Thuế là cái ác, dù là cái ác cần thiết nhưng vẫn là cái ác ! Đó là tuyên bố của người anh hùng lừng danh của nước Anh và thế giới Winston Churchill. Cho nên giới cầm quyền phải “hoàn lương” bằng cách giảm thuế.
Nhưng vị Thủ tướng này đã bị thất cử ngay trước khi Đại chiến II kết thúc. Đa số người dân Anh đã từ chối tự do để chọn con đường xã hội chủ nghĩa Fabian của Công Đảng do Clement Attlee cầm đầu, vì họ cần một cuộc sống an toàn sau những năm đổ nát.
Người Anh đã phải trả giá với mức thuế rất cao và hệ thống quan liêu đẩy nước Anh đến bờ vực thẳm, cho đến khi được bà đầm thép Thatcher cứu vãn. Phái xã hội chủ nghĩa Fabian đã quốc hữu hóa các “đỉnh cao chỉ huy” của nền kinh tế, khiến cho ông Churchill sau này dù được tái cử vẫn không thay đổi được gì.
Nước Mỹ tự do thời lập quốc và trong suốt thế kỷ 19 chỉ đánh thuế vừa phải, đủ cho nhà nước làm những gì mà người dân không làm được. Đó là lý do nước Mỹ trở nên thịnh vượng. Nhưng bắt đầu từ thời F. D. Roosevelt, nước Mỹ đã phá bỏ truyền thống tự do để phình to chính phủ, tước đoạt phần lớn tài sản của những người sáng tạo để mang tiền cung phụng những kẻ lười biếng trong nước và tài trợ cho các quốc gia và tổ chức quốc tế tham nhũng để giữ vị trí sen đầm “lãnh đạo” thế giới.
Hệ thống thuế lũy tiến đã đóng đinh trong thể chế, đến nỗi ông Reagan đã tiến hành một đợt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử vào lúc đó, nhưng do bộ máy nhà nước quá kềnh càng nên giảm thuế kéo theo tăng nợ. Cho nên việc giảm thuế vẫn diễn ra hết sức chậm chạp và luôn luôn bị Đảng Dân chủ trì kéo.
Những người theo cánh tả chủ trương chính phủ phình to, mà chính phủ phình to thì phải tăng thuế, nên cố tình tuyên truyền cho dân chúng hiểu sai lệch về đạo lý của thuế má. Đạo lý đó là, những người được hưởng một mức phúc lợi ngang nhau thì có nghĩa vụ nộp thuế bằng nhau, trừ những người bất hạnh không có khả năng lao động được chính phủ trợ cấp bằng tiền thuế.
Những người giàu chân chính là từ lao động và sự sáng tạo của họ, họ không đi tước đoạt của ai. Tăng thuế để dùng tiền làm những chuyện mà người dân có thể tự làm được và mang tiền đi làm những chuyện vô tích sự là làm điều ác.
Trong xã hội tự do, vốn đầu tư của dân tạo ra sự thịnh vượng cho đất nước lớn hơn nhiều so với tước đoạt một phần nguồn vốn đó (bằng việc đánh thuế) để nhà nước làm. Không có nhà nước nào tạo ra thịnh vượng cả. Một triệu đô la nếu được giảm thuế, thì triệu đô la đó giải quyết được nhiều việc làm hơn là mang đi trợ cấp cho những người không chịu làm việc.
Đảng Cộng hòa chủ trương giảm thuế, nhưng các tổng thống Cộng hòa trước Trump không chống lại nổi sự lộng hành “sắt máu” của Đảng Dân chủ cùng đám trí thức đạo đức giả và báo chí ăn theo, nên liên tục phải thỏa hiệp. Chỉ có Trump là không khoan nhượng.
Như đã nói, quyết định giảm thuế lớn nhất trong lịch sử của ông (đương nhiên được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa) đã kích hoạt tinh thần sáng tạo khiến cho nền kinh tế thăng hoa và thất nghiệp giảm xuống thấp nhất. Các kinh tế gia và báo chí tả khuynh luôn mồm vu vạ cho ông là giảm thuế cho người giàu. Họ xuyên tạc sự thật. Sự thật là cuộc giảm thuế lớn nhất này dù giàu dù nghèo đều có lợi, ngay cả người giàu được giảm thuế thì người nghèo vẫn được hưởng lợi vì những người giàu này sẽ mở rộng đầu tư để giải quyết việc làm cho người nghèo.
Việc giảm thuế quyết liệt nhất trong lịch sử của tổng thống Trump không những làm hài lòng những người Mỹ lương thiện mà còn gửi cho thế giới một thông điệp : Không được làm ác bằng tăng thuế ! Không được tăng thuế để nuôi bộ máy quan liêu phình to để tham nhũng và ức hiếp dân lành và đi gây sự với nước khác ! Thuế thấp mới tạo ra thịnh vượng, còn thuế cao thì chỉ có thể tạo ra bộ máy quan liêu kiềm hãm phát triển.
Còn mấy tiếng đồng hồ nữa người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu. Tôi nghĩ những người Mỹ lương thiện đều bỏ phiếu cho ông Trump. Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua thăng hoa, chỉ số Dow Jones tăng hơn 423 điểm, đó là niềm tin của thị trường dành cho Trump.
(Tút này chỉ nói về thuế, những chuyện khác đã nói trong 2 tút trước).
HOÀNGHẢI VÂN 03.11.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.