Thủ
Tướng Anh Boris Johnson bị chế nhạo hôm 28 Tháng Tám, 2019. (Hình: Daniel
Leal-Olivas/AFP/Getty Images)
|
(NgườiViệt 06/09/2019) Ngày Thứ Sáu, 6 Tháng Chín, 2019, Thượng Viện Anh
Quốc (vẫn gọi tên là Viện Quý Tộc) đã chấp thuận bản dự luật do Hạ Viện (Viện
Thứ Dân) chuyển lên. Dự luật này không cho phép Thủ Tướng Boris Johnson được
rút Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (EU) nếu không ký một thỏa ước.
Thủ Tướng Boris Johnson thua
Quốc Hội Anh một keo. Điều này chứng tỏ một người lãnh đạo chính quyền không
thể lạm dụng các thủ tục dân chủ để lấn áp các định chế dân chủ. Đây là một bài
học cho những quốc gia đang chuẩn bị xây dựng thể chế dân chủ tự do, như nước
Việt Nam chúng ta.
Chế độ dân chủ bao gồm những
thủ tục cho biết ai có quyền bảo ban, ra lệnh, người khác phải làm theo. Những
thủ tục đó bắt đầu từ những việc như bỏ phiếu chọn những người đại diện cho
dân, cho đến những các tương quan và việc điều hành của nhà nước, của Quốc Hội,
hoặc tòa án, vân vân. Nhưng các thủ tục này, dù do chính các đại biểu của dân
soạn ra, cũng không đủ bảo dảm người ta sống đúng tinh thần tự do dân chủ.
Chế độ Dân Chủ cần những quy
tắc nền tảng khác vượt lên trên những thủ tục. Thí dụ, khối chiếm đa số ở một
Quốc Hội, do đa số cử tri bầu lên, không được phép bỏ phiếu tước bỏ các quyền
tự do của những nhóm thiểu số. Những quy tắc này thường được ghi trong Hiến
pháp. Nhưng Anh Quốc không có Hiến pháp. Ở nước Anh, những quy tắc căn bản được
các Quốc Hội, tòa án quyết định dần dần, nhiều lần, suốt lịch sử xây dựng dân
chủ tự do, và tiếp tục được tôn trọng.
Trong cuộc đấu vừa qua, ông
Boris Johnson đã tính qua mặt Quốc Hội để thực hiện chương trình chính trị của
mình. Và ông thua.
Năm 2016 đa số dân Anh đã bỏ
phiếu rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (EU), gọi là “Brexit.” Sau đó, bà cựu thủ
tướng đã thỏa hiệp với EU về cách thực hiện Brexit, nhưng ba lần bị Hạ Viện bác
bỏ. Theo luật, nước Anh sẽ phải rút ra khỏi EU ngày 31 Tháng Mười sắp tới.
Khi lên nắm quyền, với tư
cách lãnh tụ đảng Bảo Thủ đa số trong Hạ Viện, Thủ Tướng Boris Johnson đã có
chủ trương nếu không ký được thỏa hiệp với EU thì Anh Quốc cũng rút ra khỏi EU
đúng kỳ hạn. Đó gọi là chủ trương “Rút mà không cần thỏa ước” (No-deal Brexit).
Tình trạng “no-deal Brexit”
như vậy rất phiêu lưu và nguy hiểm cho nền kinh tế. Một thí dụ, nếu EU và Anh
Quốc không thỏa hiệp trước, tất cả các việc giao thương sẽ ngưng đọng hoặc đảo
lộn vì không ai biết các nước sẽ đánh thuế hàng mua bán với nhau như thế nào.
Giới kinh doanh lo mà người tiêu thụ cũng phải lo, riêng nỗi bất trắc đó cũng
đủ khiến kinh tế di xuống. Một vấn đề cụ thể khác: Giữa Anh và Liên Hiệp Âu
Châu sẽ có một khoảng cương giới trên đất liền. Đó là đường biên vô hình ngăn
cách giữa Ái Nhĩ Lan và vùng Bắc Ái Nhĩ Lan thuộc Anh Quốc. Đường phân chia đi
qua các vùng đông dân cư, giao thông chằng chịt, người dân sống hai bên có họ
hàng, bạn bè, quan hệ với nhau.
Khi
nước Anh còn nằm trong EU thì giữa Ái Nhĩ Lan và vùng Bắc Ái Nhĩ Lan không ai
cần kiểm soát hàng hóa qua lại, không cần đánh thuế. Mai mốt, khi Anh Quốc đã
rút ra khỏi EU rồi, có lập ngay các trạm thuế quan kiểm soát để, khi một người
bên này cầm lon bia hay nước ngọt qua uống với nhà người bạn phía bên kia
đường, thì có bị đánh thuế hay không?
Khi
52% cử tri Anh bỏ phiếu thuận Brexit, họ có tỏ ý muốn rút khỏi EU. Nhưng họ
chấp nhận RÚT với bất cứ giá nào hay không? Ông Johnson sẽ bắt họ phải chấp
nhận, nếu ông tiến tới với chủ trương “No-deal Brexit.”
Biết
rằng Hạ Viện sẽ cản đường mình, ông Johnson bày ra mưu kế: “Cho Quốc Hội họp
trễ.”
