Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles

mardi 26 décembre 2023

Phan Thúy Hà - Nghe bác Phan Khánh nhắc chuyện đời sơ

 

Bác nhớ bảy, tám nhà có người chết đói trong làng năm bốn lăm, bây giờ họ sống lại bác vẫn nhớ ra từng tên.

Hai lăm tết, cha bác mang sang nhà anh chắt Lục một xâu thịt bò. Mùng một tết anh sang xin bữa cơm, mẹ bác xới cho một bát, anh xin đem về, mùng bảy tết mấy cha con anh chết cả rồi.

Nhà anh đồ Cận cũng chết cả ba cha con, người mẹ trước đó đã bỏ đi. Nhà dái Sáu chết ba, bốn người. Nhà ông Đậu Chín, chết hai vợ chồng, mấy đứa con, có một đứa con gái đầu vẫn sống. Đau nhất là nhà ông Đậu Ngân, em ông Đậu Chín, nhà tám người chết cả tám, chết trong nhà không ai biết, thối um lên, người ta phải đốt nhà cho bớt thối rồi đưa đi chôn.

lundi 25 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (4)

 

Bài kỳ trước, nhà cháu nói chuyện uống nước vối thay chè, đọc lại sực nhớ quên một chi tiết.

Nước vối nấu bằng lá tươi, lá khô và nụ vối đều được, nếu biết cách nấu/hãm, thậm chí còn thú vị hơn cả chè móc câu. Riêng lá vối khô hoặc nụ vối, cho thêm vài nhánh lá đăng cay khô vào thì có khi còn ngon hơn cả Coca-Cola, Pepsi bây giờ.

Từ dạo vào nam, tôi ít được uống nước vối, lại càng không có dịp nếm mùi lá đăng cay. Thứ lá nho nhỏ như chiếc ngòi bút lá tre, mọc dày hai bên nhánh, nhọn, từa tựa lá dương xỉ. Thày tôi mỗi lần nấu siêu nước vối chả bao giờ quên bỏ mấy nhánh đăng cay vào. Mùi vối đậm đà, thêm hương thơm và vị cay cay dịu nhẹ của lá đăng cay tạo thành thứ “ẩm thủy” khó tả. Gần nửa thế kỷ bặt vắng nó nhưng tôi vẫn cảm thấy mùi hương quê ấy quanh quẩn đâu đây.

Nguyễn Thông - Hang đá

 

Hôm nay đúng ngày 24.12, tối nay có lễ trọng của người theo đạo Thiên Chúa - lễ Noel.

Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giê Su) sinh ngày 25.12, cách nay 2023 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của thánh Muhammad)…

Dẫu trong đám chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Jesus thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v...đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (3)

 

Miền Bắc, sống ở nông thôn, người ta uống nước vối quanh năm suốt tháng. Nếu mua được gói chè “ngon” loại 2, loại 3 như chè Đại Đồng, Phú Thọ chẳng hạn thì phải để dành phòng khi có khách.

Vối sẵn, hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất một cây, góc vườn hoặc bờ ao. Uống lá tươi, cây nhiều lá quá thì bẻ cả cành vặt lá phơi nỏ cho vào bao uống dần. Nụ vối uống rất ngon, nghe nói chữa được cả bệnh liên quan tới thận, lợi tiểu, hợp với người bị bệnh đái dắt.

Hồi tôi còn bé thường ăn quả vối chín, chua chua ngòn ngọt, “xơi” xong mồm miệng trông cứ như hộp đựng thuốc vẽ, lòe loẹt xanh đỏ tím vàng. Trẻ con nhà quê thứ chi cũng ăn, quả thèn đen, quả mây, quả sắn, quả bom bóp… chẳng bổ béo gì nhưng bớt được sự thèm bánh kẹo.

jeudi 21 décembre 2023

Lưu Trọng Văn - Kính phục dân phố cổ Hà Nội

 

Gã lọt vào phố cổ Hà Nội đặt lưng bốn đêm.

Ngõ Tạm Thương cắt phố Yên Thái, người bảo thuộc phường Cửa Đông, người bảo thuộc phường Hàng Gai, oai vệ cặp loa trắng toát, miệng loa bằng cái lồng bàn. Căn phòng gã thuê trọ vinh dự được hứng trọn bản tin phường theo quy trình chặt chẽ: Không cho chúng nó thoát.

Và thế là boong đúng giờ, loa phát. Rất tiến bộ, không có nhạc hiệu, không lời chào dài dòng, vào thẳng ngay vấn đề nóng hổi: Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, hiện nay nắng nóng và mưa sẽ tạo điều kiện cho lăng quăng…

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (2)

 

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Tôi cảm nhận được sự khác biệt ấy khi vào Sài Gòn nhận việc năm 1977. Hai miền tuy cùng một nước nhưng có lẽ do thời thế tác động nên quá nhiều sự khác nhau. Chẳng hạn, ngoài bắc mà mời ăn cơm thì nên hiểu đó là lời chào, còn trong nam đã mời là ăn, không phải mời “lơi”, đừng khách sáo từ chối.

