dimanche 6 janvier 2019

Ngô Nhân Dụng - Trung Quốc sẽ xuống dốc vì thiếu người



Năm 2018, số trẻ ra đời ở Trung Quốc đã giảm bớt 15% so với năm trước, mặc dù đảng Cộng Sản đã xóa bỏ lệnh cấm sinh hơn một con từ năm 2015 để tăng dân số. Trong hình là một đứa bé mới sinh tại một bệnh viện ở Bắc Kinh. (Hình: China Photos/Getty Images)

(Người Việt 04/01/2019) Tháng Mười Hai năm ngoái, 22 phụ nữ đang có bầu ở xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, vượt biên sang Trung Quốc bán đứa con chưa sinh của họ, theo báo chí trong nước thuật lời giám đốc công an tỉnh. Đầu Tháng Giêng, 2019, một người Tàu và ba người Việt bị bắt ở Sài Gòn khi đang mưu tính đưa sáu phụ nữ Hà Nội qua Campuchia để cấy giống. Họ sẽ đẻ con thay cho dân Trung Quốc.

Có lẽ ông Tập Cận Bình không đặt ra những kế hoạch “mua bào thai” này. Nhưng cả hai sự kiện trên cho thấy một mối lo lớn của giới lãnh đạo Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới đang lo sẽ thiếu người! Trong 80 năm nữa, nước Tàu có thể chỉ còn 500 triệu dân, theo tính toán của các chuyên gia về dân số học người Trung Quốc.

Trần Trung Đạo - Sáu lý do giúp chế độ cộng sản tồn tại


Tuần hành của đàng Cộng sản Nga nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, 07/11/2017.

Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô (CSLX) của Boris Yeltsin. 

Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ cộng sản (CS) cấp trung ương từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép. 

Theo lời Gorbachev kể lại, ông gọi về Moscow và ra lịnh cho các phụ tá đến khẩn thiết với Yeltsin đừng tiết lộ nội dung lá thư ra ngoài vì quần chúng và thế giới sẽ biết sự rạn nứt trong nội bộ đảng CSLX, một tổ chức chính trị bí mật, sắt máu và chặt chẽ nhất từ trước đến nay. Bảo vệ đoàn kết nội bộ đảng là một trong những lý do giữ đảng CS tồn tại, nhưng không phải là lý do duy nhất. Dưới đây là sáu lý do:

vendredi 4 janvier 2019

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp

Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018, phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.

« Mẹ của cháu đang ở trường trại ». Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km. 

« Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp »nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả». 

Thư gửi Ngài António Guiterres Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc




Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Letter to The Honorable António Guiterres, Secretary-General of The United Nations

Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2019
Kính gửi Ngài António Guiterres
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
405 East 42nd Street
New York, NY 10017

Thưa Ngài,

Nhân kỷ niệm 100 năm bản Yêu sách của người dân Annam (tháng 6/1919) – tài liệu được soạn bởi một nhóm người Việt Nam yêu nước, ký tên Nguyễn Ái Quấc và gửi tới Hội nghị Versailles của những nước thắng trận trong Thế chiến Thứ Nhất, họp ở Paris nước Pháp – chúng tôi chân thành đề nghị Ngài giúp cho Yêu sách 2019 đính kèm của chúng tôi được sự chú ý của các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Thưa Ngài,

Ngài có thể hỏi vì sao người Việt Nam, sau khi đã giành được độc lập và thống nhất hoàn toàn vào năm 1975, giờ đây lại yêu cầu thế giới biết đến kiến nghị và khát vọng từ 100 năm trước của mình? Một kiến nghị có thể bị lu mờ vì Bản Yêu sách chưa bao giờ có cơ may được đưa đến tay Tổng thống Woodrow Wilson.

Nguyễn Quang Duy- Tại Sao Người Ta Cứ Nói “Samsung 100% nước ngoài”?




Một lớp dạy sửa điện thoại của Samsung tại Việt Nam. Ảnh An Trần/Zing

Khai mạc Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội ngày 19/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết “… người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn”.Theo Thủ tướng, Samsung có tỉ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%.

Chuyện ốc vít ở Việt Nam…

Điện thoại cầm tay cần hằng ngàn bộ phận khác nhau. Đơn giản nhất là những ốc vít, tất cả đều cần mức độ tinh xảo và chính xác tuyệt đối, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của điện thoại, đến uy tín và đến thương hiệu của Samsung.

Vì thế Samsung vẫn phải nhập cảng hay phải tự sản xuất tất cả các bộ phận kể cả ốc vít để lắp ráp tại Việt Nam, người ta nói “Samsung 100% nước ngoài” là không có gì quá đáng.

jeudi 3 janvier 2019

Nguyễn Đắc Kiên - Nếu chính quyền là của dân



Chiếc xe container tử thần gây thảm họa.

