mardi 3 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Làm thế nào để "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long ?



Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai. Sông Cửu Long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn. 

Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa. 

Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn". 

Nhân họa là do con người. Sông Cửu Long "cạn dòng" nguyên nhân phần lớn do các con đập của Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn. Trung Quốc có thể đã đào kinh thoát nước để dẫn nước sông Lan Thương (Mêkông ở thượng nguồn) khiến lưu lượng sông bị sụt giảm. 

Yếu tố "nhân họa", ngoài các việc xây dựng đập thủy điện hủy hoại môi trường. Bàn tay con người cũng ảnh hưởng đến việc tăng tốc quá trình biến đổi khí hậu. Nhiều dự tính khoa học cho thấy nếu sinh hoạt con người không thay đổi, nhiệt độ địa cầu tiếp tục tăng lên và việc này làm mực nước biển dâng cao. 

Giải pháp nào ? 
 
Nhiều người đề nghi "đào hồ trữ nước ngọt". 

Dĩ nhiên thì khi "thiếu nước ngọt" thì ta phải đào hồ trữ nước là hợp lý. Nhưng việc này chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, như ăn uống tắm rửa, giặt giũ... Còn nếu muốn trữ nước để "tưới cây ăn trái" và "làm ruộng" thì e rằng Biển Hồ ở Campuchia mới đủ nước. 

Về kế hoạch "trữ nước ngọt", Việt Nam có thể hợp tác với Campuchia để biến Biển Hồ thành một hồ trữ nước ngọt cho cả hai nước. Hoặc Việt Nam, Lào và Campuchia có thể hợp tác xây đập (vừa trữ nước ngọt vừa làm thủy điện). Cá nhân tôi e ngại rằng VN đã đi trễ 20 năm rồi.

Điều cần làm ngay là Việt Nam nên "tư hữu hóa" ruộng đất. 

Nói là "sở hữu toàn dân" nhưng "nhà nước quản lý".

Vậy ai là ông "nhà nước" ? Rõ ràng là đảng viên chớ ai ?

Không ai muốn "cống hiến" một cái gì nếu việc này làm lợi cho "cướp đêm là quan" mà "cướp ngày cũng là quan". 

Thứ hai là cho phép lập các hội đoàn, đảng phái "bảo vệ môi trường". 

Việt Nam, với tư cách nhà nước, có thể đứng ra kiện ông Trump trước tòa hình sự quốc tế trong vụ ông này rút nước Mỹ ra khỏi các cam kết của hiệp định Paris về khí hậu. Nạn nhân Việt Nam do biến đổi khí hậu đã quá cao, đủ để làm một hồ sơ "diệt chủng vì góp tay làm biến đổi khí hậu". 

Việt Nam cũng nên kiện Trung Quốc về việc dẫn nước sông Mêkông làm đảo lộn và gây thệt hại đến đời sống của hàng vài chục triệu dân Việt Nam. 

Nhưng dễ dàng là nên để các tổ chức môi trường tư nhân đứng tên kiện.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.