samedi 3 juin 2023

Thành Nguyễn - Vì sao chị Hồng bị bắt?

 

Vì sao? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi biết tin người hoạt động xã hội nào đó bị bắt Trường hợp mới nhất là chị Hoàng Thị Minh Hồng, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam cực năm 1997 và là người sáng lập tổ chức bảo vệ môi trường Change.

Chắc chắn, mỗi khi nhà cầm quyền bắt ai thì họ luôn có lý do. Tuy nhiên, những ai có lương tri thường cảm nhận có điều gì đó không ổn, có điều gì đó còn mơ hồ giữa cái cớ bắt giữ và lý do thật sự đằng sau. Nó là cái gì? Vì sao chị Hồng và nhiều người hoạt động xã hội khác bị bắt trong thời gian này?

Thực sự, chúng ta không thể biết được chính xác lý do đằng sau là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy đoán được nếu hiểu được bối cảnh xã hội và chính trị của nước mình.

Việt Nam được xem là một quốc gia có chế độ toàn trị, hay nói cách khác, là mọi khía cạnh đời sống xã hội đều bị chính trị hóa. Từ giáo dục, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, tất tần tật đều bị chính trị hóa, đều phải theo tư tưởng và cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền. Hay nói theo diễn ngôn tuyên truyền là “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo”, còn việc của người dân chỉ là tuân phục.

Trong bối cảnh toàn trị như vậy, thì việc bắt giữ những người hoạt động ở một thời điểm nào đó thường có khả năng là vì động cơ chính trị nào đó đằng sau, nghĩa là nó phục vụ cho mục đích cai trị của nhóm cầm quyền. Vì nếu đơn giản là tội kinh tế như “trốn thuế” thì có thể bắt hầu hết các tổ chức kinh tế khác ở Việt Nam.

Vậy vấn đề đặt ra là vì sao nhà cầm quyền lại bắt nhiều người hoạt động môi trường ở thời điểm này? Có nhiều khả năng, có thể họ đang muốn thực hiện chính sách nào đó có ảnh hưởng đến xã hội và môi trường mà không muốn những tiếng nói phản biện làm cản trở. Hoặc có thể cần một “đòn bẩy” nào đó trong đàm phán chính trị. Đây cũng là cách hành xử khác biệt đặc trưng giữa một chế độ toàn trị và chế độ tự do.

Thực ra, về bản chất thì chính trị ở đâu cũng cạnh tranh quyền lực. Tuy nhiên, khác nhau là ở cách hành xử lạc hậu hay văn minh. Ở những nước văn minh tự do thì chính quyền thường phải ra sức vận động, thuyết phục những nhà bất đồng chính kiến nếu gặp sự phản biện hay phản đối. Ngay cả nếu dùng công cụ pháp luật để đối phó thì nó cũng phải bảo đảm tính công bằng. Còn ở những chế độ toàn trị như Việt Nam ta, thì ngay cả cơ hội cất lên một tiếng nói lương tri cho người bị bắt cũng không có. Vì sao vậy?

THÀNH NGUYỄN 01.06.2023

* Hình chị Hồng trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa gây ô nhiễm biển năm 2016.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.