jeudi 9 juin 2016

Trên 10.000 di dân bỏ mạng tại Địa Trung Hải trong ba năm qua


Theo Tổ chức Di dân Quốc tế, có 320 người nhập cư đã bị chết đuối trong vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Crète của Hy Lạp hôm thứ Sáu tuần trước, và tổng cộng trên 10.000 di dân đã thiệt mạng tại Địa Trung Hải kể từ năm 2014 đến nay, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc công bố hôm 07/06/2016. Trước tình hình đó, châu Âu có ý định gắn viện trợ phát triển cho châu Phi với việc đấu tranh chống nhập cư bất hợp pháp.

Từ Strasbourg, thông tín viên RFI Quentin Dickinson gởi về bài tường trình :

mardi 7 juin 2016

Tư lệnh Mỹ thăm tàu sân bay nguyên tử ở Biển Đông


Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh. 
Hàng không mẫu hạm John C.Stennis có mặt tại Biển Đông trong suốt tháng Năm. Theo các chuyên gia, đây là thông điệp khôn khéo cho Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ luôn hiện diện tại vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là ao nhà của mình.

Đối thoại Mỹ-Trung : Bắc Kinh không khoan nhượng về chủ quyền Biển Đông

Dương Khiết Trì tiếp ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhân cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung ở Bắc Kinh ngày 06/06/ 2016.

Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Phía Trung Quốc hôm nay 07/06/2016 đã nhấn mạnh như trên, và như vậy cuộc đối thoại thường niên Mỹ-Trung kết thúc mà không có tiến bộ nào trong vấn đề này.
Trong hai ngày đàm phán tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Mỹ John Kerry khuyến khích Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nhưng cố vấn chính phủ Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc về ngoại giao, lại nói rằng Hoa Kỳ không nên dính dáng vào các xung đột diễn ra ở rất xa bờ biển nước mình, kể cả vụ kiện của Philippines tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye.

Ba Lan và NATO tập trận quy mô nhất sau Chiến tranh lạnh

Màn nhảy dù mở đầu cuộc tập trận ngày 07/06/2016 với 2.000 quân nhân tham gia.

Ba Lan hôm qua 06/06/2016 đã khởi động cuộc tập trận quy mô nhất kể từ sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989, với sự tham dự của nhiều thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong bối cảnh đang căng thẳng với Nga.
Tổng cộng có 31.000 quân nhân của 24 quốc gia tham gia cuộc tập trận Anaconda sẽ kết thúc vào ngày 17/6. Trong số các nước tham gia, ngoài 19 nước thành viên NATO còn có các nước đã ký hiện ước Đối tác vì hòa bình trong đó có Ukraina.

Venezuela: Biểu tình đòi trưng cầu dân ý phế truất tổng thống

Người ủng hộ đối lập Venezuela ký tên lên quốc kỳ và đòi tổ chức trưng cầu dân ý về phế truất tổng thống Nicolas Maduro, tại Caracas, ngày 06/06/2016.

Phe đối lập Venezuela hôm 06/06/2016 lại biểu tình để đòi tổng thống Nicolas Maduro phải ra đi, thông qua việc tổ chức trưng cầu dân ý. Chính quyền huy động lực lượng an ninh đến để uy hiếp tinh thần.
Khoảng vài trăm người ủng hộ liên minh MUD thuộc cánh trung hữu đã xuống đường tại phía đông Caracas, ký tên và viết các yêu sách vào một lá cờ Venezuela khổng lồ. Đối lập kêu gọi tiếp tục biểu tình trước trụ sở Hội đồng bầu cử quốc gia, cho dù lực lượng an ninh được điều đến đông đảo để làm người biểu tình nản chí.

lundi 6 juin 2016

Pháp thúc đẩy Châu Âu phối hợp tuần tra Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tại Đối thoại Shangri-La ngày 05/06/2016.

(Bloomberg 05/06/2016) Pháp sẽ cổ vũ Hải quân các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu phối hợp tuần tra để bảo đảm sự hiện diện « thường xuyên và công nhiên » tại Biển Đông. Đây là dấu hiệu mới nhất của áp lực quốc tế trước sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

 

Chính phủ Pháp coi việc bảo vệ tự do hàng hải là mấu chốt về mặt kinh tế, và lo ngại nếu việc mất đi quyền này tại Biển Đông sẽ dẫn đến tình trạng tương tự tại Bắc Băng Dương hay Đại Tây Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã nói như thế trước cử tọa tại một diễn đàn quốc phòng toàn cầu, trong đó có các quan chức cao cấp Trung Quốc.

