1/ Không bố trí hội
trường lớn để xét xử. Nếu Tòa Hà nội không có, nhờ hội trường của Tòa án tối cao, ngay gần đó.
2/ Không bố trí loa phóng thanh, cho những người
không vào được phòng dự khán Tòa vẫn muốn nghe trực tiếp diễn biến phiên tòa.
Nhớ lại mấy chục
năm trước, các vụ xử Tạ Đình Đề, Tùng Dương, Vũ Ngọc Hải, Vũ Xuân Trường tại Hà
nội, dân chúng tràn ngập phòng xử (chứa đến hàng trăm người) lẫn sân Tòa và cả
ngoài trụ sở Tòa. Những người ngoài phòng xử chăm chú lắng nghe diễn biễn Tòa
qua loa phóng thanh. Chẵng lẽ thời nay, độ lớn của phòng xử lẫn độ công khai
phiên Tòa kém trước?
Tôi phê bình
Quốc hội :
Vụ án này có 3 bị
cáo từng được bầu là đại biểu Quốc hội khoá 14 đương nhiệm, có hai vị mới ngưng
nhiệm vụ một tháng trước, sao không thấy Quốc hội cử đại diện đến dự và giám
sát? Trong khi đó, chỉ vì Trịnh Xuân Thanh "đầu
thú từ nước Đức", nước Đức và EU đã cử quan sát viên đến phiên xử! Vụ
án này không những quá lớn, mà Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự và Bộ Luật Hình Sự với
nhiều thay đổi lớn mới được áp dụng, rất cần được giám sát trực tiếp.
Tôi phê bình
các anh công an dẫn giải:
Các anh đông quá,
ngồi lẫn lộn với các bị cáo, người lạ có thể không hiểu xử ai? Theo quy định bố
trí phòng xét xử, các anh dẫn giải và bảo vệ phiên Tòa ngồi dưới các bị cáo.
Hơn nữa các bị cáo trong phiên Tòa này hầu hết là cán bộ, không phải là đối
tượng côn đồ hay nguy hiểm, không đến nỗi phải để phòng quá cẩn thận, áp sát
họ.
Tôi phê bình
các luật sư:
Các đồng nghiệp
bị chèn ép quá đáng, không được sử dụng máy vi tính của mình trong phòng xử,
trong khi hồ sơ có 18.000 bút lục và các vị Viện và Tòa vẫn sử dụng máy tính
của họ. Ngoài ra, nhiều luật sư chưa tiếp cận hoặc khó nghiên cứu hết hồ sơ
nhưng vẫn nhận nhiệm vụ bào chữa. Lẽ ra các đồng nghiệp cùng đồng lòng kiến
nghị phản đối, yêu cầu "quyền bình
đẳng trong tố tụng". Hoặc mỗi người ôm hồ sơ 18.000 trang vào Tòa, và
nếu cảm thấy chưa đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ, bảo vệ tốt cho thân chủ
cùng đồng lòng yêu cầu hoãn phiên Tòa!
Tôi định phê
bình các bị cáo, nhưng họ đang bị
xét xử, không nên xát muối vào vết thương!
Nếu các bạn có ý
kiến gì phê bình, xin mời!
FB Luật sư TRẦN VŨ HẢI
09.01.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.