lundi 19 juin 2023

Phó Đức An - Putin và hậu Putin

 

Trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine năm ngoái, Medvedev, Dmitry Peskov, Sergey Viktorovich Lavrov, Maria Zakharova và cả Putin, liên tục lên tiếng dọa dẫm, nói rằng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Mục tiêu đầu tiên là Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ chỉ đứng ở vị trí thứ sáu.

Vì sao Putin ghét nước Anh đến vậy? Điều này phải bắt đầu từ sự tan rã của Liên Xô, ngày 25 tháng 12 năm 1991. Liên Xô tan rã, cá nhân được lợi nhiều nhất là Boris Yeltsin. Tuy nhiên, ông ta chỉ là một gã giá áo túi cơm rượu thịt hồ đồ, nhưng lại là một người rất khoái ăn nhậu phóng khoáng kiểu Hoa Kỳ. Có thông tin cho hay, một lần say rượu ở Mỹ, ông ta đã quên mặc quần áo nhong nhong chạy ra đường.

Từ 1991 đến 1999, Boris Yeltsin tại vị 8 năm và thay 6 thủ tướng. Để tiếp tục đổ thừa trách nhiệm, năm 1998, Yeltsin đã bổ nhiệm một con "mọt sách" làm thủ tướng thứ 5 của đất nước là Yevgeny Primakov.

Yevgeny Primakov là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô thông thạo nhiều thứ tiếng. Theo thông tin tìm thấy trên Internet: Primakov viết rất nhiều, và các tác phẩm chính của ông bao gồm: "Xung đột quốc tế" (đồng tác giả, 1972), "Khủng hoảng năng lượng trong thế giới tư bản" (1975), "Các quốc gia Ả Rập và chủ nghĩa thuộc địa", "Ai Cập: Kỷ nguyên của Tổng thống Nasser", "Tổng thống Nasser", v.v…

Những điều này là bình thường, nhưng sau khi nhậm chức, ông ta đã làm hai việc: 1. Công khai phản đối việc NATO ném bom Nam Tư. 2. Chống tham nhũng. Nhưng vụ án đầu tiên lại nhằm vào các thành viên gia tộc của Yeltsin và 7 trùm tài phiệt Nga. Điều này động chạm đến lợi ích thiết thân của Yeltsin và tất nhiên Primakov trở thành kẻ thù chung của Yeltsin và Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, năm 1999, Yeltsin tìm cớ cách chức Primakov, tháng 12 cùng năm, Yeltsin tuyên bố Putin là người sẽ kế nhiệm mình. Primakov ức chế trong lòng bèn tuyên bố tranh cử tổng thống với Putin.

Vào thời điểm ấy, nhận thức của phương Tây về hai ứng cử viên này chưa hoàn toàn đồng điệu, đặc biệt là các cơ quan tình báo, các nhà tâm lý của tình báo Anh nhận ra Putin bị rối loạn nhân cách nghiêm trọng. Nhưng tình báo CIA của Mỹ thì cho rằng Primakov sẽ đem đến những thiệt hại cho lợi ích của Hoa Kỳ. Hai bên có lợi có hại, và cuối cùng thống nhất ý kiến ủng hộ Putin.

Tiếp theo là những đòn hạ bệ Primakov được tung ra, những bức ảnh khiếm nhã, hình ảnh già nua và video cũ của Primakov đã lan truyền trên Internet. Cuối cùng vào ngày 4 tháng Hai năm 2000, Primakov tuyên bố rút lui tranh cử. Và Putin, xuất thân là một nhân viên cấp cơ sở, đã có thể leo lên vị trí hiện tại, lý giải về môi trường sinh tồn may mắn cho Putin thì bên trong có Yeltsin và bên ngoài có người Mỹ.

Tuy nhiên, tờ “Moscow Times”, tờ báo sau đó đã bị trục xuất khỏi đất nước, đã tiết lộ nguyên do đằng sau chiến thắng của Putin. Với cuộc điều tra kéo dài 6 tháng họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về gian lận bầu cử, bao gồm phiếu giả, phiếu bị hủy và 130 vạn tên đăng ký bầu cử của những tên giả, tên người chết. Nhờ sự can thiệp của phương Tây mà "Moscow Times" đã có thể rút lui an toàn.

