Vụ Đinh La Thăng và những sai phạm tày đình tại Tập đoàn Dầu
khí là cái giá phải trả cho sự chậm trễ của quá trình tự do hóa nền kinh tế
theo định hướng của đường lối Đổi Mới. Nó hoàn toàn không phải là “mặt trái”
của kinh tế thị trường mà là sự nửa vời của kinh tế thị trường được duy trì một
cách có chủ đích dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhóm lợi ích này lợi dụng “vai trò chủ đạo” của kinh
tế nhà nước, sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý tài sản công, được sự dung túng của
những người có quyền lực không bị kiểm soát. Khi pháp quyền được lập lại, quyền
lực được kiểm soát thì nhóm lợi ích này, dù đương chức hay đã về hưu, cũng khó
mà thoát khỏi sự điều chỉnh của luật pháp.
Đối với trường hợp của Vũ nhôm thì phức tạp hơn nhiều. Suốt
15 năm anh ta làm mưa làm gió ở Đà Nẵng và nhiều nơi khác, nhưng không ai dám
động đến anh ta. Từ một người kinh doanh nhỏ (làm nhôm), anh ta nhanh chóng trở
thành cánh tay đắc lực của ông Nguyễn Bá Thanh trong những “phi vụ” đặc
biệt, rồi lũng đoạn cả cơ quan Thành ủy và chính quyền thành phố, thâu tóm đất
đai công sản, rồi đột nhiên trở thành một sĩ quan cao cấp (điều này không ai
dám nói công khai, cho đến khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chính
thức công bố anh ta là một thượng tá) và dùng tư cách đó đi dọa người khác để
tích lũy tài sản.
Điều lạ lùng nhất là anh ta đã khống chế hầu như toàn bộ các
cơ quan truyền thông chính thống lớn và phần lớn các địa chỉ đông người theo
dõi nhất trên mạng xã hội. Cả “lề phải” lẫn “lề trái” đều không
dám động đến anh ta. Ai gây bất lợi cho anh ta đều bị anh ta làm cho điêu đứng.
Hiệu lực dập tắt thông tin bất lợi cho anh ta đối với truyền
thông còn mạnh hơn là hiệu lực chỉ đạo của Ban Tuyên giáo. Tôi không tin là
lãnh đạo các cơ quan truyền thông lớn bị anh ta mua chuộc, nhưng điều chắc chắn
là có không ít các nhà báo đã bị anh ta biến thành công cụ hoặc bị anh ta khống
chế làm cho sợ hãi. Theo tôi được biết thì có cả một số bộ trưởng và một số vị
tướng công an cũng sợ thế lực của anh ta.
Thế lực bảo kê cho anh ta lớn đến cỡ nào, hàng rào bảo kê
cho anh ta dày dặc tới đâu, chắc chắn sẽ được làm rõ trong quá trình điều tra
sau khi anh ta bị bắt.
Khi cơ quan an ninh tiến hành điều tra tình trạng vi phạm
pháp luật của các dự án của anh ta và hàng chục công sản ở vị trí đắc địa mà
thành phố Đà Nẵng bán cho anh ta với giá rẻ mạt không qua đấu giá, tôi đã từng
cảnh báo trên trang Facebook này, rằng những người trong cuộc và đối tượng bị
điều tra, trong đó có anh ta, đều phải được bảo vệ để tránh bị diệt khẩu. Nhưng
anh ta đã được tạo điều kiện trốn ra nước ngoài sau khi rút gần hết vốn tại các
dự án ngay trước khi lệnh khởi tố được thực hiện. Việc bắt được anh ta chỉ là
do ngẫu nhiên may mắn.
Đối với những kẻ bảo kê cho anh ta, việc tạo điều kiện cho
anh ta chạy trốn chắc chắn sẽ bị quy trách nhiệm. Nhưng tôi đồ rằng, trách
nhiệm của ai đó trong việc để cho anh ta chạy trốn sẽ nhẹ hơn rất nhiều, so với
trách nhiệm của ai đó phải chịu từ những gì mà anh ta sẽ khai ra về những kẻ
bảo kê khi anh ta bị bắt. Bởi vì, nếu như anh ta chạy trốn thì phần lớn vụ án
sẽ bị kéo dài, có thể kéo dài đến hết nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Tôi không biết
những kẻ bảo kê cho anh ta có tính toán như vậy hay không, điều này phải đợi
đến sau khi kết thúc điều tra mới có thể biết được.
Đó là lý do nói rằng việc bắt ông Vũ nhôm còn khó hơn là bắt
cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Điều đáng mừng là lực lượng trung kiên chính trực trong Bộ
Công an hiện đang ở thế thượng phong.
FB HOÀNG HẢI VÂN 13.01.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.