Cổ động bầu cử thời Việt Nam Cộng Hòa. |
Việt
Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo
vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng
một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Lời
mở đầu Hiến pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc
ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước
đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ
phát triển con người toàn diện.”
Còn
Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi “Văn hóa
giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và
nhân bản.”
Con người làm gốc
Việt
Nam Cộng Hòa nhìn nhận mọi người đều có quyền và có bổn phận như nhau, không ai
được sử dụng người khác làm phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu cá
nhân hay đảng phái.
Người
miền Nam tin rằng giới lãnh đạo cũng là con người nên đều mắc phải những sai
lầm, vì thế cần xây dựng một thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập, với luật pháp
chặt chẽ để kiểm soát quyền lực của tầng lớp lãnh đạo.
Việt
Nam Cộng Hòa nhìn nhận sự khác biệt giữa người và người, ngăn cấm việc kỳ thị
giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, sắc tộc, trình độ học vấn hay kỳ thị dựa trên
lý lịch, trên chính kiến, mọi người đều có cơ hội bình đẳng.
Mọi
chiến lược, chính sách, chủ trương, hành động quốc gia đều phải phù hợp với
nhân sinh quan về con người, với mục đích phục vụ con người, quan tâm tới quyền
lợi và hạnh phúc của con người.
Ngoài
việc xây dựng thành công nền giáo dục nhân bản, mọi sinh hoạt tôn giáo, sắc
tộc, hướng đạo, văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, dân sự đều được đối xử một cách
công bằng không thiên vị.
Chính
quyền miền Nam nhìn nhận và bảo vệ quyền con người, quyền dân sự được ghi trong
bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.
Trong
hoàn cảnh chiến tranh, gia đình những người theo cộng sản vẫn được đối xử một
cách công bằng như mọi công dân khác. Họ được pháp luật bảo vệ, được quyền bầu
cử, quyền gia nhập quân đội bảo vệ đất nước, quyền tham gia chính trị, được làm
ăn buôn bán, con em họ được đến trường như mọi trẻ em khác tại miền Nam.
Từ
năm 1962, chương trình Hồi chánh giúp trên 200 ngàn cán binh cộng sản buông
súng quay về tạo dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân tộc.
Dân tộc làm nền
Tinh
thần dân tộc được hình thành và phát triển theo giòng lịch sử, tạo tình đoàn
kết, gắn bó dân tộc và phát triển quốc gia.
Trong
thời bình thúc đẩy người dân đóng góp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ
thuật, nâng cao dân trí. Vào thời chiến giúp toàn dân đoàn kết đánh đuổi ngoại
xâm.
Việt
Nam Cộng Hòa luôn đề cao các giá trị lịch sử dân tộc, độc lập, tự chủ, ngôn
ngữ, nghệ thuật, văn hóa. Ngay từ tấm bé trẻ em miền Nam được dạy yêu nước
thương nòi. Người miền Nam luôn tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống
tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, sắc tộc, địa
phương và đất nước.
Chính
phủ miền Nam chủ trương bảo tồn và phát huy những tinh hoa, những truyền thống
tốt đẹp của văn hóa dân tộc, để không bị mất đi hay bị đồng hóa với văn hóa
nước ngoài. Người miền Nam giữ gìn văn hóa dân tộc nhưng luôn cởi mở, cầu tiến,
học hỏi, gạn lọc điều hay cái đẹp của văn hóa dân tộc khác.
Việt
Nam Cộng Hòa đặt Tổ quốc trên hết, đặt dân tộc và đất nước trên cá nhân, trên
giai cấp, trên đảng phái và trên cả thể chế chính trị.
Tự
do để tiến bộ
Việt Nam Cộng Hòa lấy triết
lý khai phóng làm rường cột thăng tiến. Mọi người được tự do mở rộng tầm nhìn,
tự do trau giồi năng khiếu, tự do ngôn luận, tự do quyết định cho chính mình,
tự do tìm ra sự thật, ra điều hay, lẽ phải, tìm đến chân, thiện, mỹ.
Ngay từ nhỏ trẻ em miền Nam đã được giáo dục
tự do, được khuyến khích mở rộng tầm nhìn tiếp nhận những tư tưởng và kiến thức
tân tiến trên thế giới. Nhờ vậy xã hội miền Nam đào tạo được
những công dân tự do, sẵn sàng nhận trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, biết xây
dựng kinh tế, phát triển xã hội, đón nhận văn minh thế giới và tích cực đóng
góp vào sự thăng tiến nhân loại.
Miền Nam đã xây dựng một Hiến
pháp và một thể chế dân chủ tam quyền phân lập rõ ràng. Nền Cộng Hòa tại miền Nam có thể được xem
là một nền dân chủ hiến định và pháp trị tiên tiến vào bậc nhất trong khu vực Á
châu thời ấy.
Nền tảng triết lý Việt Nam Cộng Hòa
Tổng
hợp ba tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc tạo thành triết lý xây dựng
Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến
tranh và chỉ trong vòng 20 năm đã xây dựng được nền tảng vững chắc. Một quốc
gia với kinh tế tự do, y tế đại chúng, người cày có ruộng, báo chí tự do, tôn
giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển tự do, và một nền dân chủ hiến
định, pháp trị với tam quyền phân lập rõ ràng.
