dimanche 27 octobre 2019
Bùi Chí Vinh - Từ cái chết của 39 « thùng nhân »
Việt Nam bắt đầu trả luật nhân quả từng ngày
Sự im lặng của bầy cừu bất hạnh
39 “thùng nhân” Hà Tĩnh, Nghệ An chết trong xe container đông lạnh
Cô bé Trà My không thở được nữa rồi
Không phải trại tập trung người Do Thái ở Thế chiến thứ 2 nhưng cái cách lìa đời
Đều cùng mẫu số chung là trong phòng hơi ngạt
Cũng không phải bây giờ mới vàng tan ngọc nát
Mà ngay từ sau biến cố 1975 người đã biến thành cừu
Đinh Thoa - Xin lỗi mẹ ! Con đang chết dần vì không thở được…
Qua nay mình đọc
rất nhiều stt nếu có 1 tỉ, tao sẽ khởi nghiệp start up, hoặc ở nhà bán hàng
online, hoặc tìm một công việc nhẹ tênh... chứ
không ngu si nằm trong thùng đông lạnh để trốn qua xứ người. Hoặc những stt
muốn kiếm tiền thì phải trả giá, không việc gì phải thương xót...
Tôi không trách những người đã viết ra những stt này
bởi họ đã không may mắn như tôi.
Họ đã bao giờ sống ở một miền quê nghèo, nơi mà thanh
niên không biết làm nghề gì để sống. Cả gia đình chỉ trông vào số gạo ít ỏi từ
mảnh ruộng được giao?
Họ đã bao giờ hỏi tại sao vùng này, thị trấn này chả
có đến một nhà máy, một công xưởng cho người lao động?
Phan Châu Thành - Hãy suy nghĩ 100 lần trước khi vượt biên sang châu Âu
Cầu nguyện cho 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe tải ở Essex, Anh. |
1. Châu Âu không nhiều màu hồng như dịch vụ đưa người, hay Việt kiều "hoành tráng" vẽ ra đâu.Đúng là đời sống ở châu Âu tốt hơn ở Việt Nam cả trăm lần, từ xã hội, dân sinh tới y tế, giáo dục, con người... Nhưng để hưởng thụ được điều đó, cái cơ bản nhất, bạn phải sống ở đây hợp pháp, có giấy tờ. Có hợp pháp mới có thể đi làm hợp pháp, có bảo hiểm y tế, xã hội, có sự bảo vệ của pháp luật, của luật lao động...
Hoàng Huy - « Người rơm » ở Anh & Những câu chuyện buồn từ Calais
Khu lều trại của di dân ở Calais, Pháp. |
Là một người lăn
lộn với cuộc sống ở Anh đủ lâu, với những điều mắt thấy tai nghe, với những năm
tháng làm phiên dịch cho cảnh sát và Bộ Nội vụ (Home Office) Anh, mình rất biết
họ là ai, họ đến từ đâu và cuộc hành trình của họ sẽ đi về đâu - những “người
rơm” kém may mắn. Và mình quyết định kể ra những gì mình biết, hy vọng sẽ không
có thêm nỗi đau nào tương tự sẽ diễn ra nữa...
“Người rơm” là
một từ cay đắng ! Nó chất chứa cả máu - nước mắt và vô vàn những gian khó, tủi
nhục không dễ nói thành lời, mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới
những người nhập cư bất hợp pháp.
Đoàn Bảo Châu - Tôi buồn, tôi giận, tôi thương
Tôi lưỡng lự mãi
mới viết stt này. Tôi đã không định viết bởi các bạn đã viết rất nhiều, nhưng
đêm nay tôi không ngủ được và trong lòng cảm thấy không yên nếu như không viết.
Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài
của người Việt Nam.
Năm 1954, đã có
một triệu người miền Bắc chạy nạn cộng sản vào miền Nam. Năm 1975 chạy tiếp, và
hơn một chục năm sau thì phong trào thuyền nhân đã làm chấn động thế giới. Mấy
trăm ngàn người đã bị hải tặc giết, hãm hiếp làm mồi cho cá. Máu và nước mắt
của thuyền nhân đã làm đỏ lòm và mặn chát Biển Đông.
