(Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 03/03/2025)
1. Sáng nay tình cờ tôi đọc được bài viết của một thằng tâm thần tự xưng là “Bác sĩ Trần Văn Phúc”, rặt một đống giọng điệu ngụy biện, đến mức tởm lợm. Hắn cho rằng “Zelenskyy đã được cưng chiều quá đáng”.
Tôi định bình luận: Mả mẹ mày, đ*o ai muốn chiến tranh mà để được cưng chiều? Loại như thằng bác sĩ này, chắc là lang băm (ảnh chụp màn hình bài viết của con chó).
Sau cuộc gặp mặt đầy giông bão ở Nhà Trắng hôm thứ Sáu tuần trước, không nghi ngờ gì về việc, tình hình sẽ đi vào bế tắc. Vậy thì, bế tắc là bế tắc như thế nào và cho ai? Bây giờ chúng ta sẽ có một câu hỏi: Ukraine cần gì ở Hoa Kỳ trong cuộc chiến này? Nó đi theo rất nhiều câu hỏi râu ria khác, mà bản chất thì tất cả đều phục vụ cho một câu hỏi duy nhất trên đây mà thôi.
Ví dụ, có một câu hỏi khác và rất nhiều phái sinh của nó: Có đúng Trump là người cung cấp tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine, mà nhờ chúng Kyiv đã đứng vững trong những ngày đầu tiên? Về câu hỏi này, trên Fanpage của tôi có một độc giả đã phân tích rất hay, đó là kết quả của những nỗ lực của Đảng Dân chủ, và số lượng Ukraine được mua là 150 quả.
Hồi đầu chiến tranh, chính những quả Javelin này đã góp phần giúp Kyiv đứng vững – góp phần thôi nhé, mặc dù nó đã được phong thánh: “thánh Javelin” cùng với máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ T.B-2 Bayraktar. Nhưng xin hãy nhìn lại những trận kinh điển đem lại chiến thắng cho người Ukraine, không hẳn là vai trò của Javelin quan trọng đến thế.
Trận đánh xe tăng ở Brovary, người Ukraine phục kích và dùng pháo binh bắn cháy cả dãy xe Nga. Trận diệt đoàn xe tăng dài 30 ki-lô-mét ngoại ô Kyiv, là công của Bayraktar. Trận sân bay Hostomel, là mưu trí và quả cảm của những chiến sĩ đặc nhiệm Ukraine. Javelin góp phần, nhưng không đóng vai trò quyết định. Vai trò quyết định là con người.
Những điều này cũng đúng với những thứ vũ khí đem lại bước ngoặt, hay còn gọi là “thay đổi cuộc chơi :” M-777 (ba cái rìu), HIMARS. Nhưng nếu quý vị nào còn nhớ hồi năm 2022 tôi cũng đã báo cáo quý vị về cách sử dụng tài tình thứ vũ khí HIMARS này như thế nào của người Ukraine. Đúng, nhờ có HIMARS mà người Ukraine đã giải phóng được vùng hữu ngạn và thành phố Kherson, nhưng cũng vẫn là yếu tố con người: Họ đã sử dụng tài tình thứ vũ khí đó dùi lỗ trên cầu Antonovsky, và bắn hỏng cửa chắn của con đập trên sông Dnipro, làm cho nước ngập vào hệ thống chiến hào của Nga bên hữu ngạn.
Từ đó về sau, tình hình… bế tắc. Ukraine nhiều lần nêu nhu cầu về “vũ khí tầm xa” – như trong nhiều bài tôi đã phân tích hầu quý vị: Đường tàu hỏa chạy từ bắc xuống nam dọc theo đường biên giới quốc gia hai nước Nga và Ukraine, đã là huyết mạch chính để cung cấp cho chiến trường.
Không rõ vì lý do gì đó, chính quyền ông Biden vẫn kiên quyết không cho sử dụng ATACMS để tiêu diệt các mục tiêu hậu cần được thiết lập dọc theo tuyến đường này. Và bây giờ thì chính tuyến đường này được phát triển thêm đoạn Rostov trên sông Đông – Mariupol, coi như sự thay thế cực kỳ tốt cho tuyến đường sắt qua cầu Kerch vốn đã thúc thủ sau cú đánh lần hai.