Một
xã hội dân sự với nhiều hội đoàn dân sự, gồm các tổ chức tôn giáo, nghiệp
đoàn, hướng đạo, đồng hương, tương trợ, từ thiện, nghiên cứu, các câu
lạc bộ, đã được hình thành tại miền Nam. Đặc biệt, nền giáo dục dựa trên nhân
bản, khai phóng và dân tộc, đã đào tạo được những thế hệ công dân tốt cho miền
Nam, cho Việt Nam và cho nhân loại.
Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa
Con
người làm gốc, dân tộc làm nền, tự do để tiến bộ đã trở thành nền tảng văn hóa
Việt Nam Cộng Hòa, được bảo tồn và được truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày
nay. Văn hóa thể hiện qua cách sống cách suy nghĩ. Người Việt Nam Cộng Hòa
sống, suy nghĩ và hướng về tương lai hoàn toàn khác với người cộng sản.
Sau
20 năm chia cắt lấy thời điểm 30/4/1975 làm mốc, miền Bắc đã trở thành một bản
sao của cộng sản Trung Hoa. Xem lại phim ảnh cách ăn mặc, cách phục sức, cách
sống, cách giáo dục, xem lại sách báo, lại văn thơ, lại âm nhạc, lại tranh ảnh
miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này.
Ở
hải ngoại, 44 năm qua người Việt Nam Cộng Hòa vừa bảo vệ cộng đồng, bảo tồn văn
hóa, vừa hỗ trợ quốc nội đấu tranh cho tự do và vẹn toàn lãnh thổ.
Ở
những nơi đông người Việt sinh sống nhiều hội đoàn dân sự được thành lập, có
trường dạy tiếng Việt, có sách giáo khoa soạn theo chương trình trước 1975, có
tổ chức những buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc, tổ chức Tết, Tết Trung Thu
cho trẻ em. Mỗi gia đình đều cố gắng gìn giữ tiếng Việt cho con em, duy trì
những sinh hoạt gia đình và cộng đồng, vừa giảng giải cho con em truyền thống
dân tộc, vừa nhắc nhở con em lý do phải bỏ nước ra đi.
Nhiều
ban nhạc, ban kịch, ban cải lương, câu lạc bộ văn học nghệ thuật và cả điện ảnh
cũng được hình thành ở khắp nơi. Truyền thanh, truyền hình và báo chí là những
phương tiện phục vụ cộng đồng có mặt ở mọi nơi. Nhiều nơi còn xây dựng đền thờ
Quốc Tổ, đền thờ và tượng đài các anh hùng dân tộc, viện bảo tàng, chùa, nhà
thờ, võ đường, trung tâm sinh hoạt cộng đồng.
Phục hồi Việt Nam
Ở
trong nước, người Việt Nam Cộng Hòa vẫn âm thầm gìn giữ và truyền bá cho thế hệ
tiếp nối nền văn hóa nhân bản, khai phóng và dân tộc, mong một ngày phục hồi
đất nước. Sức sống của văn hóa Việt Nam Cộng Hòa vô cùng mãnh liệt, mặc dù bị
nhà cầm quyền Hà Nội ngăn cấm âm nhạc, văn học, nghệ thuật, cách sống tại Việt
Nam ngày nay được phục hồi mạnh mẽ.
Phong
trào thoát Trung là nỗ lực đẩy lùi tì vết văn hóa Trung Hoa còn tồn đọng tại
Việt Nam.
Nhiều
người cộng sản miền Nam trong tiềm thức vẫn chưa quên một xã hội miền Nam đầy
nhân bản, khai phóng và dân tộc. Trước Quốc Hội cộng sản, 12/9/2018, bà chủ
tịch Nguyễn thị kim Ngân phải thừa nhận kiến thức về sử ký và địa lý nước nhà,
bà học từ thời Việt Nam Cộng Hòa nay vẫn nhớ không quên điều gì. Bà Ngân biểu
lộ lòng luyến tiếc vì giờ đây trẻ em học hành khổ sở, nhưng sử ký và địa lý
nước nhà hầu hết đều không biết.
Triết
lý nhân bản, khai phóng và dân tộc ngày nay được nhiều người miền Bắc biết đến,
nhất là giới trẻ Việt Nam những người đang tìm kiếm một con đường thay cho con
đường cộng sản bị nhân loại đào thải.
Tự
do và dân chủ chỉ là điều kiện cần, mục đích và triết lý sống của dân tộc là
điều kiện đủ để phục hồi Việt Nam.
Mục
đích và triết lý sống giúp mỗi dân tộc biết đang ở đâu, đang làm gì, đang sống
như thế nào, sẽ đi về đâu, đi cách nào và làm sao để đạt được mục tiêu tối
thượng trong hoàn cảnh và khả năng có được. Mục đích, triết lý và văn hóa xây
dựng xã hội thời Việt Nam Cộng Hòa đã thích hợp và thành công ở miền Nam, cũng
sẽ thích hợp với cả nước.
Nhân
bản, khai phóng và dân tộc sẽ trở thành mục đích, triết lý và văn hóa chung cho
toàn dân tộc làm nền tảng đưa đất nước đi lên theo kịp đà tiến bộ và văn minh
nhân loại.
NGUYỄN
QUANG DUY (Tác giả gởi blog Thụy My)
Melbourne,
Úc Đại Lợi
26/10/2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.