Đăng ngày:
Liên hiệp Châu Âu cho thêm vào danh sách đen 10 nhân vật được cho là có liên quan trực tiếp đến các quyết định làm ảnh hưởng đến Nhà nước pháp quyền tại Miến Điện. Hai công ty mới bị trừng phạt là Myanmar Economic Holdings Ltd (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC). Trước đó hôm 22/03, EU đã trừng phạt 11 tướng lãnh trong đó có người đứng đầu tập đoàn quân sự là tướng Min Aung Hlaing.
Tuần trước, cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet đã cổ vũ các Nhà nước « có những biện pháp tức thời, mang tính quyết định và hiệu quả » để buộc các tướng lãnh chấm dứt đàn áp.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres trong cuộc họp qua video với lãnh đạo các nước trong Hội đồng Bảo an, kêu gọi ASEAN nhân hội nghị thượng đỉnh tại Indonesia thứ Bảy tới « có những hành động phối hợp tức khắc » nhằm tìm ra lối thoát cho Miến Điện. Ông nói rằng vai trò của ASEAN hiện quan trọng hơn bao giờ hết đối với cuộc khủng hoảng, hy vọng các nhân tố trong khu vực dùng ảnh hưởng của mình để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Cuộc họp của Hội đồng Bảo an được tân chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tổ chức, với sự hiện diện của ông Dato Erywan Pehin Yusof, ngoại trưởng Brunei, nước đang làm chủ tịch luân phiên ASEAN.
Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki Moon khẩn thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN « kết hợp với Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ nhân dân và đất nước Miến Điện ». Ông lấy làm tiếc về sự chia rẽ trong ASEAN. Theo ông, nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước không thể là cái cớ để làm ngơ, và đòi hỏi Hội đồng Bảo an, nơi Trung Quốc và Nga luôn cản trở, phải có hành động cụ thể. Ban Ki Moon cho biết đề nghị thăm Miến Điện của ông đã bị quân đội từ chối.
Tại Miến Điện, các cuộc biểu tình chống tập đoàn quân sự vẫn tiếp tục dù bị đàn áp. Ở Myingyan, hai ngày vừa qua xảy ra những vụ đụng độ giữa cư dân thành phố với quân đội, ít nhất 4 người bị thương, 6 người bị bắt.
Báo chí cũng là mục tiêu bị lực lượng an ninh nhắm đến, nhằm kiểm soát thông tin. Có ít nhất 65 nhà báo đã bị câu lưu trong đó 34 người vẫn đang bị giam giữ, theo tổ chức Reporting ASEAN. Hôm qua Tokyo đã yêu cầu trả tự do cho nhà báo Nhật Yuki Kitazumi bị bắt hôm Chủ nhật và đang bị giam tại nhà tù Insein dành cho tù nhân chính trị.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.