Ngoài nhu cầu tầm xa, người Ukraine còn cần rất nhiều thứ. Chúng ta đã biết về hợp đồng thuốc nổ người Mỹ ký với doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam, không sản xuất cho Ukraine thì sản xuất cho ai. Chắc chắn còn nhiều hợp đồng khác nữa, ký với nhiều đối tác quốc tế nữa. Cuối cùng là vũ khí cá nhân, đạn dược… tất cả đều hết sức quan trọng. Chắc chắn người Ukraine sẽ không bao giờ quên những sự giúp đỡ quý báu và to lớn đó.
Đến nay, tôi vẫn không thể hiểu được tại sao lại có cái thỏa thuận khoáng sản quái gở như vậy – nó được dùng để làm gì? Để đòi lại những gì nước Mỹ đã trao cho Ukraine từ đầu chiến tranh đến nay, hay để đổi lấy những hỗ trợ tiếp tục trong tương lai? Nếu được như vế sau thì còn tốt, còn nếu đúng nó theo vế đầu, thì Trump quả là một tên mất dạy đến mức… bất ngờ. Và hóa ra điều này là đúng, và đó là hành động tống tiền của Trump, với vị thế Tổng thống của một cường quốc, mà hành xử đúng như một tên vô lại.
Và bây giờ thì kế hoạch của lão ta đã lộ rõ: đi với thằng ăn cướp, quay ra bắt nạt nạn nhân. Đó là cách nhanh nhất theo lão ta hiểu, để kết thúc chiến tranh. Tất cả những người ủng hộ lão ta, bắt đầu bỏ qua luôn mọi lý lẽ về mặt đạo đức, lương tri, nhân phẩm và cả lịch sử, chuyển sang rao giảng về… hòa bình.
+ Về đạo đức, chúng lờ đi thằng nào là tội phạm chiến tranh bị truy nã.
+ Về lương tri, chúng lờ đi thằng nào là thằng gây chiến tranh xâm lược.
+ Về nhân phẩm, chúng cố tình ỉm đi cả một quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Ukraine, đỉnh cao là Maidan 2014, để bảo vệ nhân phẩm, phẩm giá dân tộc của mình.
+ Về lịch sử, chúng lờ đi cái lý rằng, riêng với Nga, đó là một con thú cứ cho nó thỏa mãn thì một thời gian sau nó lại gây ra cuộc chiến tranh mới.
Tất cả những lý lẽ trên, Trump và bè lũ ủng hộ lão ta không bao giờ hiểu, và vì không hiểu nên đưa ra một kế hoạch hòa bình ngu xuẩn và phi lý, vì thế nên nó sai luôn từ đầu, và không có khả năng quay lại.
Hôm nay, đã xuất hiện trên mạng xã hội, một tài khoản tên là “Donald J. Trump” viết một mẩu status, nhưng tác giả lại là một ai đó tên là Michael McCune, tiếp tục ca ngợi Trump “như một kỳ thủ lão luyện” và đưa ra kết luận:
Trích : “Cuối cùng, Zelenskyy sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhượng bộ, bởi vì nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Ukraine không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến kéo dài với Nga. Và một khi các công ty Hoa Kỳ có hoạt động khai thác mỏ ở Ukraine, Putler sẽ không thể tấn công mà không gây ra hậu quả quốc tế to lớn.”
Trong đoạn trên, chúng ta sẽ thừa nhận từng ý một, và phản đối ý khác. Chẳng hạn, “nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Ukraine không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến kéo dài với Nga”, chúng ta sẽ phải chấp nhận logic nghiệt ngã đó. Đúng, người Ukraine sẽ không thể chiến thắng nếu không có sự hỗ trợ tiếp tục từ Hoa Kỳ nữa, từ góc độ đó là những thứ vũ khí thay đổi cuộc chơi, và cả từng khẩu súng, từng viên đạn… trang bị cho mỗi người lính.
Nhưng, lại phải “nhưng” – đó là thứ chiến thắng nào, hoặc đó là kiểu chiến thắng gì? Ai chứ tôi, chưa bao giờ cùng quý vị hình dung một chiến thắng chẻ tre, đánh cho quân Nga lấm lưng trắng bụng. Quý vị cứ xem lại tất cả các bài viết của tôi, chưa bao giờ tôi tỏ ra lạc quan tếu như vậy. Ngược lại, người Ukraine sẽ chiến thắng bằng một cách nào đó, khéo léo và tinh tế như chiến dịch mùa thu năm 2022 họ giải phóng tỉnh Kharkiv vậy… nhưng họ sẽ làm cuộc chiến đi đến bước ngoặt rồi từ đó, là những tác động về chính trị và hai bên bước vào đàm phán.
