vendredi 11 septembre 2015

Pháp: Vì sao di dân không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?


Một tàu vượt biên Việt Nam được tàu "Đảo Ánh sáng" cứu.
Đăng ngày 11-09-2015

Trước làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu hiện nay, người Pháp vẫn có tâm lý e ngại, thờ ơ, cho đến khi những hình ảnh thương tâm của em bé Syria chết đuối đánh động được dư luận. Tâm lý này tương phản với phong trào cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập niên 70.
Vào thời kỳ đó, một phong trào đầy cảm động đã nổi lên ở nước Pháp và nhiều quốc gia phương Tây khác, nhằm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân chạy trốn chế độ cộng sản Việt Nam trong các điều kiện bi thảm, và cả người Cam Bốt, người Lào.

Singapore bầu Quốc hội, đảng cầm quyền ở thế thượng phong

Thủ tướng Lý Hiển Long và người ủng hộ vui mừng trước kết quả bầu cử, 11/09/2015.

Hai triệu rưỡi cử tri Singapore đi bỏ phiếu hôm nay 11/09/2015 để bầu ra các đại biểu ở Quốc hội, từ nửa thế kỷ qua vẫn do đảng Hành động Nhân dân (PAP) thống trị. Cho dù đảng cầm quyền cầm chắc phần thắng để lập chính phủ, nhưng sẽ khá chật vật trong kỳ bầu cử này.
Lần đầu tiên kể từ khi Singapore độc lập năm 1959, các đảng đối lập đưa ra được các ứng cử viên cho cả 89 ghế trong Quốc hội, trong đó đảng quan trọng nhất là Lao động có 28 ứng viên. Chiến dịch tranh cử của họ tập trung cho các vấn đề việc làm, chi phí y tế và nhà ở.

jeudi 10 septembre 2015

Lính Nga tại Syria : Tiền lệ Crimée sẽ lặp lại ?

Một máy bay Sukhoi của Nga cất cánh từ Crimée ngày 27/08/2015.
(AFP 09/09/2015) Những căn nhà tiền chế có thể đón tiếp hàng trăm binh lính, một tháp kiểm soát, các phi cơ vận tải…Nhiều yếu tố cho thấy Nga tăng cường hiện diện quân sự tại miền tây bắc Syria, gây quan ngại cho Hoa Kỳ.

Về mặt chính thức, Nga chỉ có mặt trên lãnh thổ Syria với các cơ sở hậu cần cho quân đội tại cảng Tartous, bên bờ Địa Trung Hải.

Nhưng những ngày gần đây, các thông tin trên báo chí về sự tăng cường hiện diện quân sự, rồi đến những tấm ảnh trên mạng xã hội Nga với các lính Nga khẳng định đang ở trên đất Syria, khiến người ta lập tức phải đặt ra câu hỏi : Matxcơva đang âm mưu những gì tại Syria ?

mercredi 9 septembre 2015

Elizabeth Đệ nhị, nữ hoàng trị vì lâu nhất mọi thời đại


Sự kiện Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị của Anh quốc đã ở ngôi được 63 năm 216 ngày, đánh bại kỷ lục của Nữ hoàng Victoria trước đây, được tất cả các báo chú ý. Libération dành trang bìa và bốn trang trong để tìm cách lý giải, vì sao người đứng đầu khối Thịnh vượng chung lại có thể trị vì lâu như thế. Trên thế giới, chỉ có Quốc vương Thái Lan Bhumipol là tại vị lâu hơn bà (69 năm).

Là con gái Hoàng tử thứ hai của Quốc vương George Đệ ngũ, công chúa nhỏ Elizabeth chào đời năm 1926. Công chúa chưa bao giờ đến trường mà được giáo dục ngay trong Hoàng cung để trở thành một lady hoàn hảo – biết mỉm cười, tiếp khách và khiêu vũ trong các cuộc tiếp tân thượng lưu ; chứ không phải là người sẽ lên ngôi vị cao nhất trong vương triều.

mardi 8 septembre 2015

Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục giảm sút đáng ngại

Một tàu hàng cập cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.


Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục đà xuống dốc trong tháng Tám : xuất khẩu giảm sút, còn nhập khẩu thụt lùi mạnh mẽ, chứng tỏ nền kinh tế thứ hai thế giới đang mất sức rõ rệt, đồng thời phản ánh sự sai biệt giữa tỉ lệ tăng trưởng do Bắc Kinh loan báo và các chỉ số của nền kinh tế thực.
Nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm đến 13,8%, so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Tám, với tổng giá trị 136,6 tỉ đô la sau khi đã giảm 8,1% trong tháng trước, và là tháng thứ 10 liên tiếp đi xuống. Xuất khẩu giảm 5,5% với doanh số 196,9 tỉ đô la, sau khi tháng trước giảm 8,9%. Những con số này một lần nữa khẳng định sự sa sút của Trung Quốc, nước chiếm đến 13% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, gây lo ngại ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới.

