dimanche 5 mars 2023

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.03.2023


 

Ngô Nhân Dụng - Quân Nga bị sập bẫy ở Bakhmut

 

Mùa Hè năm ngoái, Ukraine đã dùng một chiến thuật tương tự ở Severodonetsk và Lysychansk, cách 40 cây số về phía Bắc Bahkmut. Quân Nga đã tấn công hai thành phố này, số binh sĩ tổn thất quá nặng. Đến tháng Tám, quân Ukraine phản công, quân Nga thua, bỏ súng chạy, tỉnh Kharkiv được giải phóng.

Bakhmut sẽ được ghi như một trận đánh lịch sử trong chiến tranh Ukraine, chỉ vì trận chiến đã kéo dài đến chín tháng. Quân Nga bắt đầu tấn công Bakhmut, rồi để cho nhóm Wagner làm chủ chiến trường. Chính đạo quân lính đánh thuê này đã làm cho trận đánh nổi tiếng biến Bakhmut thành cái “máy xay thịt.”

Quân đội Ukraine từ tuần trước đã nói có thể rút khỏi Bakhmut. Ngày Thứ Năm 2 tháng 2, toán sử dụng máy bay không người lái (drone) cho biết đã được lệnh đưa tất cả ra ngoài.

Hà Phan - Giấc mơ con đường ven sông Sài Gòn

 

Hai mươi năm trước tôi mơ Sài Gòn có con đường đi bộ ven sông ! Sáng đạp xe chạy bộ hay rảo bước ngắm mỹ nhân, nhìn nước trôi lững lờ, chim hót véo von, cây reo...

Con đường ấy sẽ làm dịu đi những đua chen phố thị, hút thêm du khách và làm Sài Gòn thơ mộng hơn!

Giờ đây, sau bao nhiêu lần hô hào, quyết tâm có lẽ 20 năm nữa tôi sẽ được chống gậy trên con đường ấy nếu dân thành phố này may mắn hơn. Năm 2020, chỉ một đoạn phía Bình An, Thảo Điền người ta cũng quyết liệt lắm nhưng rồi mọi thứ chỉ trên báo.

Ngô Nhân Dụng - Ukraine: Tập Cận Bình ‘tọa sơn quan hổ đấu’?

 

Trung Quốc sẽ được lợi nếu chiến tranh Ukraine chấm dứt. Nhưng Tập Cận Bình không thể bắt cá hai tay, vừa cổ động hòa bình vừa tiếp tục hỗ trợ Vladimir Putin là kẻ gây ra cuộc chiến!

Người Trung Hoa có thành ngữ: Ngồi trên núi coi cọp đánh nhau, tọa sơn quan hổ đấu. Tập Cận Bình đang ngồi trên núi coi những con cọp Nga, Ukraine và các nước Âu, Mỹ đấu với nhau. Tập có thể ngồi coi chiến tranh diễn ra càng lâu càng tốt. Vì trong lúc đó Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức mạnh quân sự, sẽ quan trọng hơn trên bàn cờ quốc tế, đóng vai trò một cường quốc luôn chủ trương hòa bình.

Tập Cận Bình “tọa sơn quan hổ đấu,” biết rằng nếu cuộc chiến bất phân thắng bại kéo dài sẽ chỉ có lợi cho nước Trung Quốc. Vladimir Putin sẽ không thể chiến thắng dù được Trung Cộng tiếp sức bằng cách mua dầu, khí bán “đại hạ giá.” Nhưng nước Nga sẽ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc hơn.

Ngô Nhân Dụng - Chiến tranh Ukraine sau một năm

 

Nga đã mất 200.000 binh sĩ, chết hoặc bị thương ở Ukraine, theo ước tính của một số viên chức Mỹ được báo New York Times phỏng vấn. Quân Ukraine thiệt hại khoảng 100.000, bằng một nửa.

Chuyến đi của Tổng thống Joe Biden đến Kiyv, thủ đô Ukraine đầu tuần này có lẽ là những giờ phút đáng nhớ nhất trong cuộc đời chính trị của ông. Biden đi xe lửa suốt đêm trong 10 tiếng đồng hồ, tất cả các điện thoại di động phải tắt hoặc bị tạm tịch thâu. Trong lúc ông cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky đứng trước cửa nhà thờ St Michel thì nghe tiếng còi báo động, cho biết một oanh tạc cơ của Nga mới cất cánh, có thể bay đến trong vòng mấy phút.

Chiến tranh giống như đánh vật, luôn luôn là một cuộc tranh hùng coi bên nào ý chí mạnh hơn. Putin vốn làm mật vụ không ngại giết người, ý chí sắt đá, tin tưởng sẽ thắng người đàn ông gần 80 tuổi này. Joe Biden rất dễ bị đánh giá thấp. Ông không có tài hùng biện mà lại thích nói, cứ trông đã thấy là một cụ già. Bị tật nói lắp từ nhỏ, kiên nhẫn tự chữa được nhưng vẫn hay nói sai, nói nhịu khiến bị nghi ngờ cả khả năng phán đoán.