Nếu người cộng
sản, bên thắng cuộc biết cách ứng xử văn minh với bên thua cuộc, thì thảm kịch ấy chắc không đến mức kinh hoàng
như vậy. Giờ đây, sau mấy chục năm, người Việt vẫn muốn bỏ nước ra đi. Trước có
thuyền nhân giờ có thùng nhân.
Libellés :
39 thi thể,
Bài chọn lọc,
Bình luận,
Chính quyền,
Cộng sản,
Di dân,
Di tản,
Nạn nhân,
Nhập cư,
Thảm kịch,
Thuyền nhân,
Tị nạn,
Việt Nam,
Việt Nam Cộng Hòa,
Xã hội
Trương Nhân Tuấn – Đất nước bần cùng là do lãnh đạo
Công nhân ở Bình Dương về quê ăn Tết. Ảnh NLĐ |
Khi cha mẹ không
thể lo cho tương lai con cái thì cha mẹ có lỗi với con. Nhưng kết lại, đất nước
bần cùng, người dân khốn khổ hôm nay là do lãnh đạo hết cả.
Trở lại vụ giờ
tăng lao động. Không ngoại lệ, chủ nhân, công nhân Việt Nam "ngóc đầu
không nổi" là do các chính sách về kinh tế "lột da đầu".
Công nhân Việt
Nam lương thấp vì đây là chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam. Không phải
lãnh đạo cộng sản luôn miệng khoe "thế mạnh" của Việt Nam trước những
nhà đầu tư thế giới là "nhân công Việt Nam rẻ" hay sao ? Còn giới
chủ, họ luôn là đối tượng "vặt lông vịt" của công an phường, của kiểm
tra quận, của đội phòng cháy chữa cháy, của những vụ "bôi trơn"...
Libellés :
39 thi thể,
Bài chọn lọc,
Bình luận,
Chế độ,
Chính sách,
Chính trị,
Công nhân,
Di dân,
Kinh tế,
Nghèo túng,
Nhập cư,
Trương Nhân Tuấn,
Việt Nam,
Xã hội,
Xe tải
Đặng Đình Mạnh - Dân tộc sám hối
Ngày mẹ sinh em,
luôn luôn có đủ khí trời để em thở cho đến tận khi em trưởng thành... Nhưng chỉ
một khoảnh khắc rất nhỏ trong cuộc đời, trên
chuyến xe tìm sinh đạo thì em đã không có đủ không khí để thở.
Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn cả một thế giới mênh
mông như vốn dĩ. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn một quê hương cũng không phải
nhỏ. Sinh tử chỉ cách một bức vách thành xe tải vài centimet oan nghiệt.
Em tức tưởi buông
tay cuộc đời với dòng nhắn gởi cuối cùng với người đưa em vào đời "Con xin lỗi mẹ mẹ ơi". Em
trót đi tìm sinh đạo nào mà đã thành tử lộ !
Nguyễn Công Khế - Con đường thoát nghèo và một xã hội ít bất an hơn
Đi tìm một con
đường ra nước ngoài để thoát nghèo. Rất nhiều con đường ngoằn ngoèo, khó vượt,
nguy hiểm.
Hãy khoan vội nói
đến những điều tốt đẹp xa vời. Chính quyền nền tập trung xây dựng một xã hội có
nhiều việc làm hơn, ít bất an hơn.
Chuyến đi Châu Âu
vừa rồi, tôi gặp nhiều anh em doanh nghiệp thành đạt, đa số là người ở phía
Bắc. Họ nói chúng tôi không bao giờ có ý chống đối lại Nhà nước, vì chúng tôi
xuất thân từ những gia đình có gốc gác đi với chế độ. Nhưng họ tâm tư nhiều. Họ
nói: Làm ăn ở Việt Nam có nhiều cơ hội hơn bên này, nhưng thiếu an toàn, nhiều
rủi ro.
Trần Trung Đạo - Chết như người Việt Nam
Mạnh Kim - Cái chết đến gần của một quốc gia
Di dân lậu người
Việt bị bắt tại Anh vào tháng 10-2017 (Daily Mail)
|
“Có chết cũng đi!” đã trở thành một lời nguyền kinh khủng ám ảnh gần như tất cả người
Việt. Vì sao không nội chiến tang thương, không cuộc khủng hoảng lương thực
trầm trọng nào khiến cả nước bị đói, không bị đe dọa thường trực bởi khủng bố…,
vậy mà người ta phải đi, “chết cũng đi”?
