mardi 17 novembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Missions Impossible


Thiệt đúng là Mỹ, bầu cử mà như xem phim bộ, tới hồi gay cấn là... còn tiếp. Cách đây hai bữa nghe tin có quân đội Mỹ đột nhập nơi đặt máy chủ của cái công ty gì đó.

Bữa nay êm rồi vì các kênh truyền thông không đưa nữa, tin thật hay tin giả mình cũng không biết. Thấy có mấy người uy tín đưa lên Twitter. Dượng thì nói bóng gió lâu rồi. Phe ta thì giờ có một công việc là...bàn tán.

Chậc! Thời buổi gì mà nghe mấy đài lớn mà cũng không tin. Chưa kể là có những lập luận khá thuyết phục là quốc gia của người ta làm sao quân đội Mỹ có quyền hành động? Phối hợp với nước sở tại thì nghe còn có lý. Vì ngày nào cũng có bài viết nên tui xin "chém gió" cái vụ này cho vui và góp thêm phần hồi hộp cho mùa bầu cử này hén!

Để tui kể chuyện ở Nhật vì đã sống ở đấy nhiều năm và Nhật có nhiều căn cứ đóng quân của Mỹ. Nếu bạn nào ở Nhật vùng Kanagawa đều biết có căn cứ Mỹ ở Yamato, nơi đây có phi trường. Một căn cứ khác ở Yokosuka, nơi đây có hải cảng mà tàu mẫu hạm có thể ghé. Và còn nhiều căn cứ nhỏ khác khắp nước Nhật.

Các căn cứ đóng quân đều có hàng rào, trạm gác và nhiều tấm bảng có hàng chữ : đây là căn cứ của Hoa Kỳ, luật pháp Nhật không có hiệu lực ở đây. Người Nhật mà đọc tấm biển này là... đau nhói nhưng đó là sự thật.

Quân đội đóng trong căn cứ thường luân chuyển chứ không đơn vị nào ở quá một năm. Tui quen biết với vài em lính gốc Việt Nam nên lâu lâu được mời vào trong căn cứ chơi. Chủ nhật và ngày lễ có thể vào nếu có người bảo lãnh, họ phải ra cổng dắt mình vô.

Bên ngoài là thế giới khác, bên trong thì y hệt như bên Mỹ mà tui biết qua hình ảnh. Nghĩa là đường xá rộng rãi, chạy xe làn bên phải (Nhật chạy bên trái). Mấy khu nhà gỗ sơn trắng, có thảm cỏ và thùng thư sát đường…Nói chung nếu chụp hình thì như phong cảnh Mỹ. Nên lính đóng nơi đây cũng được cảm giác quê nhà. Có điều họ cấm chụp hình nên giờ không có tấm nào show cho bà con xem được.

Ở ngoài dùng tiền yen, nhưng vào trong phải có "đô". Hồi đó tui có buôn bán ngoài cảng biển cho thủy thủ nước ngoài nên "đô" rủng rỉnh. Vô đó thấy cái gì cũng rẻ (miễn thuế). Dắt mấy em lính đi mua sắm tui lãnh phần trả hết vì thương tụi nó xa nhà, lương không bao nhiêu (Mỹ mà qua Nhật là...xếp re, về Việt Nam thì ok). Ăn uống thì quá đã, tôm hùm bên ngoài 50 đô bốn trăm gờ ram, vô đây hơn mười đô một pound, ăn mệt xỉu.

Nhưng thích nhất là cái "thèm" đặc trưng, mà ở Nhật có tiền cũng không hưởng được đó là nhạc Mỹ. Họ có một club lớn có đủ các trò chơi như bida, kéo máy. Ti vi màn ảnh rộng chiếu đủ thứ. Đến khoảng 9 giờ tối thì có các show ca nhạc và disco. Ban nhạc thường là từ Philippines, ca sĩ cũng là họ nhưng hát tiếng Anh rất chuẩn. Mấy em Phi tối lên đèn cũng sexy, em nào cũng vừa hát vừa nhảy rất giỏi. Âm thanh, vì toàn loa của Mỹ nên... bá cháy. Nghe chừng hai bài là phải ra sàn lắc lư chớ ngồi một chỗ chịu không nổi. Tui đi riết ghiền luôn.

Lính Mỹ, theo lời kể của mấy cháu quân nhân là khi đến quốc gia nào đều phải học tập văn hóa của nước đó để đôi khi ra ngoài căn cứ biết ứng xử, tránh tình trạng làm mất uy tín quốc gia. Nếu vi phạm là bị về nước trong vòng 48 tiếng liền. Nên ra ngoài chơi mấy cháu đều giữ tác phong nghiêm chỉnh, không uống rượu và tránh xa các cuộc ẩu đả nếu có. Nhưng... dê gái thì hình như... không cấm nên mấy cháu khoái "đá lông nheo" mấy em gái Nhật và nếu ok thì "thám báo nhảy dù" xuất quân nhanh gọn liền (phải thông cảm).

Trong căn cứ dù ở cấp bậc gì cũng phải thay phiên tuần tra, canh gác. Nếu bị tấn công họ có quyền nổ súng nên ngoài căn cứ bao giờ cũng có cảnh sát Nhật khắp nơi, họ giữ an ninh bên ngoài để tránh xảy ra những điều không hay. Phi trường và hải cảng dùng cho quân sự, người Nhật không được vào nên quân số hoặc vũ khí là điều bí mật. Và nếu Nhật mà có hành động nào có thể đe dọa an ninh Mỹ, họ có quyền dùng quân đội trấn áp.

Thí dụ Nhật đem máy bay oanh tạc tàu chiến Mỹ chẳng hạn thì quân đội ở đấy có hành động ngay. Nên ta hiểu căn cứ ở Nhật vừa bảo vệ nước Nhật mà vừa kiềm chế họ ngay từ bên trong, vì Nhật đã có chiến tranh với Mỹ và bị bại trận. Nó khác với những quốc gia mà Mỹ thuê căn cứ thí dụ như Úc.

Trường hợp ở nước Đức cũng vậy. Họ là quốc gia có chiến tranh với Mỹ và thua cuộc, bị Mỹ chiếm đóng và giờ còn căn cứ ở đó chớ không đơn thuần là Mỹ đến đó để bảo vệ cho họ. Những gì họ làm mà gây nguy hiểm cho an ninh của nước Mỹ là Mỹ có quyền hành động chớ không cần hỏi ý kiến chủ nhà. Tức cũng phải chịu thôi.

Nên việc có quân đội Mỹ đến bao vây một cơ sở nào đó vì lý do xâm hại an ninh Mỹ trong quốc gia đặt căn cứ là điều có thể. Và với quân đội là : thi hành trước, khiếu nại sau. Họ phải hành động ngay khi có thể, sau đó các nhà ngoại giao mới làm việc. Cái tin nóng hổi hai hôm nay nếu có thật thì cuộc bầu cử này có thể thành phim được á !

JIMMYNGUYEN NGUYEN 15.11.2020

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.