Nếu có thời giờ, rất nên nghiên cứu về
ông giáo sư, tiến sĩ này. Tìm hiểu tại sao một người có thể dành trọn cuộc đời
để nghiên cứu, tới lúc gần đất xa trời vẫn còn tin những chuyện người ta bịa ra
để xúi con nít ăn phân gà. Tin tưởng chuyện đồng bóng là một tệ trạng xã hội, nếu
không phải là một vấn đề y khoa, rất nên nghiên cứu.
Về mặt xã hội, hiện tượng này giúp ta hiểu tại sao Việt Nam có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới, 2%. Bởi vì có những nghề không đâu có: nghề sáng tác giai thoại về Bác, nghề kể giai thoại Bác, nghề nịnh Bác, nghề nịnh những anh thành công trong nghề nịnh Bác, nghề canh chừng, lùng bắt những người không nịnh Bác vv...
Nụ cười của ''giáo sư'' biểu lộ cái hạnh phúc của một người tiếng Pháp gọi là ‘’cocu mais content’’ (bị cắm sừng nhưng hài lòng). Hay, bi đát hơn nữa, biết là mình bị cắm sừng, nhưng vẫn giả vờ không biết.
Bởi vì phải
có can đảm mới dám nhận mình lầm ở tuổi gần đất xa trời. Bởi vì nếu thú nhận
không tin chuyện hư cấu hoang đường nữa, sẽ thấy cả cuộc đời của mình lãng
nhách, sẽ tiêu tan cái hàm ‘’ giáo sư, tiến sĩ ‘’ có được nhờ công trình
‘’nghiên cứu ‘’ tào lao. Khi đó, nụ cười ngây thơ cụ sẽ trở thành nụ cưòi nham
nhở, cố đấm ăn xôi, của một tay trơ trẽn tự dối mình, gạt thiên hạ, để có miếng
cơm.
Nhìn hình ông già, không biết đó là nụ cười ngây thơ cụ hay nụ cười nham nhở. Hay cả hai.
Bảo tàng viện Louvre có nụ cười La Joconde. Du khách đứng nhìn, suy nghĩ về ý nghĩa nụ cười của người đàn bà trong tranh. Bảo tàng viện Việt Nam nên triển lãm nụ cười của người 26 năm kể nghìn chuyện bác Hồ. Bởi vì nụ cười đó tiêu biểu cho cái lố lăng, trợ trẽn của cả một chế độ.
Nếu chỉ là một trò hề lẻ loi thì chẳng có gì đáng nói. Vấn đề là có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ đang cặm cụi nghiên cứu kiểu đó ở Việt Nam ? Và một thế hệ được các ‘’giáo sư‘’ như vậy dẫn đường sẽ đi về đâu ? Đang đi về đâu ?
TỪ THỨC 02.09.2019 (Tựa bài do Thụy My tạm đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.