Theo
thủ tục được áp dụng từ lâu đời ở Quốc Hội Anh, vị thủ tướng có thể xin hoãn
ngày họp của Quốc Hội một thời gian ngắn, chỉ cần yêu cầu là vị hoàng đế hay nữ
hoàng sẽ chấp thuận. Ông Johnson đã làm và được toại nguyện.
Mục
đích của ông Johnson là làm sao để khi Quốc Hội tái nhóm trễ, vào khoảng giữa
Tháng Mười, thì các đại biểu sẽ không đủ thời giờ thảo luận về bất cứ thỏa hiệp
nào với EU. Do đó, đến đúng ngày 31 Tháng Mười, nước Anh sẽ tự động rút ra khỏi
Liên Hiệp Âu Châu, “no-deal Brexit!”
Đây
là một thủ doạn chính trị nhằm tước đoạt quyền quyết định của Quốc Hội. Thủ
đoạn này hoàn toàn hợp pháp. Nữ hoàng Anh đã ký chấp thuận.
Nhưng
các đại biểu Quốc Hội, kể cả những người trong đảng Bảo Thủ của ông Johnson đã
phản đối chủ trương “no-deal Brexit!” Họ đã thông qua dự luật buộc chính phủ
yêu cầu EU hoãn ngày Brexit tới đầu năm 2020. Sau khi Thượng Viện đồng ý, Nữ
Hoàng Elizabeth II sẽ phê duyệt. Thủ đoạn “cho Quốc Hội nghỉ tới giữa Tháng
Mười” của ông Johnson không còn hiệu quả nào nữa!
Ông
Johnson còn một thủ thuật khác. Ông dọa sẽ tổ chức bầu cử lại Hạ Viện trong
Tháng Mười. Ông biết rằng hiện nay các đảng chính trị khác ngoài đảng Bảo Thủ
đều đang yếu, do đó chắc ông sẽ thắng. Nhưng ngay các đại biểu thuộc đảng Bảo
Thủ cũng chống ông. Ông Johnson bèn quyết định dùng quyền của lãnh tụ đảng,
trục xuất 21 đại biểu Bảo Thủ, họ sẽ không được đảng đưa ra tranh cử nữa!
Nhưng
các đại biểu đã đoàn kết để chống lại ý định tổ chức bầu Quốc Hội sớm của ông
Johnson. Trong Hạ Viện số phiếu chống Johnson lên tới 298-56. Ngày Thứ Hai tới,
Quốc Hội sẽ chính thức bỏ phiếu bác bỏ việc tổ chức bầu cử sớm.
Boris
Johnson đã bước lên làm thủ tướng nhờ phong trào Brexit, đòi rút nước Anh khỏi
EU. Ông đã dựa vào phong trào quần chúng này mà “chiếm” được vai trò lãnh đạo
đảng Bảo Thủ, và lên làm thủ tướng.
Nhưng
ông muốn cai trị nước Anh theo lối trái ngược với các quy tắc căn bản mà đảng
Bảo Thủ vẫn theo đuổi hàng thế kỷ.
Đảng
Bảo Thủ luôn lo kiểm soát chi tiêu, giữ ngân sách quân bình. Vậy mà, trong tuần
này, chính phủ Johnson đã đổ ra hàng tỉ đồng “pound” để chi tiêu, chỉ nhằm lấy
lòng dân chúng trong ngắn hạn, không quan tâm đến hậu quả lâu dài.
Boris
Johnson muốn cả nước Anh phải chấp nhận trò chơi may rủi “No-deal Brexit” của
ông, trong khi đảng Bảo Thủ nổi tiếng thận trọng. Đa số các đại biểu, kể cả
những người cùng đảng Bảo Thủ, thấy trò may rủi đó sẽ tai hại cho nền kinh tế.
Ông
Johnson đã khai thác tình trạng phân ly trong dân chúng, phe muốn rút ra khỏi
Âu Châu, phe muốn ở lại, càng ngày càng căng thẳng. Ông đã lợi dụng tình trạng
mập mờ không ai đoán trước được sau khi rút khỏi EU thì kinh tế sẽ thế nào. Ông
lợi dụng tình trạng các đảng phái đang chia rẽ và yếu đuối. Ông biết dùng các
thủ tục hợp pháp trong truyền thống Quốc Hội Anh để tìm cách đạt ý nguyện làm
tho chủ trương của mình.
Rất
may mắn, đa số đại biểu trong Quốc Hội Anh đã phản ứng; họ đã chặn không cho
ông Johnson đem cả nước tham dự một trò chơi may rủi.
Giáo
sư chính trị học Alexandra Cirone, Đại Học Cornell ở Mỹ, nhận xét về vụ này: “Khi chính phủ có ý định vượt qua giới hạn
của quyền hành pháp, các đại biểu Quốc Hội đã sử dụng những định chế có sẵn để
giành lại quyền quyết định, chấm dứt tình trạng khủng hoảng!”
Chế
độ đại nghị ở nước Anh có những định chế giúp người ta kiểm soát các nhà chính
trị và ngăn chặn các hành động nông nổi, khi các “anh hùng cá nhân” nổi lên nhờ
chiều theo ý của những nhóm dân quá khích, họ tung ra các chủ trương hấp dẫn có
tính cách nhất thời.
Khi
nước ta bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ tự do người Việt Nam cần thiết lập
những định chế như vậy.
NGÔ NHÂN DỤNG
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.