Đằng sau hình ảnh
đất nước “yên bình” này đang nổi lên một nỗi bất an kinh khủng. Nó đến từ nhiều
nguyên nhân và điểm quy chiếu cuối cùng, khi xét đến hậu quả, có lẽ chẳng gì
khác hơn là sự thất bại toàn diện của một nhà nước!
Ở thời mà đất
nước chứng kiến giai đoạn “bình yên” có thể nói là lâu dài nhất kể từ thế kỷ 20
đến nay, những giọt nước mắt ly hương vẫn chưa cạn.
Thái Bá Tân - Mẹ ơi, con đang chết
Đôi lời : Mạng xã hội mấy hôm nay tràn
ngập hình ảnh và bài viết về vụ 39 người chết ngạt trong xe tải ở Essex, Anh ;
trong số đó có nhiều người Việt, đặc biệt là tin nhắn cuối cùng đầy ám ảnh của
cô thiếu nữ Phạm Thị Trà My gởi về cho mẹ ở quê nhà…Đau lòng không viết nổi
dòng nào, giờ thì xin bắt đầu bằng một
bài thơ được lan truyền nhiều trên Facebook.
“Mẹ ơi, con khó thở.
Con đang chết... mẹ ơi...”
Tổ Quốc ơi, người Việt
Đang chết ở xứ người.
Tổ Quốc ơi, hãy hỏi,
Vì sao nhiều đồng bào
Phải mất tiền để chết?
Xin hãy hỏi: Vì sao?
Ngô Nhân Dụng - Vladimir Putin ‘người hùng’ Trung Đông
Putin (trái) tìm cách kết thân với Tập Cận Bình nhưng ai cũng nhìn thấy
nước Nga lép vế nước Tàu về kinh tế. (Hình: AP Photo/Ng Han Guan, File)
|
(Người Việt 25/10/2019) Sáng sớm hôm Thứ Năm, 24 Tháng Mười, quân đội Syria
của Bashar Al-Assad tấn công những căn cứ của những lực lượng đã nổi lên năm
2011 chống chế độ độc tài khát máu của ông ta. Máy bay Nga đã thực hiện 32 vụ
oanh tạc nhắm vào các tỉnh Idlib, Hama và Latakia.
Quân
chính phủ Syria gồm 1,300 binh sĩ và 160 xe tải đã tiến đến chiếm thị xã
Kobani, những dân quân người Kurd, các đám tàn quân của Al-Qaeda và cả những
người Syria được Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ phải rút lui.
Ngày
Thứ Ba, 22 Tháng Mười, 2019, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bay
tới Sochi, thành phố du lịch Nga nổi tiếng, dinh thự của Tổng Thống Nga
Vladimir Putin ở đó, thỏa hiệp với phân chia ảnh hưởng ở miền Bắc nước Syria,
giáp gianh với Thổ.
Lễ vinh danh và an táng 81 tử sĩ Nhảy Dù, ‘Người lính không bao giờ chết’
Linh cữu chứa 81 di
cốt được phủ màu cờ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
|
(Người Việt 26/10/2019) Mới hơn 7 giờ sáng Thứ Bảy, 26 Tháng Mười, không khí
trang nghiêm chạy dọc theo đường All American Way, vào đến Tượng Đài Chiến Sĩ
Việt Mỹ. Dù chật kín người gốc Việt lẫn người bản xứ tề tựu từ sáng sớm, không ai
bảo ai, họ không ồn ào, huyên náo như bình thường.
Trước khi buổi lễ vinh danh
81 tử sĩ thuộc Đại Đội 72/Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù bắt đầu, sự uy nghiêm đã ngự trị.
Lễ
vinh danh
Nói với phóng viên nhật báo
Người Việt, cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia), cho biết: “Có lúc tôi tưởng không thành công (trong
việc đưa 81 di hài về đây). Nhưng người lính không thể bỏ đồng đội, đồng minh
của mình sau lưng. Họ phải được lo liệu.” Ông vắn tắt: “Tôi đã thực hiện được điều tôi muốn làm.”