Tôi chưa bao giờ từ bỏ lộ trình đó trong hình dung của mình.
Ý kiến này của những người Mỹ ủng hộ Trump có logic của nó, nhưng nó sẽ được hình thành dựa trên căn cứ, hoặc lý thuyết “viện trợ của Mỹ là tất cả.” Nên nhớ rằng, Ukraine khác với Việt Nam Cộng Hòa. Ukraine hiện nay đã khôi phục lại được hoạt động xuất khẩu, kim ngạch còn vượt mức trước chiến tranh.
Trong cuộc gặp ở Nhà Trắng cuối tuần trước, Trump còn mơ hồ rằng “Ukraine không có đường xuất khẩu qua Biển Đen” – điều này đáng nhẽ ra phải nói với Putler mới là đúng. Như trong bài trước tôi đã viết: Tỉ lệ hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine hiện nay chỉ còn đạt 20 %, vì vậy một nước mà mất đi 20 % hỗ trợ sẽ khó khăn rất nhiều, nhưng sẽ không dẫn tới thảm họa. Cái sai của bộ sậu Trump là ở chỗ đó, quá chủ quan và tự phụ.
Vì vậy, “Zelenskyy sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhượng bộ” lại sai tiếp. Dù không phải là 20 % mà là 40, 50 % tỉ lệ hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine bị mất đi, nhưng nếu ép Zelenskyy và Ukraine phải từ bỏ lãnh thổ, coi như xương máu của chiến sĩ đồng bào 3 năm qua vứt đi hết. Không ai chấp nhận chuyện đó. Thêm một cái sai nữa của Trump và đồng bọn.
Trump và đồng bọn của lão ta bế tắc. Chúng không ngờ tới chính yếu tố giúp Ukraine đứng vững từ tháng Hai năm 2022, nay vẫn còn nguyên để giúp Ukraine và Zelenskyy đứng vững trước sức ép bỉ ổi của chúng. Chúng ta hãy cùng nhìn lại: hàng chục máy bay đổ quân dù xuống Hostomel, xe tăng ngấp nghé bên kia sông Dnipro, người Ukraine đã chặt một hai cái cầu bắc qua sông để vào thành phố Kyiv… Sức ép đến như thế mà Zelenskyy không nao núng. Đứng trước Zelenskyy, Trump ắt hẳn cảm thấy mình hèn kém. Cái mà Zelenskyy, bọn chúng, nhất là con chó Vance không bao giờ có được. Vì thế chúng xoay ra chỉ trích ông Zelenskyy về… y phục.
Không phải “lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử” thì là cái gì?
Trong suốt đoạn đầu của đề mục, tôi đi vào bế tắc của Ukraine và Zelenskyy, đứng trước sức ép hắc ám của Trump và đồng bọn (đúng là có sự điều khiển của con quỷ Putler từ phía sau) – họ, tức người Ukraine và Zelenskyy không có giải pháp. Giải pháp duy nhất của họ là tiếp tục chiến đấu, với tinh thần Tháng Hai năm 2022, không lùi bước, không khoan nhượng.
Đó là cái gốc đầu tiên, sau đó hẵng tính đến những nước này, nước kia của châu Âu và cả cái châu lục già cỗi và “thổ tả” đó. Chẳng có lý do gì người Ukraine đã hạ gục được đội quân mạnh nhất lục địa Á – Âu vào tháng Ba, tháng Tư năm 2022, thì bây giờ họ lại sợ lũ khố rách áo ôm dù đông hơn nhưng không pháo, không xe tăng, không có cả xe tải… Mà khi đó quân Ukraine chỉ dưới 100.000 người, bằng 1/9 so với bây giờ.
