Nhìn truyền thông cánh tả hàng ngày “đánh dưới thắt lưng” tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump suốt bốn năm qua, tập trung vào việc bôi xấu cá nhân ông mà ỉm đi mọi thành tựu lớn lao mà chính quyền của ông đem lại cho nước Mỹ.
Ta sẽ không ngạc nhiên khi biết thủ đoạn bôi nhọ cá nhân để hạ thấp trí tuệ của đối thủ chính là “võ công trấn phái” của cánh tả, được tổ tiên của họ truyền từ đời này qua đời khác, ở khắp nơi trên thế giới. Điều này được F.A.Hayek (tác giả “Đường về nô lệ”) chỉ ra từ 45 năm trước.
Trong tiểu luận “Chủ nghĩa xã hội và khoa học” được in vào năm 1976, Hayek đã chỉ ra nguyên lý của võ công này : “Nếu không bác bỏ được lý lẽ, hãy đánh vào uy tín của tác giả”.
Ông nói, các học giả cánh tả dường như không thèm ngó ngàng gì vào những lý lẽ xác thực, sự trung thực và đúng đắn của những người tự do chân chính, bởi có lẽ chính bản thân những học giả cánh tả này cũng biết rằng họ hoàn toàn sai.
Đối với Hayek, cách thức lộ liễu của cánh tả như kiểu xoay chuyển từ luận điểm rằng liệu một niềm tin có đúng đắn hay không, sang luận điểm rằng tại sao nó vẫn được người ta tin, tự nó là một mình chứng hiển nhiên cho sự yếu kém về nền tảng trí tuệ của cánh tả. (Một ví dụ trong hiện tại : Hơn 50 nguyên thủ quốc gia, trong đó có các cường quốc, đã gọi điện chúc mừng ông Biden thì chứng tỏ ông Biden đã thắng).
Phản biện mang tính truyền thống của cánh tả vào đối thủ của họ thường tập trung vào việc hạ thấp uy tín tác giả thay vì bác bỏ các luận điểm, là hiện tượng khá phổ biến. Thông điệp mà họ muốn cảnh báo công chúng là : những kẻ có tư cách xấu xa thì chẳng thể có tư tưởng và việc làm gì đúng đắn. Hayek cho rằng thực sự thủ đoạn này đã được phát triển tới mức độ chuyên nghiệp.
Hayek tự nhận mình chưa bao giờ tham gia bất kỳ đảng phái chính trị nào, và từng gây sốc khi ông nói ông không thể là một người thuộc phái bảo thủ (Conservative), rằng việc đắm mình vào tìm hiểu bản chất của các vấn đề kinh tế của xã hội đã khiến ông trở thành một người chống chủ nghĩa xã hội (CNXH) triệt để.
Và ông định nghĩa một cách rõ ràng : “Chống CNXH ở đây có nghĩa là chống lại mọi biện pháp can thiệp trực tiếp của chính phủ vào thị trường, bất kể biện pháp can thiệp đó là vì lợi ích của nhóm người nào”. (Lạc đề chút : kiểu CNXH mà Hayek chống thì Việt Nam đang dần dần từ bỏ, dù chậm chạp, bằng các chính sách tránh xa việc can thiệp vào thị trường, còn thứ CNXH đang phấn đấu xây dựng hình thù thế nào biết chết liền, hehe). Hayek nói, ông phê phán cánh tả với tư cách là một nhà kinh tế sẽ đóng góp cho cộng đồng tốt hơn so với tham gia đảng phái.
Hayek thú nhận rằng, phái tả bao gồm rất nhiều người có thiện chí, nên ông đã cố gắng phê phán các học thuyết của họ một cách nhẹ nhàng. Nhưng chờ đợi 40 năm, ông đã hết kiên nhẫn với những thủ đoạn của họ. Ông còn phê phán các nhà khoa học đã né tránh cuộc tranh luận với phái tả vì không muốn dính líu đến các chủ đề chính trị, đó không phải là sự không thiên vị mà là sự hèn nhát. Ông tuyên bố, đã đến lúc chúng ta phải thét to lên rằng : những nền tảng trí tuệ mà cánh tả dựa vào đã bị sụp đổ hoàn toàn !
Tiếng thét của Hayek đã phát ra 45 năm. Nhưng ở Mỹ cánh tả vẫn đang trỗi dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Võ công trấn phái đánh dưới thắt lưng của bọn họ cũng chuyên nghiệp hơn bao giờ hết. Nền tự do của nước Mỹ đang bị thách thức, nền tự do của thế giới được được hồi sinh mấy chục năm nay đang bị thách thức, nền tự do của nước tôi cũng đang bị thách thức.
Những người theo chủ nghĩa tự do chân chính không sử dụng các thủ đoạn đê tiện như cánh tả, liệu họ có đủ nội lực để xoay chuyển tình thế ?
HOÀNGHẢI VÂN 27.11.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.