Trả lời báo chí về lý do trao giải cho bài thơ “chửi mất gà” đang gây bão mạng, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng “Tư tưởng đó nhân văn vô cùng, tâm hồn rất cao thượng, độ lượng.”
Cùng trong bài báo trên, tác giả chùm thơ giải thích: “Người Thái có quan niệm con người có rất nhiều hồn vía gắn với từng chi tiết trên cơ thể như chân tay, mắt mũi… Miệng cũng có hồn vía, nên người ta không nói những từ tục tĩu bởi nói tục sẽ làm cho hồn vía miệng của mình bị ô uế.
Nếu chửi kẻ trộm thì hồn vía miệng của người chửi sẽ càng bị ô uế, khiến cho bản thân người chửi làm ăn không nên, hoặc bị đau ốm, nuôi nấng con cái không khỏe mạnh. Nên dù có mất gà, mất lợn người ta cũng không chửi như "văn hóa chửi" của người Kinh.”
Ahaha! Thế tức là người ta không chửi bậy là để giữ cho hồn vía của cái miệng người ta, tức là vì chính người ta - chớ có phải vì người khác đâu, mà nhân văn, độ lượng, phỏng?
Cá nhân tôi thì thấy, về nghệ thuật, bài thơ đó chưa đáng để trao giải cao thế. Một tác phẩm được coi là thành công, phải đẹp cả nội dung và hình thức thể hiện, đủ sức chạm vào trái tim người đọc. Còn ở đây, cho dù ai bênh Hội Nhà văn Việt Nam, thì vẫn phải thấy rõ rằng, bài thơ này không chạm được vào trái tim người đọc. Không rung ngân được những cảm xúc như cần phải có của một tác phẩm thi ca đích thực, trái lại, đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ !
Sứ mệnh của thi ca là mang đến cái đẹp cho tâm hồn con người, nhưng khi nó mang đến sự bất hòa gay gắt thì đủ biết nó có thành công hay không !
Đừng cho rằng những người phản đối là không biết thưởng thức thơ, khi trong số những người phản đối có nhiều nhà thơ, nhà phê bình tên tuổi. Trong đó có nhà thơ -cây bút phê bình tên tuổi Trần Mạnh Hảo với hai tập “Phê bình phản phê bình” gây xôn xao dư luận năm nào, và nhà phê bình nổi tiếng Phạm Xuân Nguyên.
Vả lại, thơ hay hay thơ dở, bạn đọc căn cứ vào chính tác phẩm. Vì thế, khi Tạ Duy Anh đưa một số bài thơ của tác giả Phạm Xuân Trường, là mọi người đồng lòng khen ngợi dù chả mấy ai biết Phạm Xuân Trường là ai!
“Hữu xạ tự nhiên hương” là có thật vì thế không nên chơi trò “bộ quần áo của vua” trong thời mạng xã hội. Chuẩn mực thơ hay hoặc dở, là do cộng đồng thừa nhận chứ không phải một số người công nhận với nhau là đủ. Một nền thi ca tồn tại, phát triển hay không, dựa vào số đông người dân thưởng thức, chứ không phải chỉ cần thiểu số công nhận là được!
“Nghệ thuật vị nhân sinh” nhưng khi nhân sinh từ chối thì nghệ thuật còn lại cái gì?
Tái bút:
Mẹ em chửi đứa bắt gà
Thế mà cũng được khen là thơ hay
THANHHẰNG 11.04.2021
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.