Những người con Đất Việt anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. |
(GDVN
20/01/2018) - Kết
thúc cuộc Hải chiến, phía Việt Nam Cộng Hòa có 19 nhân viên tử trận, mất tích
55 quân nhân của HQ10, bị thương 35 quân nhân, 44 người bị bắt trên đảo...
Sáng sớm ngày 20/1/1974, các chiến hạm Trung Quốc đã đến gần và
bao vây các đảo do Việt Nam Cộng Hòa phòng trú. Các sĩ quan trưởng toán trên
đảo đã thiết lập hệ thống phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu nếu quân Trung Quốc
đổ bộ.
Trên đảo Quang Ảnh, toán đổ bộ thuộc tàu HQ16 do Trung úy Liêm chỉ
huy gồm 15 người đã dùng thuyền cao su đào thoát.
Toán này được ngư dân Bình Định cứu sống cách phía đông Quy Nhơn
40 hải lý, sau 10 ngày họ lênh đênh trên biển. Một nhân viên đã chết vì kiệt
sức lúc đưa lên ghe, 14 người còn lại được chuyển đến điều trị tại Quân y viện
Nguyễn Huệ (Quy Nhơn).
Trong buổi sáng ngày 20/1, các tàu HQ4, HQ5 và HQ16 về đến Đà
Nẵng. Tất cả các nhân viên tử trận và bị thương được di chuyển ngay về Quân y
viện Duy Tân.
Trung Quốc dùng không quân đánh
phá, Hoàng Sa thất thủ
Ngày 20/1, bốn phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các
đảo Hưu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa... Tiếp đó, binh lính Trung Quốc đổ bộ tấn
công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng Hòa trên các đảo này, chiếm nốt phần
phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Trưa ngày 20/1 các chiến hạm Trung Quốc chạy quanh các đảo Hữu
Nhật và đảo Hoàng Sa (Pattle), bắn súng dữ dội làm gãy cờ Việt Nam Cộng Hòa cắm
trên nóc nhà Trung đội địa phương quân.
Sau 30 phút bắn phá, quân Trung Quốc hạ xuồng đổ bộ với lực lượng
rất đông, ước chừng mỗi tiểu đoàn một đảo.
Ngay từ đầu, quân trú phòng Việt Nam Cộng Hòa trên hai đảo chống
trả quyết liệt bằng súng M16 và M17, nhưng sau đó đành thúc thủ trước lực lượng
đông đảo và hoả lực mạnh của quân xâm lược. Phía Trung Quốc bắt giữ tất cả quân
trú phòng, tịch thu vũ khí.
Vào 4 giờ sáng ngày 22/1, một thương thuyền của Hà Lan vớt được 22
nhân viên của tàu HQ10 trên bốn bè cấp cứu tại toạ độ 16o10’ vĩ Bắc - 110o46’
kinh Đông.
Được tin, HQ6 và hai VPB được điều động đến tiếp nhận và đưa về Đà
Nẵng vào sáng ngày 23.1, các thương binh được chuyển ngay đến Quân y viện Duy
Tân để điều trị.
Được biết khi đào thoát tất cả 28 nhân viên đi trên 4 xuồng nhưng
khi trôi dạt có 6 người đã chết vì vết thương quá nặng, trong đó có Hạm phó tàu
HQ10; 22 nhân viên còn lại được cứu thoát, nhưng có một sĩ quan chết vì kiệt
sức khi được đưa sang tàu HQ6.
Kết thúc cuộc Hải chiến, phía Việt Nam Cộng Hòa có 19 nhân viên tử
trận, mất tích 55 quân nhân của HQ10, bị thương 35 quân nhân, 44 người bị bắt
trên đảo Hoàng Sa (Pattle) và đảo Hữu Nhật (Robert).
Ngay trong ngày 20/1, Bộ tư lệnh Hải quân đã đề nghị Bộ Tổng Tham
mưu yêu cầu Hội Chữ thập đỏ Quốc tế can thiệp với Trung Quốc trao trả các tù
binh do Trung Quốc bắt giữ.
Kết quả, phía Trung Quốc đã trao trả 48 quân nhân vào hai đợt: Đợt
1 gồm 5 quân nhân bị thương vào 31/1/1974 và Đợt 2 gồm 43 quân nhân vào ngày
17/2/1974.
Một chiến hạm (HQ10) bị chìm tại vùng giao tranh, 3 chiến hạm hư
hại (đã trở về an toàn, trong đó HQ16 hư hại nặng, hai tàu HQ4, HQ5 hư hại nhẹ.
Thiệt hại về người của phía Trung Quốc không xác định được, hai
chiến hạm bị cháy và chìm (Kronstadt 274 và T.43 cải biến 396), hai chiến hạm
hư hại nặng (Kronstadt số 271 và T. 43 cải biến 389), một tàu đánh cá vũ trang
hư hại nhẹ (Nam Ngư số 402).