Chiến tranh Nga-Ukraine sẽ sớm kết thúc, và chắc chắn Putin cũng sẽ nhanh chóng rút lui khỏi vũ đài lịch sử, trong thời kỳ “hậu Putin”, cũng có thể khẳng định một số điều:

Không thể để một người đã nhuốm máu phương Tây trở thành tổng thống, như Shoigu và các tướng lĩnh quân đội khác. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cũng không thể, chẳng hạn như cháu trai của Putin là Roman Putin. Medvedev được Putin trọng dụng là một quân cờ rất quan trọng trong tay Putin. Medvedev, sinh năm 1965 và Mikhail Mishustin sinh năm 1966, có khả năng sẽ giữ chức vụ tổng thống Nga thời hậu Putin, hai người hậu 60 trong thâm tâm cũng nghiêng về phương Tây này có thể đảm bảo cho sinh mệnh Putin được tiếp tục kéo dài.

Điều mà nhiều người nhìn thấy là hình ảnh bên ngoài, tư thế ngoại giao của Nga, hay nói một cách chính xác hơn là Nga cố phô trương sự cứng cáp bên ngoài với sự yếu kém bên trong. Trong các tranh chấp quốc tế, Nga thường sử dụng biện pháp răn đe bằng vũ lực - bởi vì thực sự không còn con bài nào khác có thể chơi được.

Nước Nga ngày nay đã không khá hơn so với hai mươi năm trước, nền kinh tế vẫn còn nghèo nàn, sản nghiệp tiêu điều. Tất cả các vấn đề xã hội về cơ bản không thay đổi. Nước Nga của Vladimir Putin giống như một tấm thảm cũ, được làm ra với thủ công tinh xảo, bên ngoài trông vẫn đẹp đẽ nhưng bên trong toàn bụi bặm. Nhưng không thể phủ nhận rằng tấm thảm cũ này cũng là miếng vải che thân cuối cùng của đất nước Nga, che đi sự hổ thẹn, nhục nhã, che đi bộ mặt thật gớm ghiếc của sự kiện thảm khốc Liên Xô tan rã.

“Cho tôi 20 năm, tôi sẽ trả lại cho các bạn một nước Nga hùng mạnh.” Trong nháy mắt, câu nói ‘hào hùng’ của Putin vẫn văng vẳng bên tai, khiến người ta không quên và cũng khó giải thích. Người dân Nga đã cho Putin 20 năm, Putin đã trả lại cho họ một nước Nga hùng mạnh chưa? E rằng con khỉ trên cây nghe xong cũng che miệng cười nghiêng ngả.

Chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ đã làm tan vỡ bong bóng xà phòng của cường quốc Nga. Đột nhiên, Nga rơi khỏi thần đàn, mất đi vẻ uy nghiêm ngày xưa. Vũ khí do Nga sản xuất đã trở thành trò cười trên thị trường quốc tế, khả năng răn đe hạt nhân của Nga cũng bị chế giễu. Dưới sự lãnh đạo của vị tổng thống cứng rắn của họ, biết bao người Nga trẻ tuổi đã cống hiến sinh mệnh của mình để duy trì lòng tự tôn dân tộc đang lụn bại và suy sụp của họ.

Bị phương Tây trừng phạt về kinh tế, bị cô lập về mặt chính trị với hầu hết các nước phát triển, bị bẽ mặt về mặt quân sự bởi sự xuất hiện đột ngột của Ukraine và huyền thoại về vũ khí duy nhất do Nga sản xuất có thể đạt được về mặt công nghệ đã bị phá sản. Loại khủng hoảng này lan rộng và mức độ nghiêm trọng của nó vượt xa thời điểm Liên Xô tan rã. Nếu Putin có tầm nhìn xa trông rộng, ông ta sẽ chẳng dám động vào và nay vô cùng hối hận vì đã cả tin dấn thân vào vùng lầy tiến thoái lưỡng nan.

Tình hình ngày nay ở Nga là kết quả của việc sức mạnh bản thân không phù hợp với tham vọng. Nga sở dĩ đam mê phiêu lưu quân sự thực sự là vì ngoại trừ quân sự, không có gì có thể đem ra khoe được, không có gì để khiến người Nga còn cảm thấy Tổ quốc mình vẫn hùng mạnh ngoài quân sự.

Chiến tranh Chechnya lần thứ hai năm 1999, Chiến tranh Gruzia năm 2008, Chiến tranh Krym năm 2014 và cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine năm 2022. Putin đã sử dụng những cuộc chiến tranh lớn nhỏ này để nói với người dân Nga rằng sức mạnh của một cường quốc Nga vẫn còn đó, và chúng ta có thể lại làm được.

Chính vì con đường quân sự duy nhất còn lại mới có thể chứng minh Putin mang lại sức mạnh cho nước Nga, cho nên Putin không thể dừng lại bước chân của chiến tranh, không đánh thì làm gì đây? Làm công việc dân sinh, khoa học công nghệ, văn hóa, kinh tế... No, Nga chỉ giỏi về gây rối, đem lại phiền phức cho mọi người.

