vendredi 28 mars 2025

Phúc Lai – Một vấn đề liên quan cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 28/03/2025

Việt Nam có làm được tàu vũ trụ không?

Có người vừa hỏi tôi, rằng thấy luận điệu pro-Putler của thằng nào đó nói: Nga không làm được vòng bi, mà làm được tàu vũ trụ. Đây là một trong những luận điệu ngu xuẩn nhất mà chúng ta thường nghe từ khi nổ ra cuộc chiến tranh này.

Nếu nói về thủy chiến, lục chiến… song toàn phải nói là tổ hợp của Musk: Làm được cả tàu vũ trụ lẫn xe ô tô điện. Vậy một nước đáng gờm như Trung Quốc, vẫn phóng Trường Chinh lên vũ trụ đều đều đó, mới đây chinh phục cả Mặt Trăng, thế đã làm được vòng bi chưa?

Vòng bi thì ai cũng làm được, nhưng chất lượng của nó đến đâu, làm được to đến cỡ nào và bé đến cỡ nào, tốc độ của nó ra sao và khả năng chịu tải của chúng đến như thế nào… thì lại là một vấn đề khác. Trung Quốc đã thành lập cả một Viện nghiên cứu vòng bi, mà đến nay một số cỡ vòng bi và một số chủng loại quan trọng, vẫn gặp một số khó khăn và phụ thuộc vào mấy hãng lớn của nước ngoài.

Ngay cả Nhật Bản sản xuất vòng bi rất tốt, nhưng một số chủng loại đặc biệt, vẫn thua bi Đức hoặc Thụy Điển. Đó là một khía cạnh.

Khía cạnh thứ hai quan trọng hơn, là sản xuất lớn. Để làm được một cái gì đó đơn chiếc với bất cứ quốc gia nào, nếu được đầu tư nghiêm túc đủ mức kiên trì, thì sẽ làm được và tất nhiên với điều kiện không bị cấm vận. Nhất là, trong thời đại hiện nay – thời của máy móc hiện đại với rất nhiều máy CNC tốt và tân kỳ, cứ có máy là làm được rất nhiều việc.

Nếu cho chúng ta phác thảo ra lộ trình làm tàu vũ trụ ở… Hòa Lạc, thì từ những năm 2000 cần gửi kỹ sư sang các trung tâm ở châu Âu, Hoa Kỳ… thậm chí cả ở Nga, để học về công nghệ, cụ thể là công nghệ điện tử và cơ khí. Với các hệ thống máy tính rất mạnh như hiện nay, nếu có những chuyên gia toán học và vật lý vũ trụ thực sự giỏi, có thể tính toán được những hệ phương trình rất phức tạp cho xây dựng tàu vũ trụ và sau đó, cho nó hoạt động. Như Trung Quốc để đạt được những thành tựu trong thập niên thứ Ba của thế kỷ XXI, họ phải thực hiện dự án đó một cách nghiêm túc từ 50 năm trước.

Chúng ta cũng vậy, nếu bây giờ đi tắt đón đầu thì 20, 30 năm có thể thực hiện được. Tất cả những thiếu thốn về công nghệ và kỹ thuật, cần phải mua được từ nước ngoài. Khi đó, không chỉ con chip vi xử lý, mà từng chiếc điện trở, từng con ốc con vít… cũng đều phải được nhập khẩu hoặc ít nhất, sản xuất trong nước bằng phôi đặc biệt nhập khẩu (vì chúng ta có công nghệ vật liệu gì đâu) và bằng máy móc đạt chuẩn.

Nếu làm như vậy, Việt Nam vẫn có thể không sản xuất được ốc vít một cách đại trà đạt chuẩn chính xác nhưng lại vẫn có thể chế tạo được tàu vũ trụ. Chẳng hạn tôi mới đọc gần đây tin Viettel chế tạo ăng-ten vũ trụ gì đó… và hoàn toàn có thể chế tạo được vệ tinh nhân tạo, tôi không nghi ngờ về điều này. Nhưng nếu nói rằng, tất cả các linh kiện chi tiết trên đó được chế tạo trong nước, thậm chí con chip vi xử lý cũng được in 3D trong nước luôn, thì không ai có thể tin được, mà phần nhiều các chi tiết trên đó vẫn phải nhập khẩu về để lắp ráp.

Câu chuyện nó hoàn toàn tương tự như Trung Quốc phóng tàu vũ trụ và Kim Ủn chế tạo tên lửa vượt đại châu với vũ khí hạt nhân. Dồn tất cả nguồn lực quốc gia vào làm một việc kiểu chế tạo đơn chiếc, không phải là không làm được, nhưng những chỉ số cơ bản của quốc gia như tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chẳng hạn, lại là một việc hoàn toàn khác. Về sản xuất cũng như vậy, để làm được một chi tiết nào đó có thể đặt làm đơn chiếc, nhưng để sản xuất hàng vạn, hàng triệu chiếc… lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Theo số liệu của Nga, tính đến năm 2007 toàn ngành đường sắt nước này (RZD) sở hữu 24.200 toa xe chở khách và 526.900 toa xe chở hàng, cùng với 270.000 toa xe chở hàng khác thuộc sở hữu tư nhân. Đến 10 năm sau, con số tổng phải đạt đến 800.000, 900.000 toa xe. Nếu chỉ tính sơ sơ mỗi toa 4 trục bánh, mỗi đầu trục cần tối thiểu 1 vòng bi (chính) thì đã nhu cầu cơ bản đã là 3 triệu 600 nghìn vòng bi trục bánh toa xe rồi. Mà phải nói rằng, vòng bi toa xe tầu hỏa, thì Trung Quốc có cố sản xuất cũng không dùng được đâu.