Nếu chính quyền là của dân, sẽ có một vị lãnh đạo nào đó, Thủ tướng chẳng hạn, đến ngay Long An chiều qua, tuyên bố thảm họa, cúi đầu xin lỗi người dân. Và cũng ngay trong tối qua, sẽ triệu tập các quan chức, sẽ mời các chuyên gia đầu ngành liên quan cùng ngồi lại mổ xẻ vụ việc, tìm các biện pháp khẩn cấp và căn cơ để “không bao giờ những thảm họa như thế được phép xảy ra một lần nữa”.

(1) Vị lãnh đạo này có thể sẽ yêu cầu: Rà soát lại toàn bộ các tuyến quốc lộ, đặc biệt những đoạn hiện là đường hỗn hợp có nguy cơ cao. Trước mắt phân làn lại, có làn riêng dành cho những người đi xe máy, sau đó đưa ra lộ trình dài hơi nâng cấp, mở rộng.

Tạ Duy Anh - Những đỉnh cao muôn trượng



Chào Sáu mốt đỉnh cao muôn trượng!

Cả một thời tuổi trẻ, chúng tôi luôn tin vào điều này, mà không hề biết cái đỉnh cao muôn trượng mà Tố Hữu nói đến là thứ gì? Giờ đây bất cứ ai dành mối quan tâm thích đáng cũng có thể thấy rõ những năm đầu thập kỷ sáu muơi ấy chúng ta đứng ở đâu? Hóa ra nó chỉ là “Vui gì hơn (được) làm người lính đi đầu”. Người lính đi đầu chỉ là loại tốt gỉn, đầu sai cuối hạng, có thể thí bao nhiêu cũng được.

Trong cơn lãng mạn cách mạng, có người đã tính cụ thể khoảng năm 1980 miền Bắc sẽ hoàn thành sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, tức là đạt một đỉnh cao muôn trượng khác. Năm đó tôi đã là thanh niên để có thể ghi nhớ những cơn đói vàng mắt, chỉ còn thiếu ăn tranh cả cám lợn nữa thôi.

Ngọc Vinh - Dân tộc…lưu vong



1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.


Cái "lỗi" của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả Rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử...

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. 

mercredi 2 janvier 2019

Mạnh Kim - Nếu cái cột điện biết đi


Xếp hàng xin visa đi Mỹ. Ảnh Trung Hiếu/Thanh Niên
Những con số tổng kết tình hình kinh tế Việt Nam đầy hí hửng rất tương phản với một con số tổng kết khác: “Năm 2018, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tịch nước giải quyết 4.472 hồ sơ về quốc tịch, gồm 4.418 hồ sơ xin thôi, 45 hồ sơ xin nhập, 9 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam...” (Dân Trí 31-12-2018). Nó cũng tương phản với một thực tế xảy ra sờ sờ: rất nhiều người Việt Nam vẫn đang tìm cách thoát khỏi đất nước.

Không như giai đoạn sau 1975 kéo dài đến tận đầu thập niên 1990, khi những người chạy trốn cộng sản lén lút thu vén tiền bạc, vàng vòng để vượt biên, những chuyến “vượt biên” ngày nay công khai và rất rầm rộ

Ly hương chưa bao giờ là câu chuyện vui. Rời bỏ quê hương và gia đình không bao giờ là một chọn lựa dễ dàng. Thế nhưng người ta vẫn đi, nhất quyết phải đi, bằng mọi giá phải đi, khó cách mấy cũng đi, “chết” cũng đi, nuốt nước mắt mà đi!

Tập Cận Bình dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực

Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh cáo Đài Loan trong bài diễn văn ngày 02/01/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài diễn văn hôm nay, 02/01/2019, tuyên bố việc Đài Loan độc lập sẽ dẫn đến « thảm họa ». Ông Tập cổ vũ cho sự « thống nhất » một cách hòa bình, nhưng đồng thời cảnh cáo không loại trừ việc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan.

Song song đó, tờ Giải Phóng Quân Báo vừa công bố các mục tiêu cho năm 2019, kêu gọi « chuẩn bị chiến tranh ». Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget tường trình :

"Tăng cường huấn luyện và chỉnh đốn thái độ binh lính để có thể sẵn sàng trong trường hợp xung đột : quân đội Trung Quốc giương oai diễu võ trong chương trình năm mới đầy tính hiếu chiến. Tờ báo chính thức của Giải phóng quân Trung Quốc viết : « Chuẩn bị chiến tranh trở thành điều căn bản, đây phải là hướng chính ».

Tân TT Brazil khẳng định « tự giải phóng khỏi chủ nghĩa xã hội »

Tân tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cùng vợ trong lễ nhậm chức tại thủ đô Brasilia, ngày 01/01/2019.

