Ông Đặng Văn Hiến |
Tùy mỗi nhà báo
sẽ có một cách hành xử khác nhau. Tôi thì chỉ đến đó phỏng vấn nghi phạm rồi về.
Việc khuyên nghi phạm đi đầu thú có thể là việc của ông công an, ông tổ trưởng
tổ dân phố hay bà hội trưởng Hội Phụ nữ phường... chắc chắn không phải là việc
của nhà báo.
Khi nghi phạm gọi
điện cho nhà báo để cung cấp thông tin, nhà báo có quyền từ chối gặp mặt và
thông báo với giới chức để hoàn thành nhiệm vụ công
dân.
Nếu đồng ý gặp mặt thì nghi phạm đã trở thành nguồn
tin, khi ấy nhà báo có thêm nghĩa vụ bảo vệ nguồn tin. Nhà báo có thể phân tích
các khả năng có thể xảy ra cho nghi phạm về việc có nên đầu thú hay không,
quyết định cuối cùng là của anh ta. Khuyến khích anh ta đi đầu thú không phải
điều mà nghi phạm cần khi gọi cho một nhà báo, anh ta cần nhà báo giúp mình nói
ra sự oan ức (như cách anh ta nghĩ).
Cũng thật khó cho
nhà báo nếu cơ quan công an đến buộc phải cung cấp thông tin về nghi phạm. Bảo
vệ nguồn tin sao đây khi nguồn tin đó đang nằm trong vòng điều tra? Câu trả lời
sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kinh nghiệm xử lý tình huống sẽ đóng vai
trò quyết định. Cái này thật không thể nào nói hết được.
Ngòi bút của nhà
báo có bảo vệ nổi người ra đầu thú nếu quả thật anh ta bị oan?
Chắc chắn các bạn
đã có câu trả lời, chẳng cần làm báo đâu. Và, khuyên người ta ra đầu thú làm gì,
khi hơn ai hết nhà báo hiểu rằng tiền và quan hệ có tác động lớn thế nào đối
với nền luật pháp hiện tại!
Nhà báo thì đưa
tin thôi. Không nên khuyên ai đi đầu thú, và càng không nên tự hào nếu lỡ làm
điều đó.
FB NGUYỄN TRUNG BẢO 03.01.2018 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.