Chiến đấu cơ Trung Quốc tuần tiễu bất hợp pháp sau khi cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Việt Nam năm 1974. |
Yếu tố vật chất (corpus) đã
mất, nhưng yếu tố tinh thần (animus) không mất
Kết thúc trận hải chiến này, toàn bộ các đảo phía tây của quần đảo
Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý theo Hiệp định Geneva 1954 đã bị Trung
Quốc chiếm đóng trái phép.
Ngay sau khi chiếm đóng, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ
quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt từ xưa đã
chôn cất ở đó, xóa đi các di tích lịch sử, văn hóa hàng trăm năm của người Việt
để áp đặt chủ quyền của họ trên quần đảo này.
Ngay lập tức, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra Tuyên cáo về việc
Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm trắng trợn các đảo của quần đảo Hoàng Sa thuộc
chủ quyền Việt Nam, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Hoàng Sa.
Ngày 20/01/1974, Ngoại trưởng Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng
đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo An cùng Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung
Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
Ngày 20/01/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam
Việt Nam ra bản Tuyên bố nêu rõ lập trường trước hành động xâm chiếm của Trung
Quốc tại Hoàng Sa:
“Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
là một vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Vấn đề biên giới và lãnh thổ là
vấn đề giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.
Các nước liên quan cần xem xét
vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng
tốt và phải giải quyết bằng thương lượng”.
Bốn chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa tham gia Hải chiến Hoàng Sa 1974. |
Ngày 14/02/1974, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra Tuyên cáo xác định
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo nguyên tắc của Luật pháp Quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ
thì quyền chiếm hữu được xây dựng bằng hai tố tố cơ bản: corpus (tạm gọi là yếu
tố vật chất) và animus (yếu tố tinh thần, ý chí).
Nếu cả hai yếu tố này bị mất hết thì coi như nhà nước đó đã để mất
chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ mà mình đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền
từ trước.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mặc dù đã để mất chủ quyền trên thực
tế do hành động cưỡng chiếm bằng sức mạnh quân sự áp đảo của Trung Quốc, nhưng
đã kịp thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ, công khai trên trường quốc tế, không
chấp nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp của quân Trung Quốc.
Tiếp đến là Tuyên bố nêu rõ lập trường nguyên tắc của Chính phủ
Cách mạng lâm thời Công Hòa niềm Nam Việt Nam, với tư cách là đại diện cho
tiếng nói, ý chí của các tầng lớp nhân dân miền Nam Việt Nam, không chấp nhận
sự chiếm đóng trái phép của quân đội Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam.
Như vậy, Nhà nước Việt
Nam mà chính thể Việt Nam Cộng hòa, kế tiếp là Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam, làm đại diện vào thời gian đó, vẫn luôn luôn thể
hiện ý chí bảo vệ lãnh thổ của mình; không bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình đối
với quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc
Hành động dùng vũ lực đánh chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển
Đông là một sự vi phạm nghiêm trọng Điều 2 Khoản 4 của Hiến chương Liên Hợp
Quốc, nói rõ cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là
cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia
khác.
Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, là một
nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của
Tổ chức Liên Hợp Quốc, trong đó có Trung Quốc, phải tuân thủ.
Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hóa trong Nghị quyết
2625, ngày 24 tháng 10 năm 1970, của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó quy
định:
“Các quốc gia có nghĩa vụ không
đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc gia hiện có của một
quốc gia khác, hay (coi đe dọa hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các
tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan
đến biên giới của các quốc gia”.
Hai là, hành vi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông
của quần đảo Hoàng Sa (năm 1956) và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này
(năm 1974) là hành động xâm lược lãnh thổ Việt Nam theo đúng nghĩa.
Ba là, theo Luật pháp quốc tế, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để
chiếm các đảo của quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng
định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm
đoạt.
“Lãnh thổ của một quốc gia
không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái
với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Lãnh thổ của một quốc gia không
thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực
hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào
đạt được bằng đe doạ hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp
pháp”.
Hành động xâm lược nói
trên không bổ sung vào bộ hồ sơ pháp lý về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở
Biển Đông.
Những hành động như vậy đã, đang bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh
mẽ và chắc chắn sẽ bị Tòa án quốc tế bác bỏ một khi chúng được đưa ra nhằm minh
chứng cho chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những bài học chúng tôi rút ta từ sự kiện bi tráng này, xin được
chia sẻ với bạn đọc ở phần cuối trong loạt bài nhân dịp 44 năm Hoàng Sa rơi vào
tay Trung Quốc:
Đoàn kết Dân tộc, thống nhất Đất nước là nền
tảng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
TS TRẦN CÔNG TRỤC
Mời đọc lại:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.