Tạ Duy Anh - Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy

 

Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng Ba năm 1979.

Huy động hơn nửa triệu quân, với vài triệu dân binh, sau hơn hai tuần, Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam có chỗ tới hơn 50 km theo cách dùng xác lính để lót đường. Do bị mắc quá sâu cạm bẫy chết người mang tên "Ý thức hệ", phía Việt Nam bị động hoàn toàn vì thế mà cũng thiệt hại lớn không kém.

Tuy thế, nói một cách công bằng thì thất bại thuộc về phía kẻ xâm lược.

samedi 4 mars 2023

Phạm Công Luận - Những quán cà phê quen

 

Nhớ những buổi sáng Chủ nhật cuối thập niên 1990, tôi thường ngồi ở quán Friendship, một quán cà phê thuộc một khách sạn nằm trong hẻm cụt 271 Nguyễn Trọng Tuyển, rộng và yên tĩnh ở phường 10, Phú Nhuận.

Quán nhỏ, có hai không gian, bên trong có vài bộ bàn ghế nệm lớn nhỏ để rải rác, ngoài sân có đôi ba bộ bàn ghế đá gọn nhỏ đặt dưới gốc một cây tùng. Không gian nào cũng trang nhã. Tôi thường ngồi bên cái bàn sát vách kính bên trong quán đọc sách, nhấm nháp ly cà phê đen và thỉnh thoảng nhìn ra ngoài, xuyên qua những cành cây khô trang trí đặt sát vách kính.

Bên trong quán hơi tối, thỉnh thoảng tôi thấy vài khuôn mặt quen thuộc của giới điện ảnh, giới viết lách từng lên báo nói về hạnh phúc gia đình… Họ đi theo cặp, không vào quán mà đi thẳng lên khách sạn bên cạnh.

Dương Quốc Chính - Độc tài làm khổ dân

 

Anh em chắc không để ý một chi tiết, đó là chuyện lực lượng vũ trang ta đi cứu hộ động đất vừa rồi. Tất nhiên đi cứu hộ thì ta truyền thông đầy đủ, quay phim chụp ảnh rất kỹ để làm công tác tuyên truyền tinh thần nhân đạo quốc tế.

Nhưng có chi tiết nhỏ ít người để ý, là quân đội và công an Việt Nam chỉ cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không cứu ở Syria.

Về thể chế thì Thổ là theo phe tư bản giãy chết, còn Syria là độc tài, anh Al-Assad thân Nga Tàu, coi như là anh em với ta! Thế nhưng ta lại không cứu, hoặc bạn không khiến ta cứu. Thế mới đau lòng cho tình hữu nghị!

Nguyễn Thông - Thằng Pu

 

Tôi gọi nó là thằng thực ra vẫn còn nhẹ, nhẽ ra phải chửi là con chó dại, dù có những người như tướng Cương cho tới giờ phút này vẫn trịnh trọng tôn nó là ông.

Kể từ khi Cương nịnh bưng bô cho Pu, giá trị của chữ "tướng" bị ném vào sọt rác, chả ai coi trọng nữa. Tôi mà là chủ tịch nước như chú Thưởng, sẽ ra ngay quyết định tước hàm tướng của Cương, để cho anh em tướng khác đỡ... tâm tư.

Nhắc tới Putin bởi hôm qua 03.03 báo mậu dịch xứ này đưa tin: "Ông Putin tố quân Ukraine vượt biên giới bắn chết dân Nga". Cũng không hiểu cái tin một chiều như kiểu bênh Nga lâu nay của báo mậu dịch có ý gì, nhưng lão hàng xóm nhà tôi đọc xong thì buột mồm chửi đèo bà thằng Putin.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.03.2023


 

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 03/03/2023

 

1. Bakhmut vẫn đứng vững dù rất nguy ngập

Hoặc nói ngược lại, dù rất nguy ngập nhưng Bakhmut vẫn đứng vững.

• Bản tin của Đại bản doanh các lực lượng vũ trang Ukraine hôm qua:

Trục Bakhmut: Địch tiếp tục tiến công vào thành phố Bakhmut. Quân phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công ở vùng lân cận các khu định cư Bakhmut, Khromove và Ivanivske (vùng Donetsk). Vasyukivka, Zaliznyans’ke, Orikhovo-Vasylivka, Bakhmut, Ivanivske, Chasiv Yar, Dyliivka, Kurdyumivka, Maiors’k, và New York (vùng Donetsk) cũng bị địch tấn công.

Dương Quốc Chính - Tất nhiên


Mấy hôm nay nhiều người cảm thán rằng chủ tịch nước không có gì nổi bật...thế mà cũng thành chủ tịch nước.

Mình thấy bình thường và gần như hiển nhiên nó phải vậy. Bởi vì so bó đũa chọn cột cờ, nhìn trước ngó sau chẳng còn ai thì anh Thưởng làm thôi, cần gì tài cán xuất chúng chứ.