Ông Jair Bolsonaro, tổng thống cực hữu đầu tiên của Brazil, đã tuyên thệ nhậm chức hôm 01/01/2019 tại Brasilia, với lời hứa « hòa bình, thịnh vượng, dân chủ » cho đất nước. Tân tổng thống cam kết đấu tranh chống tham nhũng, bạo lực và các tư tưởng tả khuynh.

Từ Brasilia, thông tín viên Martin Bernard tường thuật :

 Đó là một Jair Bolsonaro đầy phấn khích, tuyên thệ nhận quyền lực nguyên thủ quốc gia trước hơn 200.000 người ủng hộ đến từ mọi miền đất nước để hoan nghênh ông. Và họ đã được đền đáp : ông Bolsonaro hứa hẹn tôn trọng, đồng thời mang lại sức mạnh mới cho nền dân chủ. 

Donald Trump muốn một cuộc gặp thượng đỉnh mới với Kim Jong Un

Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore ngày 12/06/2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 01/01/2019 tuyên bố mong muốn tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh mới với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Trước đó một hôm, lãnh tụ Bình Nhưỡng nói sẵn sàng tái ngộ tổng thống Hoa Kỳ bất cứ lúc nào, nhưng đồng thời cảnh báo có thể thay đổi thái độ nếu Washington tiếp tục trừng phạt.

Trên Twitter, ông Trump viết : « Tôi nóng lòng gặp lại chủ tịch Kim, vốn nhận thức rất rõ là Bắc Triều Tiên có tiềm năng kinh tế hết sức lớn ».

Từ sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hồi tháng 6/2018 tại Singapore, ông Trump luốn nhấn mạnh với ông Kim về khả năng phát triển kinh tế của Bắc Triều Tiên nếu phi hạt nhân hóa, nhờ đó thoát khỏi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Hoa Kỳ và Israel rút khỏi UNESCO

Trụ sở chính UNESCO tại Paris, Pháp. Ảnh chụp ngày 04/10/2017.

Đúng một năm sau khi loan báo, kể từ hôm qua 01/01/2019 Hoa Kỳ và Israel đã chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), trụ sở tại Paris.

Từ ngày 12/10/2017 Washington đã thông báo ý định trên đây, cáo buộc UNESCO đưa ra nhiều quyết định « chống Israel ». Sau đó Nhà nước Do Thái cũng loan báo tương tự, thủ tướng Benjamin Netanyahu cho rằng tổ chức này « là sân chơi vô nghĩa, nơi bóp méo lịch sử thay vì bảo tồn ». 

Tin vắn 02.01.2019


Địa điểm thử nguyên tử Punggye-ri của Bắc Triều Tiên.

(Yonhap)Động đất nhẹ gần địa điểm nguyên tử Bắc Triều Tiên

Một trận động đất 2,8 độ Richter đã xảy ra vào lúc 7 giờ 20 sáng nay 02/01/2019 ở gần địa điểm thử nguyên tử Punggye-ri của Bắc Triều Tiên, theo loan báo của Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA). Bình Nhưỡng đã cho thử vũ khí nguyên tử mạnh nhất lần thứ sáu tại Punggye-ri hồi tháng 9/2017, gây ra rất nhiều dư chấn.

mardi 1 janvier 2019

Tập Cận Bình nhắm đến ''đồng bào Đài Loan'' trong năm mới 2019

Chiếm cho được Đài Loan là giấc mơ của Tập Cận Bình.

Trung Quốc chuẩn bị khởi động một năm mới với các đợt kỷ niệm lớn, và trong bài diễn văn quan trọng ngày mai 02/01/2019, chủ tịch Tập Cận Bình đặt trọng tâm vào Đài Loan, vấn đề nhạy cảm nhất đối với Bắc Kinh.

Tân Hoa Xã hôm qua cho biết ông Tập Cận Bình sẽ đọc bài diễn văn tại Đại sảnh đường Nhân Dân nhân kỷ niệm 40 năm chính sách tan băng trong quan hệ với Đài Loan, mang tên « Thông điệp gởi đến đồng bào ở Đài Loan ». Hãng tin Nhà nước Trung Quốc không cho biết thêm chi tiết.

Mỹ : Mattis rời Lầu Năm Góc với lời nhắn "hãy vững vàng bên các đồng minh"

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khi tiếp đồng nhiệm Trung Quốc tại Lầu Năm Góc ngày 09/11/2018.

