vendredi 20 novembre 2020
jeudi 19 novembre 2020
Cố vấn an ninh của Trump đến Việt Nam trong nỗ lực cuối chống Bắc Kinh
Đăng ngày:
Theo South China Morning Post hôm nay 19/11/2020, ông O’Brien dự kiến gặp gỡ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Phạm Bình Minh, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Công an Tô Lâm, và nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao. Theo các nhà phân tích, chuyến thăm này nhằm củng cố di sản của chính quyền Trump trong việc chống lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh, và đặt Joe Biden trước việc đã rồi.
Bài viết của hai tác giả Bắc Phạm và Bennett Murray trích lời của chuyên gia Lê Đăng Doanh, cho rằng chuyến đi là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai kẻ thù xưa năm nay đã kỷ niệm 25 năm bình thường hóa ngoại giao, và cùng chia sẻ mối quan ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại châu Á. Ông hy vọng chính quyền mới sẽ tiếp tục quan hệ đối tác toàn diện, vì lợi ích của cả đôi bên ở Biển Đông.
Biển Đông: ASEAN quan ngại, Canada phản đối quân sự hóa
Đăng ngày:
Thông cáo của ASEAN cho biết khi thảo luận về tình hình Biển Đông, một số nhà lãnh đạo đã nêu lên mối quan ngại về các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và các sự cố nghiêm trọng tại vùng biển này. Hàm ý chỉ trích việc Trung Quốc tự tiện lập ra các đơn vị hành chính tại Biển Đông, ASEAN tái khẳng định cần phải đạt đến một giải pháp hòa bình để giải quyết bất đồng, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước đó tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra trong hai ngày 16 và 17/11 tại Hà Nội với hơn 400 học giả và đại biểu tham gia trực tuyến, bộ trưởng Quốc phòng Canada, ông Harjit Sajjan tuyên bố, Canada phản đối các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Canada chống lại việc sử dụng vũ lực, cải tạo đất với quy mô lớn, xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo ; đồng thời kêu gọi tuân thủ những cam kết về phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp, cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Tin vắn 19.11.2020
(Japan Times) – Gần 90% người Nhật không ưa Trung Quốc
Một cuộc khảo sát thường niên của các tổ chức Nhật Bản và Trung Quốc công bố cách đây hai ngày cho thấy tỉ lệ người Nhật có ấn tượng xấu về Trung Quốc lên đến 89,7%, tăng 5% so với năm trước. Về lý do, nhiều người được hỏi cho biết vì tàu Trung Quốc nhiều lần xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, và do các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Ngược lại, tỉ lệ người Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực về Nhật Bản là 52,9%, tăng 0,2%. Cuộc thăm dò được thực hiện trong tháng Chín và tháng Mười với 1.000 người Nhật Bản và 1.571 người Trung Quốc.
Irak và Ả Rập Xê Út mở cửa biên giới sau 30 năm thù địch
Đăng ngày:
Từ Bagdad, thông tín viên Lucile Wassermann cho biết thêm chi tiết :
« Đó là một bước tiến mới trong việc sưởi ấm quan hệ giữa Irak và Ả Rập Xê Út. Cho đến nay, cửa khẩu Arar - giáp với Jordani về phía tây và Ả Rập Xê Út về phía nam - chỉ mở cho tín đồ Irak sang hành hương. Khi loan báo mở cửa cho thương mại, các nhà lãnh đạo muốn viết một chương mới trong quan hệ đôi bên.
Virus corona : Hoa Kỳ vượt ngưỡng 250.000 người thiệt mạng
Đăng ngày:
Thị trưởng Chicago, thành phố lớn thứ ba ở Mỹ, kêu gọi cư dân không ra đường, trừ phi có việc cần thiết, bang New York đóng cửa trường học và buộc các quán bar, nhà hàng phải đóng cửa sớm.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :
mercredi 18 novembre 2020
Trịnh Hồng Thọ - Hay còn hơn phim
Chuyện bầu cử tổng thống Mỹ năm nay diễn tiến gay cấn, ly kỳ y như phim Hollywood. Chẳng những hay tổng thể mà còn đặc sắc đến từng chi tiết. Chẳng hạn như sự kiện xảy ra hôm thứ Ba 17/11/2020 tại hạt Wayne, tiểu bang Michigan.