Lính Ukraina bị Nga bắt vì sang Crimée « giao lưu »



Ba quân nhân Ukraina mà chính quyền Kiev tuyên bố mất tích hôm 07/09/2015 đã bị lính biên phòng Nga bắt giữ tại Crimée khi ba người này đến « uống rượu Vodka » hữu nghị với họ, theo thông báo của Hải quan Nga.
Trong thông báo gởi cho hãng tin Tass, Hải quan Nga giải thích rằng ba quân nhân Ukraina đã mang đến « một quả dưa hấu, thịt nguội Ukraina và rượu Vodka » để « giao lưu hữu nghị » với những người lính biên phòng Nga đang gác phía bên kia ranh giới với Ukraina tại Crimée, bán đảo đã bị Matxcơva dùng vũ lực sáp nhập vào tháng 3/2014.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tái đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay 08/09/2015 tiếp tục lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (PLD) cầm quyền thêm một nhiệm kỳ ba năm. Ông cam kết sẽ tiếp tục các nỗ lực tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế thứ ba thế giới, đồng thời đào sâu các tranh luận về việc xét lại Hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản.
Ông Shinzo Abe, lên nắm quyền với lời hứa tái thúc đẩy nền kinh tế đồng thời tăng cường phòng vệ đất nước, lại đứng đầu đảng PLD thêm ba năm nữa sau khi đối thủ tiềm năng duy nhất là bà Seiko Noda, cựu lãnh đạo đảng, đã không có đủ ủng hộ để ra tranh cử.

Pháp và Anh muốn không kích quân thánh chiến tại Syria



Trước nguy cơ khủng bố được điều khiển từ Syria, Pháp và Anh muốn tiến hành các cuộc không kích vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS hoặc Daech) tại nước này, trong khi Luân Đôn đã từng không kích lần đầu bằng máy bay không người lái vào cuối tháng Tám năm 2015. Hôm nay 08/09/2015 quân đội Pháp bắt đầu những chuyến bay dọ thám đầu tiên trên không phận Syria.
Tổng thống Pháp François Hollande hôm qua đã loan báo Paris sẽ tiến hành « các chuyến bay trinh sát trên không phận Syria ». Ông cho biết : « Việc này hữu ích cho ý định không kích vào IS, duy trì tính chủ động trong hành động và quyết định. Cần phải biết tại Syria họ đang chuẩn bị những gì chống lại chúng ta và nhân dân Syria ». Hôm nay hai chiếc Rafale và một phi cơ tiếp liệu C-135 đã cất cánh làm nhiệm vụ và về từ căn cứ ở vịnh Pec-xich an toàn.

Matxcơva : Mỹ yêu cầu Athens không cho máy bay Nga tiếp tế Syria



Hoa Kỳ đã yêu cầu Hy Lạp không cho phép các máy bay Nga tiếp tế cho Syria bay qua không phận nước mình. Phát ngôn viên điện Kremli hôm qua 07/09/2015 đã xác nhận thông tin từ một quan chức Hy Lạp cho biết như trên. Bungari hôm nay 08/09/2015 khẳng định đã từ chối không cho một số phi cơ Nga bay qua để đến Syria.

Ông Dimitri Peskov, phát ngôn viên Kremli đã khẳng định thông tin mà cho đến nay chỉ mới có một quan chức ngoại giao Hy Lạp giấu tên đưa ra. Hy Lạp vốn là thành viên NATO, đã được Matxcơva đề nghị cho hai máy bay Nga bay qua trong khoảng ngày 1 đến 24/09. Nhưng hôm thứ Bảy 05/09 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Serguei Lavrov đã bày tỏ « quan ngại của Hoa Kỳ » về khả năng Nga can thiệp quân sự vào Syria.

vendredi 4 septembre 2015

Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm


Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm nay, trong lúc hai nước láng giềng đều đang phải đối phó với mối đe dọa quân sự của Trung Quốc do việc Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. AFP hôm qua 03/09/2015 dẫn lời quan chức hai nước cho biết như trên.

Cả hai chính phủ nói rằng hiệp định sẽ giúp tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và quốc phòng giữa hai quốc gia Đông Nam Á bị nguy ngập nhiều nhất trước tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.

Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận « xử lý đúng đắn » tranh chấp

CT nước VN Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 03/09/2015.