Nguyễn Quang Duy - Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?
Cổ động bầu cử thời Việt Nam Cộng Hòa. |
Việt
Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo
vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng
một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Lời
mở đầu Hiến pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc
ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước
đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ
phát triển con người toàn diện.”
Còn
Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi “Văn hóa
giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và
nhân bản.”
Con người làm gốc
Libellés :
Bài chọn lọc,
Bình luận,
Dân chủ,
Dân tộc,
Đạo đức,
Lịch sử,
Nguyễn Quang Duy,
Nhân bản,
Triết lý,
Truyền thống,
Tự do,
Văn hóa,
Việt Nam,
Việt Nam Cộng Hòa
vendredi 25 octobre 2019
TS Vũ Ngọc Hoàng: Dân chủ hóa để bảo vệ chủ quyền, đất nước trường tồn
Giàn khoan JDC Hakuryu-5 và tàu hộ vệ ở ngoài khơi Vũng Tàu. Suốt ba tháng qua, các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá hoạt động giàn khoan này tại bãi Tư Chính. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2019. |
Chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ mấy tháng nay
vẫn ngang dọc trên bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, hôm qua 24/10/2019 đã tạm rời đi, nhưng mối đe dọa xâm lấn Biển
Đông vẫn luôn đè nặng.
Vừa qua
tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản
Việt Nam khóa 11, nguyên phó ban Tuyên giáo Trung ương, đã có hai bài
viết đầy tâm huyết về tình hình Biển Đông, gây tác động rộng rãi, đã
được lan truyền nhanh chóng trên mạng. RFI hân hạnh được trao đổi với
ông Vũ Ngọc Hoàng về vấn đề này.
Kính chào tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, trước hết xin rất cảm ơn ông
đã vui lòng dành thì giờ cho thính giả RFI hôm nay. Thưa ông, trong bài
viết ông đã phản bác lý lẽ nếu kiện Trung Quốc sẽ tạo cớ cho Bắc Kinh
gây chiến với Việt Nam…
Người Việt đến Anh : Con đường sinh tử
Hoa tưởng niệm tại nơi phát hiện thi thể 39 di dân trong xe tải ở Grays, Essex (Anh) ngày 24/10/2019. |
(PLO) Hai người dân Hà Tĩnh đã nhờ tìm con là Phạm
Thị Trà My (26 tuổi) và Bùi Thế Thắng (37 tuổi). Những người này có thể đã được
đưa sang Trung Quốc trước khi sang Anh.
Theo tôi đây không phải là đường dây buôn
người, mà là một thứ dịch vụ đưa người vượt biên trái phép, nạn nhân ra đi vì
sinh kế. Và trên con đường ấy, không biết bao người đã bỏ xác, đã vùi thân
trong tuyết nơi những cánh rừng Pháp, Nga, Latvia, Ba Lan.
Ba năm trước, tôi sang Anh. Ở cửa ra máy
bay, ga quốc tế Nội Bài trong chuyến bay sang Anh rạng sáng 3-10-2016 có một phụ
nữ trẻ và một đứa bé. Đây là lần đầu tiên cô về thăm nhà ở Yên Thành, Nghệ An
sau nhiều năm ly hương.
Hoàng Nguyên Vũ - "Doanh nhân trẻ triệu đô": Toàn một lũ lừa đảo !
Trên truyền thông, cứ dăm bữa nửa tháng lại
xuất hiện một gương mặt "doanh nhân trẻ triệu đô".
Ừ,
"doanh nhân trẻ triệu đô" xây dựng một thương hiệu gì đó, thuê viết
PR la liệt để gọi đầu tư có một cục tiền triệu đô, sau đó "doanh nhân
trẻ triệu đô" làm mọi cách để doanh nghiệp lỗ đi đến phá sản. Phá sản
là ngưng, "doanh nhân trẻ triệu đô" ôm một cục tiền đi làm những chuyện khác.
