(Reuters 22/01/2018) – Tòa án Việt Nam hôm nay
22/01/2018 đã tuyên án 13 năm tù đối với cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La
Thăng, và án chung thân cho ông Trịnh Xuân Thanh, vì tội tham ô và cố ý làm
trái quy định của Nhà nước, trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng.
Ông Đinh La Thăng, quan chức cao cấp nhất của Việt Nam phải
ra tòa kể từ nhiều thập niên qua, bị tuyên án 13 năm tù vì « cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng » - theo VOV và Thông tấn xã Việt Nam.
Ông Trịnh Xuân Thanh, quan chức được chú ý nhiều với việc
Đức tố cáo bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại một công viên ở Berlin – một
« xen » như thời chiến tranh lạnh – bị kết án tù chung thân vì cố ý
làm trái và biển thủ.
Phán quyết này đã kết thúc phiên tòa xử 22 người có liên
quan đến các vụ vi phạm ở tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam (PVN) trong
một dự án nhà máy nhiệt điện, làm thiệt hai 119 tỉ đồng (5 triệu đô la).
Các phiên tòa khác cũng sẽ được mở ra năm nay, trong khuôn
khổ chiến dịch chống tham nhũng của Đảng
Cộng sản, mà chính quyền nói rằng nhắm vào nạn gian lận và quản lý kém. Cả hai
ông Thăng và Thanh còn bị truy tố trong các vụ tham nhũng khác.
Ông Thanh sẽ phải ra tòa lần nữa vào thứ Tư tới, vì cáo buộc
biển thủ công quỹ liên quan đến một dự án địa ốc, của một đơn vị khác thuộc
PVN.
Những người chỉ trích nói rằng việc trấn áp này còn có động
cơ chính trị, nhắm vào những người thân cận của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
sau khi phe bảo thủ chiếm ảnh hưởng lớn từ cuộc đấu tranh quyền lực trong đảng
năm 2016.
Thẩm phán Trương Việt Toàn khẳng định không hề bị áp lực
trong vụ xử, ngoại trừ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ - theo một video trên trang
web Tuổi Trẻ. Ông Toàn nói : « Tất
cả các công dân đều bình đẳng trước pháp luật ».
XE CHỞ TÙ
Công an áp giải riêng biệt hai ông Đinh La Thăng và Trịnh
Xuân Thanh từ xe chở tù nhân vào phòng xử. Họ mặc áo sơ-mi và áo khoác đơn
giản, trong lúc các thẩm phán trong chiếc áo thụng đen đọc bản án, theo các
hình ảnh được truyền thông Nhà nước đưa lại.
Phòng xử chật ních các thẩm phán, bị cáo, công an, luật sư
và các viên chức khác. Chỉ có vài báo Nhà nước được phép vào, các phóng viên
khác phải theo dõi phiên xử trên truyền hình, trong một phòng khác. Báo chí
ngoại quốc không được vào phòng xử lẫn phòng có truyền hình, nhưng một số thành
viên đại sứ quán nước ngoài được tham dự.
Ông Thanh là cựu chủ tịch Tổng công ty Xây lắp Dầu khí trực
thuộc PVN, trước khi trở thành phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nơi ông có chiếc xe
Lexus sang trọng mang bảng số nhà nước, gây bất bình tại một đất nước mà các
quan chức được cho là phải có cuộc sống khiêm tốn.
Chính quyền chủ yếu nhắm vào lãnh vực ngân hàng và năng
lượng, nhưng chiến dịch chống tham nhũng còn mở rộng sang các ngành công nghiệp
khác, kể cả địa ốc và các đảng bộ cấp tỉnh.
PVN là một doanh nghiệp phức tạp gồm 15 đơn vị trực thuộc
trực tiếp, 18 công ty con và 46 chi nhánh trong đó PVN chiếm phần vốn nhỏ hơn,
với hàng trăm ngàn đô la thiệt hại từ các đơn vị như ngân hàng, nhà máy điện,
nhà máy dệt may.
Xì-căng-đan PetroVietnam có liên quan đến lãnh vực ngân
hàng, qua một hợp đồng trong đó tập đoàn dầu khí đã thua lỗ 35 triệu đô la do
đầu tư vào Ocean Bank. Cựu giám đốc ngân hàng này, vốn từng là chủ tịch
PetroVietnam, đã bị kết án tử hình.
Hai ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã xin lỗi đảng
Cộng sản khi nói lời cuối cùng tại tòa án Hà Nội vào tuần trước.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.