dimanche 29 novembre 2020

Bùi Văn Thuận - Tiềm lực quốc gia


Một quốc gia, như Việt Nam, có những tiềm lực nào? Động lực cho sự "phát triển" của Việt Nam mà đảng đang rêu rao tuyên truyền và nhận "thành tích" là gì? Tương lai của các tiềm lực/ động lực đó sẽ ra sao ?

Dưới đây tôi sẽ thử trả lời các câu hỏi trên. Dĩ nhiên, đây là cái nhìn chưa đầy đủ, có thể sai, của một người không chuyên. Mong được bổ sung và chỉ dẫn thêm.

Tiềm lực quốc gia/ động lực cho sự "phát triển" của Việt Nam có ba yếu tố tạo thành: Tài nguyên, con người, xã hội.

1. Tài nguyên: Động lực cho sự "phát triển" của Việt Nam hơn 20 năm qua, mà đảng cố tuyên truyền công trạng, thực tế là đến từ tài nguyên. Việt Nam đã bán và bóc lột tài nguyên để đổi lấy thành tích trong báo cáo và tuyên truyền mị dân.

Chúng ta đã cho thuê đất đai rẻ mạt để làm nhà máy, xí nghiệp. Chúng ta đã đào núi, phá sông, lấp biển, phá hoại bầu không khí, tàn phá rừng để có thành tích kinh tế. Việt Nam cũng đầu độc đất đai nông nghiệp, đầu độc sông ngòi để đổi lấy các con số tăng trưởng. Tài nguyên trong lòng đất như than, dầu mỏ, quặng... bị khai thác không thương tiếc để phục vụ kinh tế.

2. Còn một tài nguyên nữa cũng góp phần vào thành tích kinh tế mà đảng rêu rao: Đó là tài nguyên con người. Với giá lao động rẻ mạt, số lượng đông đảo, người Việt đã trở thành một tài nguyên cho việc xuất khẩu lao động và làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Ở chiều ngược lại, số lượng người lao động đông đảo cũng thúc đẩy dịch vụ, nông nghiệp "phát triển" tức thì. Tất cả tạo thành "thành tích phát triển kinh tế" mà ta thường nghe.

3. Xã hội : Đây là yếu tố chứa nhiều nội dung trong đó: Chính trị, giáo dục, y khoa, văn hóa, nền tảng đạo đức... Đây vừa là tiềm lực cũng là rào cản lớn nhất của Việt Nam.

Giáo dục, văn hóa, tâm lý, thói quen, nền tảng đạo đức-tôn giáo ban đầu cũng là một "động lực" cho kinh tế phát triển. Nhưng nếu bị tha hóa và hủy hoại (bởi đảng), các yếu tố này sẽ là sức ỳ và là nguyên nhân "tiến hóa ngược" của Việt Nam. Dĩ nhiên thể chế chính trị là yếu tố quyết định nhất trong các nội dung này.

Câu hỏi đặt ra là: Các tiềm lực/ động lực đó liệu có còn mãi cho Việt Nam lấy "thành tích" GDP như bao năm qua? Câu trả lời là: Không.

- Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị bán hết, đất đai, nguồn nước, không khí sẽ bị ô nhiễm, kéo lùi "thành tích" trong nông- lâm- ngư nghiệp, y tế.

- Tài nguyên con người càng thảm hơn: Máy móc, công nghệ sẽ đẩy hàng chục triệu người lao động giản đơn ra đường. Việc xuất khẩu lao động cũng không còn là nguồn thu ngoại tệ cho đảng. Dịch vụ, nông nghiệp cũng tụt theo.

Đặc biệt, nền tảng giáo dục, đạo đức, xã hội đã bị đảng tha hóa đến cùng cực, sẽ tạo ra một quốc gia nơi mà "ngợm" nhiều hơn "người". Dân số khi đó không phải là tiềm lực nữa mà trở thành gánh nặng, thành lực cản cho sự phát triển.

- Xã hội: Tham nhũng, tha hóa trong giáo dục, y tế, tha hóa trong đạo đức... Tất cả bắt nguồn từ sự tha hóa tất yếu của một chính thể độc tài, sẽ trở thành gánh nặng và kéo lùi quốc gia ngày càng xa thế giới văn minh.

Khi mọi tiềm lực/ động lực do bóc lột (từ tài nguyên, thiên nhiên đến sức người) đã hết, may mắn thì giữ được cái danh hiệu "quốc gia thu nhập trung bình thấp". Nếu đảng tiếp tục phá và bốc bát họ để ăn tiêu và trả nợ, quốc gia sẽ lãnh đủ trong tương lai gần.

Trên đây là cái nhìn của một kẻ ít học, có phần nào đó bi quan. Nhưng nếu nhìn thực tế xung quanh và toàn cảnh Việt Nam hiện nay, có lẽ cái nhìn đó không sai lệch nhiều. Mọi nguyên nhân bắt nguồn từ "đảng ta" mà ra cả.

BÙIVĂN THUẬN 29.11.2020

2 commentaires:

  1. giong dn thanh pho dang song . gio het dat ban thu nhap kinh te trung lai

    RépondreSupprimer
  2. giong dn thanh pho dang song . gio het dat ban thu nhap kinh te trung lai

    RépondreSupprimer

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.