Nhiều nét riêng vậy lắm, để thong thả tôi sẽ kể. Vì vậy, tôi nhắc “chuyện uống chè” thì bạn hãy hiểu rằng đang nghe chuyện bắc, từ một ký ức cũng chưa xa lắm.

mardi 19 décembre 2023

Tạ Duy Anh - Nhớ rét

 

Chưa về già đã lẩn thẩn. Nhớ gì chả nhớ, lại đi nhớ rét! Nhưng mà mặc ai nói gì cứ nói, trách cứ trách, giễu cứ giễu, cái cảm giác nhớ rét một thời là có thật.

Đơn giản vì nó đã ăn quá sâu vào ký ức, muốn rũ đi cũng đâu có dễ.

Hồi đó, mỗi khi rét về, việc đầu tiên mẹ dặn là phải che chắn cửa cho trâu. Để gió hun hút lùa vào người nó, khiến nó không ngủ cứ mài sừng vào gióng chuồng suốt đêm, thì không chỉ mình có tội, mà còn thiệt hại nhãn tiền! Mình làm sao chưa biết, nhưng trâu mà ngã, thì tan nghiệp.

jeudi 14 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (1)

 

Chè là thức uống lâu đời ở nhiều quốc gia, nhất là những nước châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Miền Bắc gọi là chè, miền Nam gọi trà, cũng do thói quen thôi, chứ đều chỉ một.

Tuy nhiên, cách của miền Nam hợp lý hơn bởi phân biệt trà là thức uống, chè thức ăn. Năm 1977, hồi tôi mới vào Nam, tối pha ấm chè móc câu rủ mấy thầy người nam “tới uống chè”, gọi là làm cuộc ra mắt, thầy Trần Mạnh Hảo dạy toán cười bảo chè thì ăn chứ uống gì mà uống.

Uống chè đủ trăm phương nghìn cách.

vendredi 8 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ nhân dân

 

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm xã hội chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.

Anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ !

Thế nên anh gì mới hậm hực như vậy, nhất là khi vợ còn được rồi! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn...nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Một nước hai chế độ

 

Không phải Trung Quốc mà là Việt Nam. Không phải chính chị chính em mà là thời tiết. Đừng mới đọc qua cái tít vội nghĩ xằng nghĩ bậy, xớn xác hy vọng. Ở xứ này, có khi chỉ nghĩ lệch cũng bị công an bắt.

Ông em rể tôi gọi điện vào. Không sẵn tiền đi lại thăm nhau nhưng cũng còn may ở chỗ điện thoại dễ. Bọn hàng không VN e lai lẫn bọn "giá rẻ" lúc nào cũng than thở gào lên lỗ lỗ đòi nhà nước bù lỗ nhưng vé lại tăng vọt liên tục, sắc hơn lưỡi dao cạo cứa đứt cổ hành khách. Kinh tế kiểu thị trường có đuôi xứ ta nó tởm vậy. Lúc ngon lành thì như ông hoàng bà chúa, lương tháng cả trăm triệu, khi khó khăn lại kêu rên đòi hỏi, rằng ối làng nước ôi, thì là mà...

Bù lại, dùng điện thoại thời ni sướng. Gọi suốt buổi sáng, nhìn thấy nhau, không chỉ thấy người mà rõ cả con chó mực đang vẫy đuôi ngoài sân, buôn tới hết pin thì thôi, chả tốn một xu. Công nghệ đã đem hạnh phúc cho con người chứ chả phải đảng bác nào cả. Câu cửa miệng "ơn đảng ơn chính phủ" xưa rồi, mà bây giờ là ơn cụ công nghệ.

dimanche 19 novembre 2023

Nguyễn Thông - Ngày hiến cam các nhà giáo

Hồi tôi còn bé, học cấp 2, cứ vào ngày 19.11 (như hôm nay) hoặc 20.11 là cả đám trò choẹt từng tốp kéo nhau đi thăm chúc mừng các thầy cô giáo.

Miền Bắc tầm này chả có gì ngoài cam. Bánh kẹo hiếm, vả lại đắt, nên mỗi đứa được thày bu cho rổ cam (vườn nhà, hoặc mua tại làng, quả nhỏ và chua), nhiều thì khoảng gần chục quả, ít thì vài quả. Cũng chả có túi nilon như bây giờ nên bê luôn cả rổ tới chúc thầy cô.