Hẳn bạn chưa quên cô chủ một chuỗi cà phê
ở Sài Gòn, báo chí không ngớt bài ngợi ca tài năng giỏi giang; các quỹ đầu tư
nhảy vào đầu tư cả mấy chục triệu đô để phát triển. Phi vụ bán thương hiệu
thành công, nữ "doanh nhân trẻ triệu đô" ở lại làm giám đốc điều
hành chuỗi cà phê ấy. Nhưng một thời gian ngắn sau, cả chuỗi cà phê phá sản,
nhà đầu tư mất một khối tiền khổng lồ. Duy nhất có một kẻ được trong thương vụ
triệu đô này, đó chính là "nữ doanh nhân trẻ triệu đô" ấy.
jeudi 24 octobre 2019
Ngô Đào - "Phỏng vấn" bác nông dân
Tiện thể việc
bạn quý gửi thùng quà "Rau củ nhà trồng được" từ vùng cao về, vừa
ngồi chén khoai lang bở tơi vừa gật gù trò chuyện với bác giúp việc:
- Bây giờ khó
mà tìm được những giống ngô nếp ngon như trước, toàn ngô lai…
- Ôi làm gì còn, chúng tôi toàn phải ra mua giống ở cửa hàng.
- Sao các bác không tích trữ lại như các cụ ngày xưa í, hạt nào to mẩy thì để lại làm giống? Lúa cũng thế, sao phải phụ thuộc vào cửa hàng bán giống?
- Ôi nông dân chúng tôi giờ lười lắm, đến đi gặt lúa cũng ngại phải thuê nữa là ! Mà vì gặt lúa cũng sợ ô nhiễm vì phải phun thuốc chống rầy nâu, ngày hôm trước phun ngày sau gặt, phải đi ủng vào í !
Chuyến xe tử thần đến Anh của 39 di dân Trung Quốc
Cảnh sát khám nghiệm chiếc xe tải chứa 39 xác di dân Trung Quốc phát hiện tại Grays, thuộc hạt Essex, cách Luân Đôn 20 km, ngày 23/10/2019. |
Việc phát hiện xác chết của 39 người nhập cư trong
một chiếc xe tải ở Anh là sự kiện chấn động được tất cả các báo Pháp
hôm nay 24/10/2019 đề cập đến.
Thảm kịch xảy ra lúc Anh đang muốn chống di dân lậu
Bài xã luận của La Croix mang tựa đề « Khủng khiếp xung quanh vấn đề di dân »
cho biết chủ đề được chuẩn bị cho số báo hôm nay là tình hình tồi tệ ở
trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos của Hy Lạp, nhưng thông tin này đã
khiến bức tranh thêm đen tối. Không rào cản nào ngăn được ý định của
những người quyết tâm tìm đến Tây Âu.
Thảm kịch này còn mang tính
biểu tượng vì có liên quan đến Đông Âu, trong lúc Anh quốc đang muốn ra
khỏi Liên hiệp Châu Âu, đặc biệt là để tránh luồng người nhập cư. Mạng
lưới đưa người vượt biên muốn kiếm lợi nhuận tối đa, đã nhẫn tâm đưa các
khách hàng đến chỗ chết. Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ sự đau xót
trước bi kịch, còn lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn đánh giá là « thảm kịch nhân đạo khó tin ».
mercredi 23 octobre 2019
Sự đỏng đảnh của phở Việt
(TTO 23/10/2019) Sự biến mất của chuỗi phở Ông Hùng và
Món Huế cho thấy kinh doanh những món ăn truyền thống không hề dễ, nhất là những
món đỏng đảnh như phở.
Tôi đã từng thích thú sự phát triển của
phở Việt khi những có những doanh nhân từ nước ngoài về với tham vọng biến nó
thành chuỗi theo kiểu nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ. Nhà hàng Món Huế - phở ông
Hùng cũng hoạt động theo chuỗi.
Tôi và thằng nhóc nhỏ ở nhà hay lang
thang vào những quán này ăn cho biết, có những món làm sang như nem công chả phụng
giá 900.000 đồng, có những món đậm chất Huế như cơm hến... nhưng được khách gọi
ăn nhiều nhất là phở.
Một năm gần đây những khách hàng quen thuộc
cảm thấy sự xuống sắc hẳn của chuỗi Nhà hàng Món Huế, khách thưa vắng, phở lạnh
tanh và cái chết của nó không có gì ngạc nhiên với người trong nghề.
Inscription à :
Articles (Atom)