Ai bế tắc? Theo quan sát của tôi trên mạng xã hội, những người Nga tỉnh táo nói thẳng: dựa vào Trump là ngu rồi. Đúng là không gì ngu bằng làm thày thằng dại. Tuyên bố “ngừng bắn trong 24 giờ” rồi bây giờ thực hiện tuyên bố hệt như một con trâu húc mả, kế hoạch của Trump là… không có kế hoạch gì cả. Đúng là chiến thuật “tự đập đầu vào tường” của tên ngu xuẩn nhất nhì. Putler một mặt thúc bộ máy tuyên truyền của mình bám vào những biểu hiện xuẩn ngốc của Trump (được mô tả là thành công bất ngờ cho Putler), mặt khác, hắn thực sự cảm thấy bế tắc trước thái độ nguyên tắc của Zelenskyy.
Và hắn quay ra tung tin giả: Zelenskyy sẽ bị đem luận tội ở trong nước. Sic, lo cái thân mày chưa xong, đi lo hộ ai.
2. What’s next?
Không nghi ngờ gì nữa, Trump là tên bế tắc hạng nặng. Trong đoạn status trên đây chúng ta thấy rõ điều đó: Viết Zelenskyy sẽ phải nhượng bộ… như đúng rồi, nhưng căn cứ nào cho thấy Zelenskyy sẽ phải nhượng bộ? Hiện tại bắt anh ta xin lỗi còn khó, sao bắt anh ta nhượng bộ với những điều kiện của Putler cho được? Trump và lũ đệ tử không chỉ ngu xuẩn và chủ quan, mà còn du côn và nghiêm trọng, là coi thường cả một dân tộc. Đây chính là sai lầm cơ bản của bè lũ Trump, mà trước đó cũng là sai lầm cơ bản của Putler. Bọn chúng sẽ thất bại nghiêm trọng vì chính điều này.
Tạm thời, chúng ta đang nhìn thấy giọng điệu nửa vời, nửa muốn gọi lại: thôi quay lại đi đây bán cho, nửa muốn ép tiếp cho được giá của bọn Trump: Zelenskyy sẽ nhượng bộ thôi, không có ủng hộ của Hoa Kỳ thì thua chứ còn gì. Nhưng thật ra chúng vẫn đang choáng vì thái độ cứng rắn của Zelenskyy, và sau đó là sự đoàn kết của châu Âu ở Luân Đôn ngay hôm thứ Bảy.
“Hỏng, hỏng mẹ nó rồi ông ạ!” Có lẽ Trump a lô lại cho Putler để nói câu như thế. “Tôi dọa nó đủ đường, ép đủ đường, mà bây giờ nó còn bật lại tôi, giữa văn phòng của tôi, thế có cay không cơ chứ.” Putler: Để đấy tôi, tôi phát động chiến dịch bôi nhọ nó! (Chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những trò ma bùn này của truyền thông bẩn. Đã có những đoạn video lấy từ phim cũ của Zelenskyy đóng từ trước khi làm Tổng thống, dùng để bôi nhọ ông ấy).
Tôi cho rằng, Trump sẽ tiếp tục gây sức ép, thứ mà lão ta thích nhất và làm tốt nhất, và khả năng cao lần này hắn sẽ ra đòn với châu Âu: với cả liên minh, với từng nước… sao cho châu Âu không hỗ trợ Ukraine nữa là perfect. Zelenskyy quả là hoặc nhanh chân, hoặc may mắn, hoặc cao tay… khi ngay lập tức sau khi rời Nhà Trắng, bay sang Luân Đôn và hóa ra, họ đã có kế hoạch tổ chức một cái hội nghị thượng đỉnh từ trước. Châu Âu bây giờ mà không đoàn kết, thì chắc là chẳng bao giờ.
Trump chỉ có một điều đáng sợ nhất là dọa rút ô hạt nhân che đỡ cho châu Âu. Nhưng điều đó xấu cho châu Âu không có nghĩa là xấu cho Ukraine, vì đằng nào thì Ukraine cũng đang ở tình thế hiểm nghèo nhất rồi. Nhẹ hơn, Trump có thể gây ra thêm một cuộc chiến tranh thương mại nữa đối với châu Âu. Nếu ý đầu xảy ra, bắt buộc châu Âu hoặc từng nước một, sẽ phải tìm cách nhanh chóng nhất hỗ trợ Ukraine đánh bại Nga, vì Nga là nguồn đe dọa lớn nhất.