Reuters dẫn tin của Tân Hoa Xã cho biết, hôm 03/09/2015 hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã cùng thỏa thuận sẽ « xử lý một cách đúng đắn » những tranh chấp, trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Các động thái ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc để xác quyết chủ quyền trên biển khiến các nước láng giềng lo sợ, và làm dấy lên mối quan ngại đối với Hoa Kỳ, mặc dù Bắc Kinh nói rằng không có ý định thù địch.

Sau cú sốc ảnh bé tị nạn chết đuối, châu Âu họp bàn về nhập cư

Thuyền nhân đổ bộ lên đảo Kos của Hy Lạp, 20/08/2015.

Ngoại trưởng các nước Liên Hiệp Châu Âu hôm nay 04/09/2015 họp lại tại Luxembourg bàn về cuộc khủng hoảng di dân, sau cú sốc từ tấm ảnh em bé Syria tị nạn trôi dạt vào bờ biển, và lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc chia sẻ gánh nặng 200.000 người nhập cư vào châu lục này.

Trước hội nghị, Pháp và Đức hôm qua đã đưa ra một sáng kiến đánh dấu bước ngoặt trong nhận định về cuộc khủng hoảng nhập cư, về việc « tổ chức đón tiếp những người tị nạn và phân bổ một cách công bằng tại châu Âu », chủ yếu là những gia đình phải trốn chạy cuộc nội chiến ở Syria.

Hoa Kỳ trừng phạt một công ty xuất khẩu vũ khí Nga


Chính phủ Mỹ đã quyết định trừng phạt tập đoàn quốc doanh Nga Rosoboronexport chuyên xuất khẩu thiết bị quân sự, vì đã vi phạm luật của Hoa Kỳ hạn chế việc buôn bán vũ khí với Iran, Bắc Triều Tiên và Syria ; và như vậy, sắp tới quân đội Mỹ không thể mua thiết bị từ công ty này.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo lệnh trừng phạt này vào hôm thứ Tư 2/9. Hôm qua, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết năm 2013 Mỹ có mua trực thăng Mi-17 của Rosoboronexport để cung ứng cho lực lượng an ninh Afghanistan.

jeudi 3 septembre 2015

Bóp méo lịch sử, Trung Quốc diễn binh để xưng tụng « đảng cộng sản thắng Nhật »

Tập Cận Bình và lãnh đạo các nước trên khán đài danh dự chứng kiến diễn binh, 03/09/2015


Các tài liệu chính thức phân phát cho báo chí nhân dịp diễn binh mô tả đảng Cộng sản là tổ chức « lãnh đạo » phong trào kháng chiến Trung Hoa, và cuộc du kích chiến mà đảng tiến hành chính là « cuộc chiến chủ yếu chống lại quân Nhật ». Nhưng thực ra đại đa số các trận đánh quy ước lớn là do các lực lượng liên minh Quốc dân đảng của Thống chế Tưởng Giới Thạch - kẻ thù không đội trời chung của phe cộng sản - tổ chức.
Tuy gia đình mình từng tích cực tham gia cuộc chiến đẩy lùi quân Nhật ra khỏi Trung Quốc trong Đệ nhị Thế chiến, nhưng khi nhắc đến cuộc diễn binh vĩ đại ngày hôm nay 03/09/2015 tại Bắc Kinh, TT Chen, người thợ làm bánh ngọt lại cảm thấy nghẹn lời.

IMF : Tác động từ tăng trưởng chậm của Trung Quốc nặng nề hơn dự kiến

Thị trường chứng khoán Thượng Hải tiếp tục sụt giảm, 02/09/2015.

Tình trạng kinh tế Trung Quốc đang khựng lại, dù đã được dự kiến trước, nhưng tác động lại trầm trọng hơn người ta tưởng. Đó là nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bản báo cáo công bố hôm nay 03/09/2015 nhằm chuẩn bị cho hội nghị các Bộ trưởng Tài chính khối G20 sẽ diễn ra tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.
IMF nhận xét : « Việc Trung Quốc chuyển đổi sang một nhịp độ tăng trưởng chậm hơn, tuy nhìn chung là phù hợp với dự báo, nhưng dường như lại gây ra những tác động xuyên biên giới quan trọng hơn là đã tính toán trước đây. Điều này phản ánh qua việc sụt giảm giá cả các loại nguyên vật liệu, và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ».

mercredi 2 septembre 2015

Giàn khoan Ấn Độ sẵn sàng đến Biển Đông, Trung Quốc bực tức


Một giàn khoan của tập đoàn ONGC, Ấn Độ.
Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm 01/09/2015 khi nêu ra việc tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) sẵn sàng đưa giàn khoan đến Biển Đông hợp tác với Việt Nam, đã chỉ trích việc này là « bất hợp pháp », « thiếu thận trọng », có thể « phá hoại » đà tiến tích cực trong quan hệ đôi bên.