Hồi ấy dân gian gọi đùa ngày 20.11 (vốn có tên ngày Hiến chương quốc tế các nhà giáo) là ngày "Hiến cam các nhà giáo".

vendredi 17 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (2)

Đang nói chuyện tên đường, đặt tên đường, lại nhẩn nha vòng ra mạn bưu điện bưu chính, kể cũng lẩn thẩn. Nhưng khổ nỗi những thứ liên quan tới thư từ, phong bì, tem, gửi thư, chuyển thư, “đánh” điện… ở xứ này một thời cũng lắm cái hay.

Thôi, để kể sau, giờ nhà cháu quay về chuyện đường sá.

Nhân tiện đây, nhà cháu nói luôn có sự khác trong ngôn ngữ. Tiếng Việt phân biệt khá rõ, đường sá, phố xá. Khi đi với đường thì dùng “sá”, với phố thì “xá”. Đường sá mở mang, phố xá đông vui. Từ “sá” trong tiếng Việt để chỉ một mạch đất thẳng được bới lên, chẳng hạn “sá cày”. Còn từ “xá” có lẽ được đọc từ chữ “xa” là xe, trên phố nhiều xe cộ đi lại nên ghép thành phố xá. Ấy, nhà cháu cứ tạm hiểu vậy, bác nào kiến văn cao rộng xin chỉ giáo rộng mở giùm.

jeudi 16 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (1)

 

Với người sinh sống ở nông thôn-nhà quê, đường đi lối lại có tên hay không, không quan trọng. Vài con đường ranh nối làng nối xóm, cần gì tên.

Xã quê tôi giờ đây được coi là nông thôn mới kiểu mẫu, hơn 5.000 nhân khẩu, cả ba thôn đã khác xưa rất nhiều. Đường sá rộng mở khang trang, ngày mưa đi từ đầu làng tới cuối làng không bẩn chân, vẫn không có tên đường.

Nhưng ở phố thì khác. Lắm đường nhiều lối, như bàn cờ, ngã ba ngã tư chằng chịt, nhà nào cũng na ná giông giống nhà nào, nên đường phải có tên. Lớ ngớ là lạc, chả biết đâu mà tìm. Nhân viên bưu điện đi phát thư thuộc đường hơn lòng bàn tay.

dimanche 5 novembre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (5)

 

Những ai ở miền Nam thời kỳ sau năm 1975, cụ thể là nửa cuối thập niên 70, gần hết thập niên 80, chắc khó quên một thành tựu công nghệ, một phát minh khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội: xe chạy than. Nỗi ám ảnh của một thời.

Bây giờ tụi trẻ mỗi lần đi xa đi gần đều leo lên ô tô, mà phải ghế nệm rộng rãi, giường nằm, có tivi, máy lạnh, nước uống, khăn ướt, nhạc nhẹ… mới chịu.

Xe Phương Trang, Thành Bưởi, Cúc Tùng, Thuận Thảo, Mai Linh, Hoàng Long, Hải Âu… mà không chiều khách sẽ lỗ chỏng gọng, chả ai thèm đi. Nhưng ngược về vài chục năm trước, đó chỉ là giấc mơ, điều hoang tưởng.

vendredi 3 novembre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (3)

 

Bộ phim “Chuyến xe bão táp” ra đời năm 1977 của đạo diễn Trần Vũ kể về thế sự qua một chuyến xe khách.

Chiến tranh đã chấm dứt rồi, tưởng cuộc sống mới “ta nắm tay nhau xây lại đời ta”, tất cả sẽ sung sướng, đầy yêu thương, ai ngờ con người đối xử với nhau còn khốn nạn hơn cả lúc súng ống bom đạn đùng đoàng. Xem mà giận, mà thương. Hồi cuối thập niên 70 xem bộ phim này cảm giác thế nào, giờ vẫn nguyên như thế.

Cặp Thanh Quý - Vũ Đình Thân và bậc tiền bối Trịnh Thịnh (khi ấy tuổi trung niên) nhập vai quá giỏi. Xem mà không nghĩ đó là phim. Phim tiếp theo có Quý - Thân là phim “Những người đã gặp” cũng rất tuyệt vời, xuất hiện thêm cả Phương Thanh nữa.

mardi 31 octobre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (2)

Cứ nghĩ miền Bắc tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà còn thế, thì miền Nam bị giày xéo dưới “gót giày Mỹ ngụy” không thể nào khá nổi. Chắc đám phóng viên phương Tây kia đã “tô hồng” khung cảnh xe cộ, đường sá ở miền Nam, nhất là phố phường Sài Gòn.