Mọi hành động của Trump theo hướng gia tăng căng thẳng, như bỏ cấm vận cho Nga hoặc thậm chí ủng hộ về công nghệ và một số hợp đồng làm ăn béo bở, sẽ không kịp vì chúng khá tốn thời gian, trong khi Trump chỉ có chưa đầy 2 năm là đến bầu cử giữa nhiệm kỳ. Vì vậy Ukraine cùng châu Âu cũng sẽ bị sức ép, nhưng là sức ép phải tăng tốc và bản thân người Ukraine sẽ phải quyết tâm hơn để giải quyết sớm những tình trạng khó khăn này. Để lâu thì đêm dài lắm mộng.
3. Những sai lầm khi đưa ra ý kiến về cuộc chiến trong giai đoạn này
+ Cho đến nay, chúng ta vẫn hay nghe những phát ngôn trên mạng, thú thực là rất bừa bãi từ chính cả những người ủng hộ Ukraine. Vì vậy tôi rất mong quý vị, chúng ta là những người bình tĩnh hiểu biết, dần dần loại bỏ những suy nghĩ kiểu như vậy vì thật ra chúng có hại. Chẳng hạn, có những người nói: (Mỹ chỉ cần) “Rút ống thở là Ukraine toi”.
Như trên tôi đã phân tích, đến Trump còn chẳng ý thức được rõ người Ukraine có những năng lực gì. Hiện nay ngũ cốc và nhiều mặt hàng khác của họ đã xuất khẩu trở lại, còn vượt cả trước chiến tranh, vậy hà cớ gì nói họ sẽ toi ? Tất nhiên để nuôi được chiến tranh thì tốn kém hơn nhiều, nhưng không có nghĩa là ngừng viện trợ họ sẽ lăn ra ch.ết. Sẽ không bao giờ có điều đó, riêng về vụ tự lực tự cường, tự chủ này họ hơn xứ Việt nhiều.
+ Một sai lầm nữa là so sánh Ukraine với Việt Nam Cộng Hòa. Điều này cũng phi logic, nghiêm trọng về độ khập khiễng trong so sánh. Ở đây tôi chỉ xin liệt kê các sự kiện chính dẫn đến sự ra đời của chính thể Việt Nam Cộng Hòa: Sau Điện Biên Phủ và Genève 1954, người Pháp cùng quân đội bản xứ trong Quân đội Liên hiệp Pháp rút dần về nam Vĩ tuyến 17. Đi theo là một bộ máy chính quyền từ Hà Nội cũng rút về phía Nam và mặc định đóng đô ở Sài Gòn.
Sau đó đến một thời kỳ hỗn loạn: Ông Ngô Đình Diệm từ nước ngoài về nước và nắm quyền Thủ tướng chấp chính. Các đảng phái, giáo phái tranh giành quyền lực như Hòa Hảo, Cao Đài… thậm chí Bộ đội Bình Xuyên cũng góp mặt, nhưng là bộ phận còn lại của lực lượng được gọi là Bộ đội đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp này – nhóm dưới trướng của Bảy Viễn. Quá trình tiêu diệt các giáo phái – đảng phái diễn ra trong một thời gian ngắn, quyền lực tập trung trong tay Thủ tướng Ngô Đình Diệm và sau đó, ông trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Quá trình đó diễn ra song song với quá trình người Pháp rút dần khỏi Đông Dương và được thay thế bằng người Mỹ.
Trong các bài viết của mình, tôi bao giờ cũng trung thành với ý kiến: Ukraine bây giờ không bao giờ có thể so được với Việt Nam Cộng Hòa. Về vị thế đồng minh – Hoa Kỳ hiện nay chưa phải là đồng minh của Ukraine và sẽ không bao giờ. Về số tiền nhận được, ít hơn rất nhiều nếu quy ra thời giá của cùng một kỳ. Về khả năng vũ trang hóa, Việt Nam Cộng Hòa đã có được một quân đội chính quy, hiện đại đầy đủ quân binh chủng, các vũ khí được trang bị cũng đều rất tốt, tân kỳ và số lượng dồi dào.
Vậy nên so sánh Ukraine với ai? Với Bắc Việt Nam. Hồi đó Bắc Việt Nam chính thức là đánh nhau với Mỹ (“Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc!”). Về sự hỗ trợ, Bắc Việt Nam có sự ủng hộ của khối xã hội chủ nghĩa gồm các nước Đông Âu, mấy nước khác như Bắc Triều Tiên và Cuba cũng tham gia, riêng CuBa tham gia với độ nhiệt tình khá cao (cử cả chí nguyện quân, chẳng hạn như ông cụ tôi kể có chú phi công lái MiG-17 râu tóc đúng… Tây Ban Nha bị bắn rơi ở hòa bình, quân chủng te tái đến đưa xác về luôn).