Nay Putin có ngờ đâu đá vào tấm phản sắt Zelensky và cuộc phiêu lưu quân sự của Putin xem ra không thể tiếp tục kéo dài. Đây là ngẫu nhiên và không thể tránh khỏi. Nếu đánh chiếm thành công Ukraine trong cuộc tập kích tháng Hai, Putin sẽ có vốn để sống huênh hoang một thời gian nữa, bước tiếp theo sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc phiêu lưu quân sự khác ở ba nước vùng Baltic, hoặc Ba Lan, Thụy Điển, Phần Lan, v.v.

Hai mươi năm sau, Putin đã mang cho nước Nga vết thương đầy thân, và vẫn dẫn dắt nước Nga đi ngược xu thế thế giới. Nếu Chúa cho Putin thêm 20 năm nữa, nước Nga chắc chắn gần như bị hủy diệt hoàn toàn.

Trong sự im lặng tuyệt đối của quân đội Ukraine, cuộc phản công lớn đã chính thức bắt đầu từ một hoặc hai ngày trước. Mặc dù quân đội Ukraine chỉ điều động ba trong số mười lữ đoàn do NATO huấn luyện và trang bị, và họ đang tấn công trên diện rộng cùng một lúc, nhưng các nhà bình luận quân sự và truyền thông phương Tây đều đồng ý rằng hướng tấn công chính là chiến trường Mariupol ở miền nam.

Việc chiếm được Mariupol sẽ cắt đứt làm đôi quân Nga ở miền Nam Ukraina, đồng thời cắt đứt hoàn toàn đường liên kết trên bộ khu vực rộng lớn do Nga chiếm đóng từ phía nam sông Dnepr đến Crimea, khiến quân đội Nga ở khu vực này không chiến mà hàng. Putin qua thất bại này có khả năng bị lật đổ và Nga có thể mất ý chí tiếp tục chiến tranh. Ngay cả khi Nga không buộc phải thừa nhận thất bại ngay lập tức, thì ít nhất có thể đạt được những kết quả sau:

- Niềm tin của các đồng minh phương Tây vào Ukraine là hoàn toàn vững chắc, và chắc chắn họ sẽ tăng cường hỗ trợ kinh tế và quân sự.

- Mặt trận Ukraina sẽ rút ngắn rất nhiều, có thể tập trung lực lượng tiến vào hướng Đông.

- Hoạt động xuất nhập khẩu của cảng Odessa không còn bị đe dọa có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào, điều này không chỉ mang lại lợi thế cho nền kinh tế Ukraine mà còn tạo điều kiện cho phương Tây viện trợ cho Ukraine thuận lợi hơn.

- Crimea, do quân đội Ukraine kiểm soát, về cơ bản đã cắt đứt đường tiếp cận Địa Trung Hải của Nga từ Biển Đen qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ. Với những điều kiện trên, ngay cả một thằng thiểu năng cũng sẽ không còn nghi ngờ rằng Nga sẽ diệt vong

Một khi Nga xâm lược Ukraine, Putin đã đi theo con đường không thể quay lại của Hitler. Putin chắc chắn sẽ bất ngờ trước sức mạnh của các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt cũng như tác động đối với Nga.

Sức chịu đựng của NATO đã đến giới hạn. Nếu không có phản công quân sự, dã tâm và khát vọng phiêu lưu của Putin sẽ càng bành trướng, an ninh của cả châu Âu sẽ sụp đổ, điều NATO tuyệt đối không thể dung thứ. Sức mạnh quân sự thông thường và sức mạnh hạt nhân của Nga có lớn đến đâu cũng không lớn hơn Liên Xô trước đây. NATO có thừa sức đối đầu trực diện với Liên Xô, thì làm sao chịu nổi một nước Nga hiện tại đang muốn ngồi trên đầu họ? Vì vậy, Putin đang đánh giá thấp quyết tâm chiến lược của NATO một cách nghiêm trọng.


Cuộc phản công của Ukraine bắt đầu có nghĩa là Putin đã bắt đầu bước vào thời kỳ xói mòn tâm lý. Nhưng điều khiến Putin đau đầu thực sự còn hơn cả những rắc rối trên chiến trường. Ông bạn Tập Cận Bình đã âm thầm chuẩn bị những hành động cụ thể một khi Putin bị hạ bệ bằng cách nào đó. Tập Cận Bình có thể đã tìm cách thiết lập mối quan hệ bền chặt hơn với chính quyền của tổng thống Nga trong thời kỳ hậu Putin và đặt cược vào Mikhail Mishustin. Trong chuyến thăm của Tập đến Moscow, ông đã tổ chức một cuộc gặp riêng hiếm hoi với Mishustin. Sau đó vào tháng Năm, Thủ tướng Trung Quốc Li Qiang đã mời Mishustin đến thăm Trung Quốc và tiếp Mishustin tại Đại lễ đường Nhân dân, điều này một lần nữa hoàn toàn vượt quá phạm vi lễ nghi ngoại giao Trung-Nga thông thường và gần như chắc chắn sẽ khiến Putin không hài lòng.