Sáng sớm, Ủy ban bầu cử của hạt này tổ chức cuộc họp để xác thực số phiếu bầu cho từng ứng cử viên tổng thống tại đây.
Voi-Lừa qua cầu
Theo con số thông báo trước cuộc họp thì ứng cử viên Joe Biden đánh bại tổng thống đương nhiệm Donald Trump với số phiếu 587.074 / 264.149 tại Wayne, còn trong toàn tiểu bang, ông Biden nhiều hơn ông Trump 140.000 phiếu.
Iran nín thở chờ những loạt đạn cuối cùng của Donald Trump
Đăng ngày:
Tựa chính các báo Paris hôm nay 18/11/2020 tập trung vào thời sự nước Pháp. Libération chạy tít « Doanh nghiệp nhỏ và cuộc chiến Black Friday ». Le Figaro quan tâm đến việc hai bộ trưởng Nội Vụ và Tư Pháp giới thiệu dự luật nhằm « củng cố các nguyên tắc cộng hòa » chống Hồi giáo cực đoan. « Covid : Làm thế nào chống lại thuyết âm mưu » là tựa chính của Le Monde. Les Echos nói về « Kế hoạch mới của bộ Tài Chính cho những lãnh vực bị thiệt hại » vì đại dịch.
Riêng La Croix băn khoăn trước việc hai nước thành viên phủ quyết kế hoạch tái thúc đẩy và ngân sách châu Âu, chạy tựa « Ba Lan, Hungary : Liên hiệp Châu Âu bị kẹt vào bẫy ». Ở các trang trong, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước khác trong thời gian sắp tới được đề cập nhiều nhất.
Teheran hồi hộp chờ loạt trừng phạt mới của ông Trump
Kate Nguyen - Hai ông chủ Facebook và Twitter điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ
Đây là phiên điều trần thứ hai của hai ông chủ công nghệ truyền thông mạng xã hội lớn nhất hiện nay, Zuckerberg (Facebook) và Dorsey (Twitter) tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Thượng viện Hoa Kỳ đang xem xét để sửa đổi Mục 230 (là một phần của luật Internet ở Hoa Kỳ, Chuẩn mực Truyền thông, được đưa ra từ năm 1996), nằm trong Đạo luật truyền thông 1934. Mục 230 chỉ gồm 26 từ - ngắn gọn và trọng tâm, nhưng nó đã có một ảnh hưởng quá lớn.
Hiểu đơn giản, Mục 230 định nghĩa các mạng xã hội chỉ là nhà cung cấp dịch vụ (platform), không phải là nhà xuất bản, do đó họ được miễn trừ trách nhiệm về nội dung bên thứ ba đăng tải (người dùng). Mục này cho phép các platform có quyền kiểm duyệt (xóa/chặn) các nội dung không phù hợp với tiêu chuẩn của platform đặt ra. Điều này lại xung đột với Tu chính án Số 1 -Tự do ngôn luận.
Hà Phan - Tự do ngôn luận kiểu (những ông chủ) Mỹ
Hôm qua chủ nhà của chúng ta - Mark Zuckerberg cùng "đồng nghiệp" Dorsey (ông chủ Twitter) phải ra điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Đây không phải là lần đầu họ trả lời trước Quốc hội, nhất là Facebook ngày càng lạm dụng để kiếm soát tiếng nói người dùng theo ý họ. Ai đã từng ngơ ngác khi bị xóa bài hay chặn tài khoản sẽ thấu hiểu chuyện này
Điều đó càng trầm trọng và nguy hiểm hơn trong cuộc bầu cử vừa qua, thứ mà chúng ta thấy rõ Mark muốn "bịt miệng" hoặc không muốn ông Trump cùng những người ủng hộ nói những điều cần nói, dù đúng hay sự thật !
