Bầu cử các lãnh đạo cao nhất quốc gia đã có kết quả :
1. ông Nguyễn Phú Trọng người miền Bắc - tổng bí thư.
2. Ông Phạm Minh Chính người miền Bắc - thủ tướng
3. Ông Vương Đình Huệ người miền Trung - chủ tịch quốc hội
4. Ông Nguyễn Xuân Phúc người miền Trung - chủ tịch nước
Cuộc bầu chọn này không phải do dân bầu ra hay nói cách khác dân không trực tiếp bầu, nên tui không hiểu tiêu chí chọn lựa vào các vị trí là gì ? Chỉ thấy rằng nhiệm kỳ này, người miền Nam không có mặt trong bốn vị trí lãnh đao cao nhứt.
Tui sẽ không nói đến điều này nếu như miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng không phải là vùng miền đóng góp ngân sách quốc gia nhiều nhứt. Kinh tế có vai trò quan trọng nhứt trong điều hành đất nước, thế thì miền Nam - nơi tạo ra nhiều tiền nhứt ắt hẳn quan chức ở đó cũng có khả năng , vậy tại sao lọt sổ, còn các quan chức ở những nơi kinh tế kém lên làm chóp bu.
Miền Tây là vựa lúa quốc gia, bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước, xuất khẩu thu về ngoại tệ. Ấy vậy mà chính phủ đã đầu tư vào vùng đất này ra sao ? Nạn hạn hán kéo dài chưa khắc phục, đường xá chật hẹp hơn miền Trung và Bắc, giáo dục gần như đội sổ. Vậy số tiền miền Nam đóng góp ngân sách quốc gia để làm gì ?!
Từ năm 1975 tới giờ, vị trí cao nhứt là tổng bí thư do miền Bắc và miền Trung thay nhau nắm giữ. Tuyệt nhiên không có người miền Nam nào. Lần lại lịch sử sẽ thấy nếu không có người dân miền Nam hợp sức, trong đó có giáo sư Trần Văn Giàu, giáo sư Trần Đại Nghĩa, gián điệp Phạm Xuân Ẩn và rất nhiều trí thức khác, thì liệu Bắc Việt có chiến thắng vào năm 1975.
Nếu như kinh tế Việt Nam bây giờ đứng vào hàng nước giàu thì tui cũng chẳng nói gì. Việt Nam vẫn trong hàng ngũ nước nghèo ..
Nhìn thấy chuyện đời nói vậy chứ người miền Nam là bên thua cuộc theo nhiều nghĩa mà. Giờ có muốn làm khác chắc cũng chẳng được.
Saigon trong tháng tư nắng nóng
NGUYỄNANH HUY 08.04.2021
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.