Sau đó, báo cáo trích dẫn bằng chứng về sự không hài lòng của Putin: Mishustin vắng mặt trong Hội đồng An ninh Liên bang Nga tiếp theo, trong đó thủ tướng là thành viên đương nhiên. Eslund, một chuyên gia từ tổ chức tư vấn Hoa Kỳ "Hội đồng Đại Tây Dương", tin rằng đây là bài học chính trị kiểu cũ của Điện Kremlin, và có lẽ là bằng chứng tốt nhất cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc đang bỏ qua Putin và cố gắng vun đắp các mối quan hệ thay thế với Nga.

Trước khi trở thành thủ tướng, Mishustin là một nhà kinh tế và người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga. Tháng 1 năm 2020, được Putin đề cử làm Thủ tướng Nga thay thế Medvedev đã từ chức. Mặc dù được Putin đề đạt, nhưng ông không có tên trong các cuộc thảo luận về người kế nhiệm Putin, và thậm chí các phương tiện truyền thông độc lập của Nga cũng đưa tin rằng Mishustin "không có vai trò gì" trong việc thực hiện cuộc chiến của Putin ở Ukraine.

Nói cách khác, Mishustin chỉ đóng vai trò quản lý kinh tế của Putin, chưa tham gia vào lĩnh vực an ninh quốc phòng nên là một nhân vật tương đối yếu thế. Ngay cả khi Putin chết hoặc từ chức trong một cuộc đảo chính, ông ta cũng khó có thể thực sự nắm quyền, mà có nhiều khả năng trở thành một nhân vật chuyển tiếp và mang tính biểu tượng được tất cả các phe phái công nhận và không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai.

Từ quan điểm này, Mishustin thực sự có một số tiềm năng cho một tổng thống chuyển tiếp trong "kỷ nguyên hậu Putin". Tập Cận Bình luôn thích nhấn mạnh sự cần thiết của tư duy tận cùng và tư duy cực hạn, vì vậy việc ông ta cân nhắc phương án dự phòng khẩn cấp trong trường hợp xấu nhất là điều bình thường khi không thể tránh khỏi một cuộc đảo ngược lớn trong cuộc chiến tranh Nga-Ucraina.

Nhưng khách quan mà nói, có thể còn quá sớm để nói rằng Tập Cận Bình hiện đã có một ứng cử viên rõ ràng cho “thời kỳ hậu Putin”. Tập Cận Bình cố tình chiều theo Putin, không chỉ vì nhu cầu chiến lược liên Nga chống Mỹ và ổn định hậu phương của chính mình, mà còn vì Putin cũng là người có “giấc mơ Nga phục hưng dân tộc” phù hợp về yếu tố cá nhân cũng là điểm yếu lớn nhất của Putin bị Tập Cận Bình nắm bắt và khai thác.

Vì vậy, ở một mức độ nào đó, một khi Putin bị thay thế, Tập Cận Bình có thể khó tìm được một bình phong chiến lược phù hợp như vậy. Xét về việc Tập Cận Bình đã sớm ủng hộ Putin tái đắc cử trong chuyến thăm Nga, trừ khi Putin qua đời vì bệnh hiểm nghèo vì lý do bất khả kháng, Tập Cận Bình nhất định sẽ ưu tiên vị trí của Putin.

Bất kể là tự nguyện hay bị động, Putin chính là Sa hoàng của thế kỷ 21. Từ quan điểm chính trị mà nói, điều này không liên quan gì đến khen hay chê, lịch sử Nga đã giải thích rõ ràng cách đối phó với Sa hoàng. Đồng thời, nhiệm vụ cốt lõi chấn hưng nước Nga là nâng cao hiệu quả của sự phát triển năng lực sản xuất xã hội.

Nhưng có một điều không thể bỏ qua rằng, Putin cũng là miếng vải che đi sự thấp hèn tủi nhục của nước Nga. Môi trường quốc tế ngày nay không tệ hơn vào cuối Thế chiến I. Miếng vải che này có cần bỏ đi, bao giờ bỏ đi thì điều này cần đến trí tuệ tuyệt vời của người dân Nga.

PHÓ ĐỨC AN 11.06.2023

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.