Riêng về lương thực, đạn dược, vũ khí, xe tải… hai người đồng chí chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc. Hồi đầu là Trung Quốc, sau là Liên Xô tăng dần lên. Tuy nhiên số lượng và độ hiện đại còn lâu mới so được những gì Hoa Kỳ trang bị cho Việt Nam Cộng Hòa. Vì vậy nếu xét tương quan và vị thế chính trị, Hoa Kỳ hồi chiến tranh Việt Nam giống Nga trong cuộc chiến tranh với Ukraine hơn, có thể chỉ khác về độ chính nghĩa: Cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ trước đây là chống cộng, còn cuộc chiến của Putler hiện nay là xâm lược.
Vì vậy, trước đây Bắc Việt Nam bị Trung Quốc rút viện trợ như thế nào, thì bây giờ Ukraine cũng bị Trump rút viện trợ y như thế. Điều này mới là đúng. Không có bất cứ sự hợp lý nào để so sánh Ukraine với Việt Nam Cộng Hòa.
+ Mỹ là trùm tráo trở, phản bội đồng minh. Điều này sai. Tôi sẽ không đánh giá hành động của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn từ 1972 đến 1975, nhưng trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine thì Hoa Kỳ chưa từng phản bội – nói chính xác là chính quyền của ông Biden chưa hề có hành động nào để được gọi là phản bội. Kẻ phản bội là Trump, cá nhân Trump và phản bội ai? Phản bội các giá trị dân chủ mà thế giới dày công xây dựng suốt hơn 300 năm qua.
Last night, Ukrainian UAVs struck one of Russia's largest oil refineries—"Bashneft" in Ufa. The refinery, which supplies jet fuel, diesel, and lubricants to the Russian army, is now on fire. It processes ~20M tons of oil annually.
— NOELREPORTS 🇪🇺 🇺🇦 (@NOELreports) March 3, 2025
Russia's MoD claims to have downed 7 drones… pic.twitter.com/bbpQPO0j7k
4. Nhận xét và kết luận
Hôm qua, khi chat với một người bạn Nga (sĩ quan về hưu), anh ấy nói: có một điểm anh (tức là tôi) hình dung chưa đúng, chưa chính xác cho lắm. Ví dụ tương quan giữa hai bên, anh cho rằng Nga có 650.000 quân và đối đầu với họ, Ukraine có 250.000 quân. Không phải: các báo cáo tình báo cho thấy, Nga có 700.000 quân (ước tính sai 50.000) và đối diện với họ, người Ukraine phải bố trí 400.000 quân. Như vậy lực lượng dự trữ của Ukraine chỉ có 480.000 quân bố trí trên những phần còn lại của đất nước thôi.
Nếu những thông tin này là đúng, thì tình thế của Ukraine sẽ khó khăn hơn so với ước tính trước đây của tôi, nhưng mặt khác lại có những điều… đỡ khó khăn hơn. Ví dụ, với tương quan 7/4 thì Nga sẽ không có khả năng gây ra những đột biến lớn trên chiến trường bằng một chiến dịch tấn công lớn, nhưng người Ukraine cũng khó có khả năng thực hiện một chiến dịch phản công hiệu quả.
Trong mục đầu tiên khi viết về sự bế tắc của hai bên, tôi để dành một ý đến bây giờ mới viết: Người Ukraine đã và đang có một chiến lược rõ ràng. Và điều thú vị, là chiến lược đó hoàn toàn không phụ thuộc vào Hoa Kỳ, hoặc nếu có thì rất ít: quá trình sử dụng UAV đánh nhà máy lọc dầu. Mới nhất, nhà máy Bashneft ở Ufa, cách chiến tuyến 1.300 ki-lô-mét bị đốt. Chiến lược này không phụ thuộc vào tên lửa tầm xa của Hoa Kỳ, cả Trump và Putler đều không thể làm được gì trước tình thế đó.
Vậy ai bế tắc?
Trong vài ngày qua, các tin tức ở Pokrovsk và Toretsk cho thấy, Nga bắt đầu oải và quân Ukraine đã có thể phản công cục bộ để cải thiện vị trí. Các đợt tấn công nhỏ lẻ, không dùng nhiều phương tiện cơ giới, và do đó không thể coi đây là tổng phản công được. Mọi thứ còn đang ở phía trước.