Tại Hoa Kỳ, bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tối qua 31/12/2018 đã rời chức vụ, và tạm thời được thay thế bằng ông Patrick Shanahan, thứ trưởng Quốc Phòng từ 18 tháng qua. Trái với truyền thống, không có buổi lễ từ biệt nào dành cho vị tướng bốn sao rất được tôn trọng, từ chức vì bất đồng quan điểm với tổng thống Donald Trump về việc rút quân Mỹ khỏi Syria.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Theo mong muốn của James Mattis, Lầu Năm Góc không tổ chức một buổi lễ nào để từ biệt ông, trong khi đây vẫn là truyền thống, với sự hiện diện của tổng thống Mỹ. 

Việt Nam : Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực


Đạo luật An ninh mạng khắt khe, buộc các công ty internet phải gỡ bỏ tất cả những nội dung bị chính quyền cho là « độc hại », bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay 01/01/2019 tại Việt Nam. Những người chỉ trích tố cáo luật này là « một mô hình độc đoán nhằm kiểm soát thông tin ».

Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng Sáu đã bị Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nhà đấu tranh cho tự do internet chỉ trích là bắt chước Trung Quốc trong việc kiểm duyệt thế giới mạng.

Luật này buộc các trang mạng trong vòng 24 giờ phải gỡ bỏ mọi lời bình đe dọa đến « an ninh quốc gia ». Các tập đoàn như Facebook, Google phải cung cấp dữ liệu của người sử dụng, khi chính quyền yêu cầu, và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. 

Thế giới từ Á sang Âu, Mỹ mừng Năm Mới 2019

Nữ ca sĩ Christina Aguilera trình diễn mừng Năm Mới tại Times Square, New York, 31/12/2018.

Thế giới tưng bừng mừng Năm Mới bằng những màn trình diễn pháo hoa ở nhiều nơi. Một Năm Mới 2019 với nhiều thách thức : xu hướng dân tộc chủ nghĩa và dân túy đang gia tăng, quan ngại về khí hậu hay Brexit.

Thành phố Sydney của Úc đón tân niên sớm nhất với pháo bông muôn vàn màu sắc, ngoạn mục chưa từng thấy. Lượng pháo bông kỷ lục làm rạng rỡ bầu trời trong 12 phút dưới sự chứng kiến của một triệu rưỡi khán giả. Ở Hồng Kông, hàng trăm ngàn người chen chúc hai bên cảng Victoria để xem pháo bông, màn trình diễn này tốn hết 1,57 triệu euro.

Thay vì pháo bông, đã bị hủy để tỏ lòng tôn trọng các nạn nhân sóng thần, thủ đô Jakarta của Indonesia chọn lựa việc tổ chức đám cưới cho 500 cặp cô dâu chú rể nghèo vào ngay tối giao thừa « để cả thế giới cùng mừng cho họ » - theo đô trưởng Anies Baswedan.

Tin vắn 01.01.2019



Một buổi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp Cuba.

(AFP)Cuba kỷ niệm 30 năm cách mạng tại châu Mỹ la-tinh đang nghiêng sang cánh hữu

Cuba hôm nay 01/01/2019 kỷ niệm 60 cuộc cách mạng tại Santiago, thành phố được quân du kích của Fidel Castro chinh phục vào năm 1959. Đất nước vốn là nguồn cảm hứng của cánh tả châu Mỹ la-tinh, tuy vậy đang gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, và bị cô lập trong một châu lục đang nghiêng hẳn sang cánh hữu.

Bị phản đối vì thương chiến với Mỹ, Tập Cận Bình trấn áp vì sợ nổi dậy

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại sảnh đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 18/12/2018.

La Croix hôm nay 31/12/2018 ghi nhậndưới áp lực của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, « Tập Cận Bình buộc các lãnh đạo cao cấp đảng Cộng Sản Trung Quốc phải tự kiểm thảo », cho thấy một số dấu hiệu căng thẳng trong nội bộ đảng.
Tờ báo công giáo cho rằng « chủ tịch Tập Cận Bình là Mao Trạch Đông mới của thế kỷ 21 ». Và cũng như Mao, ông Tập không tránh được việc bị chỉ trích cho dù không phát biểu công khai. Tuy nhiên, từ nhiều tháng qua, một số rạn nứt đã xuất hiện trong một chế độ luôn muốn chứng tỏ là hoàn toàn đồng tâm nhất trí.

Khi triệu tập 25 ủy viên Bộ Chính trị họp lại trong hai ngày 25 và 26/12 (vào đúng ngày Noel và sinh nhật của Mao 26/12/1893), Tập Cận Bình bắt buộc họ phải tự kiểm điểm, như trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Theo Tân Hoa Xã, ông Tập « đã yêu cầu Bộ Chính trị phê bình và tự kiểm thảo về công việc của mình cũng như việc thực hiện các chỉ thị của Tập chủ tịch, chính sách và chủ trương của đảng ».