Nước Việt Nam sau
này có giàu mạnh, đẹp đẽ, có "là nơi
đáng sống" hay không là do việc xây dựng "quốc gia pháp trị" (Etat de Droit) có thành công hay
không.
Không ngoại lệ,
tất cả các quốc gia giàu mạnh nhứt trên thế giới đều là những "quốc gia pháp trị". Kể cả
Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc phát triển đất nước
của họ, cơ bản là nhờ thiết lập được "quốc
gia pháp trị". Mặc dầu có cái đuôi "xã
hội chủ nghĩa", nhưng hệ thống pháp lý ở đây vẫn đóng góp phần nhiều
trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Đảng Cộng sản
Việt Nam (CSVN) không xây dựng "quốc
gia pháp trị" mà họ xây dựng "Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Các vụ án xử vừa qua, từ các vụ xử
về các tội chính trị 79, 88, 258... đối với các nhà yêu nước, cho tới các vụ án
kinh tế đang xảy ra... ta thấy "công
lý" ở đây, đúng như tên gọi, nó chỉ là một "anh hề"!
Pháp luật bị bóp
méo, suy diễn, áp dụng một cách tùy tiện.
Nhà nước pháp quyền
trở thành "nhà nước pháp hề".
Nhưng việc này
không thể ngăn cản những công dân VN có ý thức và yêu nước hô hào một "quốc gia pháp trị" thông qua
các phong trào kêu gọi tòa án phải "thực
thi công lý", hay kêu gọi toàn dân "thượng
tôn pháp luật".
Việc lên tiếng
bênh vực ông Thăng, một người bị kết tội "kinh
tế", hay những người kết tội "chính
trị" như bà Như Quỳnh, bà Nga... trên phương diện "thiết lập lại công lý", đều có ý nghĩa như nhau.
Nếu công lý được
thực thi, nếu luật pháp được áp dụng đúng mức, tất cả đảng viên CSVN đều vào tù
(về tội tham nhũng hay lạm dụng quyền lực).
FB TRƯƠNG NHÂN TUẤN14.01.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.