Bài xã luận trên tờ China Daily được tờ Times of India trích dẫn, viết: « Ý định của Ấn Độ, một lần nữa lại muốn tìm kiếm dầu lửa ở vùng tranh chấp trên Biển Đông là một hành động thiếu thận trọng, sẽ làm phức tạp thêm việc tranh chấp chủ quyền trên biển, gây hại cho việc duy trì khuynh hướng tích cực hiện nay trong quan hệ Trung-Ấn ».

Seoul tố cáo Bình Nhưỡng dọ thám bằng máy bay không người lái

Lính Hàn Quốc tuần tra ở khu vực Bàn Môn Điếm, 22/08/2015.

Hàn Quốc hôm nay 02/09/2015 lên án Bắc Triều Tiên đã cho máy bay không người lái dọ thám dọc theo biên giới, vào thời điểm diễn ra cuộc thương lượng tuần rồi nhằm chấm dứt tình trạng căng thẳng giữa hai nước Triều Tiên, có nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự.

Radar đã phát hiện một máy bay không người lái đáng ngờ lần đầu tiên vào hôm 22/8 trên vùng phi quân sự chia cắt bán đảo Triều Tiên. Phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu Hàn Quốc nói với AFP : « Chiếc máy bay này lượn rất gần chu vi phía nam vùng phi quân sự, nhưng chúng tôi không chặn được nó ». 

Quốc hội Guatemala nhất trí bãi bỏ quyền miễn trừ tư pháp của đương kim Tổng thống

Dân Guatemala gõ trống ăn mừng trước Quốc hội khi quyền miễn trừ tư pháp của Tổng thống bị bãi bỏ.

Đông đảo người dân Guatemala hôm qua 01/09/2015 đã vui mừng chào đón sự kiện lịch sử, khi Tổng thống Otto Pérez đã bị Quốc hội nhất trí bỏ phiếu bãi bỏ quyền miễn trừ tư pháp, nên có thể bị khởi tố vì tội tham nhũng.

Hàng trăm người dân đã tập hợp trước Quốc hội, sau khi các đại biểu thông qua việc bãi bỏ quyền miễn trừ tư pháp của đương kim Tổng thống phe bảo thủ, với toàn bộ phiếu của 132 dân biểu hiện diện (trên tổng số 158 dân biểu trong Quốc hội). Trong tiếng kèn trompette và tiếng pháo vang trời, đám đông biểu tình, vui mừng và xúc động, đã diễu hành đến quảng trường trung tâm, nơi hàng ngàn người tụ về chào đón sự kiện này bất chấp trời mưa tầm tã.

Cựu Thủ tướng Mahathir bị thẩm vấn do tham gia biểu tình chống chính phủ

Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad (giữa) tham gia biểu tình chống đương kim Thủ tướng Najib Razak

Cựu Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, vẫn là một nhân vật có ảnh hưởng lớn ở tuổi 90, sẽ bị các điều tra viên thẩm vấn sau khi ông tham gia một cuộc biểu tình của phe đối lập chống lại đương kim Thủ tướng. Cảnh sát Malaysia hôm nay 02/09/2015 cho biết như trên.

Vào cuối tuần rồi, đối lập đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi Thủ tướng Najib Razak phải từ chức do bị cáo buộc tham nhũng. Tại Kuala Lumpur trên 200.000 người đã xuống đường, đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từ nhiều năm qua tại Malaysia.

Tàu cao tốc Eurostar bị rối loạn do di dân xâm nhập

Các hành khách đi tàu Eurostar bị kẹt tại nhà ga Calais

Việc đông đảo di dân xâm nhập vào Eurotunnel đã làm sáu chuyến tàu Eurostar tối qua rạng sáng nay 02/09/2015 bị rối loạn nghiêm trọng. Còn Hungary hôm qua lại tiếp tục ngăn chận dòng người nhập cư đông kỷ lục muốn lên xe lửa đi Áo và Đức, trong lúc châu Âu vẫn chia rẽ trước làn sóng tị nạn đông đảo nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay. 

Bốn chuyến tàu Eurostar nối Paris với Luân Đôn đã phải nằm bất động cho đến khuya hôm qua, chuyến thứ năm phải ngừng trước lối vào đường hầm dưới biển Manche và chuyến thứ sáu không chạy được do hàng trăm di dân hiện diện trên đường rày. SNCF phải cúp điện để sơ tán những người này. Khoảng 3.000 đến 4.000 người chủ yếu từ châu Phi vẫn đang tập hợp tại Calais để tìm cách đi sang Anh.