Nhiều bức ảnh, ngay từ những năm 1957-1958 đường Sài Gòn đã nhan nhản xe taxi. Thập niên 60, ô tô chạy như mắc cửi. Cũng có xe đạp, xích lô, tuy nhiên xe máy Vespa, Honda mới là đội ngũ chiếm lĩnh mặt đường. Công chức, giáo viên, nhân viên sở này sở nọ đều ngự trên xe Vespa Super hoặc Vespa Sprint.

Thầy Võ Thanh Long dạy cùng trường với tôi chỉ xài rặt loại Vespa. Thầy kể từng mua chiếc Super từ hồi học đại học, mà gia đình ở miền Trung cũng chỉ “gia tư thường thường” chứ không phải hạng giàu có. Sinh viên học sinh ai cũng có xe đạp, nhiều đứa còn được cha mẹ mua cho xe máy đi học.

lundi 30 octobre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (1)

 

Làm con dân xứ này luôn có những thứ để quan tâm, nặng cái đầu, mà nhiều chuyện nhiều điều rất vớ vẩn chả đâu vào đâu. Nào là tranh cãi về phim Đất rừng phương Nam, nào vụ bắt Ngọc Trinh, bênh Cơ Nghiệp, ì xèo việc bỏ phiếu tín nhiệm, chê sao lắm giáo sư tiến sĩ...

Hôm qua hôm xưa lại chuyện Thành Bưởi thành bòng. Bà bạn tôi cười bảo ung cái thủ. Tôi nói ai biểu bà quan tâm cho lắm vào, lại còn than thở.

Nhân vụ Thành Bưởi, nhớ chuyện đi lại những năm nào, chửa xa xôi gì. Thời bao cấp, ở miền Bắc trước và sau năm 1975, ở miền Nam sau 1975, khi nhắc lại, người ta chỉ thường nói tới những đói rét (không có ăn, không có mặc) mà thường quên chuyện đi lại. Thực ra, đó là một chương sử hãi hùng, khổ nạn. Con người bị hành hạ như con vật.

dimanche 29 octobre 2023

Stephen Nguyễn - Lật màu trắng đen

 

Tôi cho rằng, mấy chục triệu dân miền Nam thời ấy cũng tin rằng, nếu người cộng sản không cướp miền Nam thì xã hội miền Bắc ngày nay sẽ không khác gì tấm hình này. Một xã hội mang một màu xám xịt.

Người dân miền Bắc sẽ không khác gì người dân Triều Tiên hiện nay. Nghèo đói thực phẩm, nghèo đói thông tin, nghèo đói văn hóa.

Cưỡng chiếm miền Bắc gần 80 năm rồi. Cướp miền Nam cũng gần 50 năm rồi. Văn hóa cách mạng cứ dần bay màu, hay bị mất niềm tin.  Xã hội Việt Nam thay đổi từ từ, một cách gượng gạo, từ đỏ sang vàng hay xanh.

lundi 16 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Miền Nam kháng Pháp ra sao ?

Mình đoán là anh em thiện lành hay bò đỏ cũng không mấy người biết cụ thể về việc các phe nhóm chống Pháp giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám ở miền Nam thế nào đâu. Chính là giai đoạn lịch sử trong truyện Đất rừng phương Nam.

Đây là một trang sử bị bôi xóa rất nhiều, sách giáo khoa không hề viết đầy đủ. Giai đoạn 45-48 các phe nhóm miền Nam kháng Pháp rất phức tạp. Không chỉ có Việt Minh/cộng sản chống Pháp đâu, mà phe Quốc gia (không cộng sản) cũng chống Pháp. Ngay cả tướng Nguyễn Bình, một nhân vật chủ chốt lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh cũng không phải đảng viên cộng sản.

Đến năm 49, thành lập quốc gia Việt Nam thì phe quốc gia ly khai, quay ra hợp tác với Bảo Đại và Pháp để chống Việt Minh.

samedi 14 octobre 2023

Mạc Văn Trang - Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ thế nào ?

 

Bà xã Kim Chi nhà tôi sau khi tốt nghiệp lớp Diễn viên điện ảnh đầu tiên, xung phong đi vào Nam năm 1964, ở chiến trường 10 năm. Năm 1974 thì ra Bắc rồi đi Bulgaria học đạo diễn.

Bả kể cho tôi nghe những nỗi khổ, đi xuyên Trường Sơn 4 tháng và ở chiến trường 10 năm ra sao, rồi hỏi: Thời đó ở miền Bắc khổ như thế nào?

Tôi bảo, nghe chuyện đi bộ 4 tháng vượt Trường Sơn và những trận càn với trực thăng trên đầu, xe lội nước và lính bộ vây ráp thì khủng khiếp quá. Miền Bắc lại có những nỗi khổ khác, có khi khổ âm ỉ, dai dẳng cũng kinh lắm.

1. Khổ vì đói