Hoàng Hải Vân - Vì sao ở nước Mỹ “trên nói dưới không nghe” ?
Trước ngày bầu cử, tổng thống Trump liên tục kêu gọi không được cho bầu cử qua thư. Khi bầu cử xong ổng lại kêu gọi không kiểm những lá phiếu qua thư đến sau ngày bầu cử, nhưng nhiều bang hổng có nghe lời ổng.
Sau bầu cử, có bang chỉ chấp nhận những lá phiếu qua thư đến trước và trong ngày bầu cử, nhưng nhiều bang thì cho phép đếm những lá phiếu đến sau (sau bao nhiêu ngày cũng khác nhau tùy từng bang) miễn là có dấu bưu điện đóng vào phong bì xác nhận là không gửi sau ngày bầu cử.
Ấy là do các thể thức bầu cử do các bang quy định, chính quyền liên bang không có luật bầu cử thống nhất yêu cầu toàn quốc phải tuân thủ.
Võ Xuân Sơn - Tứ bề thọ địch
Sau khi hàng loạt nước, trong đó có cả Trung cộng, gởi lời chúc mừng thắng cử đến ông Biden, Thủ tướng Việt Nam đã trả lời rất khéo léo, mà vẫn chưa gởi lời chúc mừng đến ông Biden. Không biết điều này có liên quan gì đến chuyến thăm đột xuất của ông Pompeo trước bầu cử vài ngày không.
Hôm qua đọc được mấy bài viết về hệ thống máy bầu cử Dominion, mới biết hệ thống này chính là hệ thống đã giúp Tổng thống Maduro của Venezuela đắc cử hồi nào. Vượt qua bao nhiêu "ngóc ngách" lắt léo, nó đã có mặt tại Mỹ.
Đặc biệt là câu chuyện hệ thống ngừng hoạt động trong vài giờ, giống hệt như trong cuộc bầu cử ở Venezuela trước đó, đã xảy ra trong cuộc bầu cử ở Mỹ, và sau đó, gió đổi chiều.
Trần Trung Đạo - “Sáu bảo đảm” của tổng thống Reagan đối với Đài Loan được bạch hóa
Chúng ta thường nghe câu “phú quý sinh lễ nghĩa” (giàu có giúp con người tử tế). Câu này chỉ đúng với con người vốn đã có căn thiện, nhưng không đúng với những kẻ độc tài như Hitler, Stalin, Mao, Tập.
Một Trung Cộng ăn thịt người để sống vào thập niên 1960 hay một Tổng thống có Tổng Sản Lượng Nội Địa 13.6 ngàn tỉ dollar và 3,200 tỉ dollar dự trữ ngoại hối ngày nay, bản chất cũng không khác nhau. Vẫn tham vọng bất nhân, tàn bạo và ti tiện như Tập đang đối xử với dân tộc Duy Ngô Nhĩ và dân tộc Tây Tạng.
Tập cũng đang hăm he nuốt chửng Đài Loan. Đối với chính phủ Đài Loan, vì thế, có vũ khí của Mỹ để bảo vệ 23.816.775 người yêu chuộng tự do là quan tâm cụ thể và hàng đầu của chính phủ Đài Loan.
Chu Mộng Long - Về vấn đề học phí : Tằng tắng tăng…
Không cần nói đạo đức nghề nghiệp, bài này tôi luận sòng phẳng về kinh tế thị trường, dù đó là thị trường giáo dục.
