây là sự thật, và sự thật là dân miền Nam giàu có, văn minh hơn
miền Bắc. Thì chính nghĩa của “giải
phóng” ở đây là cái gì ?
Khi tôi viết “hòa giải quốc gia” thì họ nhập nhằng ‘‘hòa hợp hòa giải dân tộc” hay “đoàn kết dân tộc”. Làm thế nào hai bên
còn “hận thù”, còn đầy dẫy gút mắc,
nếu chưa thông qua thủ tục “hòa giải”
thì làm sao có thể “đoàn kết” hay “hòa hợp” được ?
Kể ra thì rất
dài, khi tôi viết luật pháp quốc gia, về “nhà
nước pháp trị” thì các “học giả”
cũng viết về luật, nhưng mục đích để binh vực “nhà nước pháp quyền” của đảng CSVN v.v…
Mình làm cái gì
thì các “chiến sĩ văn hóa” cũng làm
cái nấy.
Cá nhân tôi, lâu
nay làm gì cũng chỉ có “một mình”. Mặc dầu làm việc hữu ích cho “lịch sử”, cho
dân tộc Việt Nam, nhưng chưa hề có cá nhân, đảng phải, tổ chức, cơ quan báo
chí... nào ủng hộ hết cả. Từ khi có internet, có Facebook, các ý kiến của tôi
mới được một số bạn bè chia sẻ. Thật tình rất cám ơn.
Đến nay vấn đề đã
“cấp bách” lắm rồi, nếu không nói là
đã quá trễ rồi. Những gì cần phải viết về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa tôi
đã viết nhiều lần, hôm nay chỉ là lặp lại.
Dầu sao thì lương
tâm của mình cũng nhẹ nhàng, mặc dầu không thiếu những người xem tôi là “thế lực thù địch”, hay chỉ trích “làm lợi cho Trung Quốc”. Ngay cả khi
Biển Đông và Trường Sa không còn thuộc Việt Nam, tôi nghĩ mình đã xong bổn
phận.
Bởi vì sức lực và
trí tuệ của mình có hạn. Mà cả vú còn lấp được miệng em. Huống chi...
FB TRƯƠNG NHÂN TUẤN
21.01.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.