Ngay trong cuộc chiến tranh này, Nga đã từng cố thử phóng một cái tàu vũ trụ nào đó lên Mặt Trăng thì phải, Lunakhod-2 à… nhưng nó nổ bùm. Anh bạn tôi bảo: Đến nhằm bắn mặt trăng còn trượt, nữa là bắn vào mục tiêu ở Ukraine. Nếu bây giờ bỏ hết tất cả các lệnh cấm vận đối với Nga, thì họ lại vẫn có thể làm được tàu vũ trụ, nhưng sản xuất vòng bi thì lại mất nhiều thời gian. Vấn đề của cả vòng bi lẫn tàu vũ trụ, là chuỗi cung ứng. Để chế tạo tàu vũ trụ, có thể mua 10 con chip cùng chủng loại ở nước ngoài về dùng dần, hỏng đâu thay đấy. Nhưng để sản xuất vòng bi “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” thì phải có nhà cung cấp các loại phôi kim loại đạt chuẩn, mà nhà sản xuất đó thì lại ở… Ukraine chẳng hạn. Máy móc thì có thể mua được.

Câu chuyện cũng tương tự như chế tạo mấy cái máy bay chiến đấu, như họ J của Trung Quốc. Họ này sản xuất ở tổ hợp công nghiệp hàng không của họ ở Thành Đô. Một ví dụ cụ thể, J-20 dùng động cơ Thẩm Dương WS-10 (A, B, B3) hoặc WS-15, nhưng gốc của nó dùng Saturn AL-31FM2 của Nga… Như vậy dần dần Trung Quốc đã bắt kịp Nga về công nghệ vật liệu để chế tạo động cơ turbofan, nhưng vẫn có những thông tin cho biết chúng còn kém Nga về độ bền… trong khi về khía cạnh này động cơ Nga thì nổi tiếng kém.

Chúng ta mà đọc những bài báo của mấy thằng ngu chuyên về đề tài quân sự của báo chí xứ Việt, thì sẽ thấy chúng nó khen vũ khí hết nấc, máy bay Nga Tàu là nhất thế giới. Tuy vậy những gì ẩn giấu đằng sau câu chuyện, chúng nó lờ đi không bao giờ nói ra. Chẳng hạn cái F-14 Tomcat của Iran thì phải, bây giờ vẫn làm nhiệm vụ rất tốt, trong khi Su-24, 25 của Nga vào cuộc chiến tranh tổng lực được 1 năm thì vứt đi hết.

Hiện nay không quân nhân dân Trung Quốc vẫn bay biểu diễn bằng máy bay của mình rất tốt, nhưng vào cuộc chiến tổng lực thì mọi chuyện có diễn biến tốt như vậy hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Tất nhiên, Trung Quốc không phải là Nga, nên họ sẽ xoay sở tốt hơn rất nhiều… nhưng chắc chắn vẫn sẽ kẹt một khía cạnh và mức độ nào đó nếu bị cấm vận.

Ngoài lề. Trước đây, máy bay Trung Quốc thường “nhái” tức sao chép hình dáng máy bay Liên Xô, điển hình là Thành Đô J-7 được sản xuất dưới giấy phép từ chiếc Mikoyan Gurevich MiG-21. Sau đó là J-10 giống F-16 đến 99 % (sử dụng động cơ Nga Saturn-Lyulka AL-31FN hay WS-10A – cho thấy động cơ WS-10 chính là bản sao chép Saturn của Nga, tôi cho rằng nhiều chi tiết như cánh tua-bin ban đầu phải mua của Nga vì của Trung Quốc sẽ bị đốt cháy). Những mẫu mới hơn như J-20 đã có hình dạng độc lập, cho thấy sự phát triển các phần mềm thiết kế khí động học của Trung Quốc đã rất tốt.

Nói câu chuyện này không chỉ để hiểu đúng vấn đề, chẳng hạn khi nhìn thấy bài báo “Việt Nam chế tạo máy bay” của BMZ thì đừng có hoắng huýt hết cả lên. Mua chi tiết về lắp ráp thì được, chứ chúng nó có thể mô tả được thị trường kim khí ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội muốn mua bộ then cửa hoặc bản lề cửa, cứ loại đẹp đẹp một chút cũng là do Trung Quốc sản xuất cả không… Sự thật nó phũ phàng vậy đấy: Trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại, để sản xuất nhanh nhiều tốt rẻ từ A đến Z cái vòng bi cho tàu hỏa, có lẽ là Nga chẳng bao giờ làm được.

PHÚC LAI 28.03.2025

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.