Khi vừa lên chức Bộ trưởng, ông Phùng Xuân Nhạ tuyên bố: "Học phí thấp thì không thế đòi hỏi chất lượng giáo dục cao". Đúng tư chất chuyên gia kinh tế làm giáo dục. Kể cả cách tư duy ấy cũng rất phù hợp với kinh tế thị trường. Giáo dục, theo xu thế toàn cầu, không thể không nằm trong kinh tế thị trường. Các triết gia hậu công nghiệp gọi là "kinh tế tri thức" - tri thức được xem là một mặt hàng, được trao đổi theo quy luật cung - cầu.
Nôm na, người học muốn có tri thức phải bỏ tiền ra mua tri thức. Nhiều giáo sư tiến sĩ rởm hào hứng với điều này. Và thế là một cuộc cách mạng về giá cả: giá học phí, giá sách tăng vọt. Khi bị dư luận phản ứng, nhiều nhà giáo dục vin vào câu của Bộ trưởng mà biện minh cho hành vi của con buôn giáo dục.
mardi 17 novembre 2020
Nguyễn Đình Bổn - Có tư cách gì mà khinh thị ?
Và dù định không lên tiếng, nhưng ngứa đít quá (thành thật xin lỗi về sự thô lỗ này), nên viết vài dòng.
Thực ra các vị không có tư cách khinh thị như vậy bởi rõ ràng nếu là những tù nhân chính trị, những người bị đàn áp một khi đã lưu vong, dù nhìn ở góc độ nào đều là kẻ đầu hàng.
Vũ Đăng Hưng - Khi các Big Tech can thiệp vào bầu cử
Có lẽ không nên, kể cả chỉ là mong muốn, Donal Trump phải thắng như là một lẽ tất yếu. Một lãnh đạo được coi là tất yếu chỉ xảy ra ở các nước độc tài.
Ở Mỹ, ông ấy có thể thua, bởi vì sự phân tán quyền lực làm ba phần độc lập là hành pháp, tư pháp và lập pháp cùng hoạt động theo Hiến pháp mới là nền tảng.Các tổng thổng chỉ đi ngang qua đó trong nhiệm kỳ của mình. Trump nhất định phải thắng là một tư duy cực đoan. Nhóm này có nhiều người lao động truyền thống, doanh nghiệp nhỏ. Tất nhiên không phải ai ủng hộ Trump cũng cực đoan như vậy.
Cuộc bầu cử này có phe ủng hộ ông Trump và phe chống lại ông Trump. Ông Biden hầu như im lặng, những người bỏ phiếu cho Biden, cũng dành phần lớn thời gian để chê bai ông Trump chứ không nói về ông Biden.
Đặng Sơn Duân - Bầu cử tổng thống Mỹ : Con đường gian nan để chứng minh gian lận
Sidney Powell, một trong những luật sư của Tổng thống Trump, sáng nay công bố một phần bản khai của một nhân chứng về quá trình hình thành hệ thống bầu cử của Smartmatic, và cách hệ thống này được sử dụng để đánh cắp chiến thắng về cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử năm 2013.
Tuy bà Powell không nêu cụ thể khi đăng lời khai này lên Twitter, nhưng theo những gì bà phát biểu trên truyền hình trước đó thì nhân chứng này nhiều khả năng là một sĩ quan quân đội cấp cao ở Venezuela từng tận mắt thấy hệ thống của Smartmatic vận hành.
Một điểm đáng chú ý trong lời khai là trong cuộc bầu cử 2013 khi thấy mình đang bị dẫn trước quá cách biệt lên đến 2 triệu phiếu, Maduro đã ra lệnh "reset" hệ thống để tráo phiếu. Mất khoảng hai tiếng đồng hồ sau thì Maduro dẫn ngược trở lại 200.000 phiếu và chiến thắng.
Ann Đỗ - Hiện tượng pro-Trump
Chung quy lại, người ta gọi đó là những người theo chủ nghĩa hiện thực địa chính trị.
Tất cả có một điểm chung là dưới sự đe dọa và áp bức của cộng sản Trung Quốc, đã khiến tất thảy bỏ qua các giá trị cấp tiến về dân chủ, bỏ qua những nhược điểm của Trump và ủng hộ ông ấy.