Để làm tứ trụ thì cần có kinh nghiệm tối thiểu một nhiệm kỳ tham gia Bộ Chính trị. Trừ những ai đang làm tứ trụ rồi thì còn có ba người là ông Tô Lâm, ông Võ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai.

Đỗ Hòa - VTV cử người thường trú ở Nga để làm gì ?

 

Coi VTV, tôi cực kỳ ấn tượng với cô phóng viên thường trú ở nước Nga.

Không như các đồng nghiệp khác trên thế giới, cô không đưa những tin hot (chiến tranh, kinh tế khó khăn, tội phạm hay tiêu cực xã hội). Mà chỉ đưa những tin tốt lành (kinh tế vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng...), tin sự kiện lớn (lễ hội, duyệt binh...).

Tin thời sự thì cô chỉ đưa tin do Thông tấn xã Nga gởi cho các báo nên cũng rất là tích cực (cho Nga).

Nguyễn Thông - Dân ta

 

Dân các nước văn minh khác dân An Nam ta ở chỗ họ quan niệm mỗi người mỗi việc, ai có việc người đó, không anh nào quan trọng hơn anh nào.

Vậy nên thủ tướng vẫn giản dị đạp xe hoặc đi bộ đến dinh làm việc, tự chuyển đồ đạc khi hết nhiệm kỳ, khi tự xét thấy không gánh vác được việc trọng thì xin từ chức. Còn dân, dù đứa trẻ con, vẫn có thể oai vệ trực tiếp gặp tổng thống để chất vấn những chuyện quốc gia đại sự lẫn chuyện hằng ngày, v.v…

Nhưng, họ lại cực kỳ quan tâm đến các cá nhân cầm quyền khi đám này không thực sự phục vụ cho lợi ích của dân-nước; ra tay phế bỏ ngay chứ không để loại như thế ngồi lâu.

Dương Quốc Chính - Ông Võ Văn Thưởng con ai ?

 

Hiện có tin đồn khá phổ biến là ông Võ Văn Thưởng là cháu ngoại của ông Võ Văn Kiệt và là con trai của ông Võ Trần Chí, nguyên bí thư thành ủy HCM. Mình tìm hiểu tiểu sử mấy người này thì thấy sai sai.

Con gái già nhất của ông Kiệt là bà Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, không thể sinh ra ông Võ Văn Thưởng sinh năm 1970. Về lý thuyết thì có thể, nhưng xác suất thấp. Năm 1970 cũng không tới mức lạc hậu đến nỗi sinh sớm vậy. Không rõ ông Kiệt còn con gái nào già hơn mà chưa công bố hay không?

Báo chí có nhắc tới một người con khác của ông (không chính thức) là Phan Thanh Nam, nhưng là con trai, sinh năm 1952 ở miền Bắc. Người con trai này đã được công bố công khai trên báo chí nên không có lý gì lại có người con gái khác không được công bố.

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.03.2023


 

jeudi 2 mars 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 01/03/2023

 

1. Lại về tình hình Bakhmut

Theo tui hiểu, hiện nay có rất nhiều tin giả xung quanh tình hình thành phố này được tung ra từ bọn dư luận viên Nga. Lúc này phóng viên đến được chiến trường gần nhất từ phía Ukraine là tới thành phố Kramatorsk.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại trận người Nga cố chiếm Severodonetsk – họ cũng cố tấn công vào thành phố với lực lượng tối đa và đặc biệt khủng về hỏa lực pháo binh. Quân đội Ukraine giữ thành phố cũng tập trung giữ các phòng tuyến phía ngoài thành phố: các tuyến phòng thủ trong và nối các làng ở ngoài rìa.

Như vậy trận đánh diễn ra ác liệt nhất là vào giai đoạn khi người Nga vẫn còn đánh các hệ thống phòng thủ ngoại vi. Sau khi vành đai phòng ngự đó thất thủ, thì việc giữ thành phố chỉ vài ngày để cho lực lượng rút hết.

Dương Quốc Chính - Dân chủ để chấm dứt chiến tranh

 

Chúng ta có thể thấy, ở ngoài xã hội, thành phần hung hăng, dễ đánh chửi nhau, thậm chí giết nhau, hầu hết là thành phần cần lao ít học. Những người được học hành tử tế, có hiểu biết pháp luật, không quá nghèo, sẽ không dễ dàng xung đột. Họ luôn có xu hướng ôn hòa hơn.

Ở phạm vi quốc tế cũng vậy. Kể từ sau khi thế chiến II kết thúc, đã hình thành 1 trật tự thế giới mới với Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế, luật pháp quốc tế. Kể từ đó, các cuộc chiến tranh hầu hết đều có ít nhất một bên là theo thể chế độc tài hay toàn trị.

Ngoài ra, gần đây xuất hiện thêm yếu tố tôn giáo, mà chỉ có Hồi giáo cực đoan. Có duy nhất cuộc xung đột Israel và thế giới Arab không có yếu tố thể chế, nhưng cũng có màu sắc tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ lịch sử.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.03.2023