Vậy ai bế tắc?
Theo so sánh của các chuyên gia quân sự quốc tế, thì cuộc chiến tranh phá hoại đang diễn ra từ hai bên, cần được nhìn nhận như sau:
+ Về phía Nga, vẫn tiếp tục chiến thuật bão hòa, tức là thả thật nhiều UAV – drone (chủ yếu là Shahed cải tiến) vào làm quá tải hệ thống phòng không của Ukraine và tiếp theo là các drone khác, hoặc tên lửa hành trình để gây thiệt hại nặng. Để đáp lại, người Ukraine áp dụng các biện pháp phân tán, ngụy trang… các mục tiêu. Vì vậy hiện nay chiến thuật của Nga chủ yếu mang tính chất khủng bố tinh thần của dân chúng.
+ Về phía Ukraine, họ áp dụng chiến thuật tấn công nhiều đợt, đánh hiểm và đánh trúng. Chẳng hạn vụ tấn công nhà máy lọc dầu ở Krasnodar cách đây 2 tuần, chiếc UAV đầu tấn công làm do giàn Pansir phát hỏa để bắn hạ UAV, thì ngay lập tức UAV thứ hai lao vào tấn công làm cháy nổ lớn. Cũng có nhiều trường hợp giàn phòng không đó bị tiêu diệt luôn cùng với những đợt tấn công sau.
Với chiến lược này, dễ thấy trong thời gian ngắn khoảng 1 năm rưỡi, Nga sẽ tiếp tục bị tàn phá nền kinh tế, còn việc bắn phá của Nga vào các mục tiêu của Ukraine thì không hiệu quả. Đây là một thể hiện rất rõ của chiến tranh phi đối xứng: Địch mạnh thì ta cất giấu của cải giá trị, còn chúng không cất giấu được cái gì ta đốt cái ấy. Trên chiến trường trước mắt, chúng ta thấy nếu cứ kéo dài cù cưa như thế này thì Nga sẽ không có bất cứ chiến thắng nào cả, mà chỉ có tiếp tục bị tiêu hao.
Trong hơn 1 tháng qua, ông Trump đã gây hỗn loạn kinh khủng cả trên thế giới lẫn trong chính trường nước Mỹ. Vừa xong, trong lễ trao giải Oscar, diễn viên gạo cội Robert De Niro lên sân khấu và nói: “Fuck Trump!” Việc nước Mỹ lựa chọn ra một tay quái gở, nó cũng là mặt trái của nền dân chủ, nhưng thật may mắn là dù gì cũng chỉ kéo dài có 4 năm, thậm chí còn nhanh hơn. Tôi ngờ rằng đã bắt đầu diễn ra những kế hoạch, để chấm dứt sớm sự lộng hành điên rồ của Trump, càng sớm càng tốt.
Tôi vẫn thận trọng với kế hoạch phản công của Ukraine, vì tình hình đang rất nguy hiểm từ góc độ quốc tế, nhưng phải thừa nhận việc quân đội Nga kiệt quệ là có thật. Hiện tại, chúng bế tắc đến mức phải dùng lưới để che cho các con đường tiếp tế ra mặt trận (chống UAV) và năm nay ấm áp, tuyết tan sớm làm cho 2 tuần cuối tháng Hai đã bùn lầy, vụn tơi như bột dưới bánh xe. Quân đội Nga trên chiến trường đang cực kỳ đói kém, thiếu thốn. Ngày 27/02, số xe tải bị diệt là 160 chiếc, tất cả những ngày xung quanh đó đều ở mức cao trung bình 120 chiếc/ngày.
Vì vậy tôi vẫn rất thích nhìn thấy một kế hoạch lãng mạn, phá tan cái Lễ Chiến thắng 9/5 đi anh em. Nếu có nhóm anh em nào đổ bộ lên Crimea, bọn ở Kherson và Zaporizhia phải chạy về cứu, thì lại có cơ hội anh em ạ. Tôi rất hy vọng vào cái tên lửa hành trình gì tầm bắn 200 km với Taurus của Đức nữa thì tuyệt. Anh em giã nát cái đường tàu bắc nam đến Rostov đi cho tôi.
PHÚC LAI 03.03.2025
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.