T1: Hợp tác tình báo Việt - Mỹ « sâu » đến đâu?

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong quán bún chả ở Hà Nội ngày 23/05/2016.

Phạm Chí Dũng : Bằng chứng sâu đậm và ngoạn mục nhất cho quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ mới chắc chắn phải là cơ chế hợp tác cấp « tình báo chiến thuật ».

40,1 triệu USD và « tình báo hàng hải »
Cuối tháng 5/2016, chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama rời Việt Nam với món quà gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, một tờ báo nhà nước làVietTimes dẫn lại bài của hai tác giả - giáo sư Zachary Abuza thuộc Trường Hải chiến Mỹ và Nguyen Nhat Anh thuộc khoa Kinh tế Chính trị Đại học Texas, cho biết chính quyền Mỹ đã cam kết cấp cho Việt Nam 40,1 triệu USD trong niên khóa 2015-2016 trong khuôn khổ « Sáng kiến an ninh hàng hải » nhằm hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải, giám sát và trinh sát, chỉ huy và kiểm soát trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn ngân sách này cũng sẽ giúp mua các thiết bị phòng thủ hàng hải và hỗ trợ huấn luyện cũng như tập luyện chung để nâng cao năng lực phối hợp tác chiến.

vendredi 3 juin 2016

Vì sao Trung Quốc triển khai tàu ngầm nguyên tử tại Biển Đông?


"Vũ khí nguyên tử của Trung Quốc là bảo đảm tối hậu cho sự thống trị của đảng Cộng sản, và bất kỳ điều gì thiết yếu cho sự sống còn của chế độ đều không thể thương lượng".

Tuần trước, tờ The Guardian loan báo Trung Quốc đang chuẩn bị các tàu ngầm trang bị hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân tại Biển Đông. Bắc Kinh đưa ra lý do là nhằm chống lại các hành động của Hoa Kỳ ở nước láng giềng Hàn Quốc. Nhưng theo báo The Week, chỉ là ý định thô thiển của Bắc Kinh nhằm đóng vai nạn nhân mà thôi. Trên thực tế, Trung Quốc đã lên kế hoạch từ nhiều thập kỷ.

Lần đầu tiên Quốc hội Đài Loan kỷ niệm Thiên An Môn

Ngô Nhĩ Khai Hy (giữa) trong phút mặc niệm với các dân biểu Đài Loan, 03/06/2016.

Quốc hội Đài Loan ngày 03/06/2016 lần đầu tiên tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 tại Bắc Kinh. Các dân biểu kêu gọi tân chính phủ nêu ra vấn đề nhân quyền với Trung Quốc.

Quan hệ Trung-Đài trở nên lạnh giá từ sau chiến thắng hồi tháng Giêng của tân tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) và đảng Dân Tiến của bà vốn có quan điểm độc lập. Bà Thái Anh Văn kế nhiệm ông Mã Anh Cửu (Ma Ying Jeou) của Quốc Dân Đảng, người mà trong suốt tám năm cầm quyền đã xích lại rất gần với Bắc Kinh.

Chính quyền Đài Loan đã kêu gọi Trung Quốc rút ra các bài học từ vụ Thiên An Môn, nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội kỷ niệm sự kiện này.

Barack Obama đề nghị Quốc Hội phê chuẩn UNCLOS

Tổng thống Mỹ Barack Obama, 30/05/2016.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 02/06/2016 đã đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhằm đối phó với sự bế tắc trước hành vi độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Phát biểu tại Học viện Không quân Hoa Kỳ ở Colorado, ông Obama nhấn mạnh, Quốc hội nên phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc, quy định việc giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình.

Bình Nhưỡng lên án Hàn Quốc bắt cóc công dân Bắc Triều Tiên

Công nhân dệt may Bắc Triều Tiên
Phát thanh ngày 03.06.2016


Hôm nay 03/06/2016 Bình Nhưỡng một lần nữa lại lên án Seoul bắt cóc công dân nước mình một cách có dự mưu, sau vụ đào tẩu mới nhất của ba nhân viên Bắc Triều Tiên làm việc tại một nhà hàng của chế độ ở Trung Quốc.

Ba nữ nhân viên của một nhà hàng Bắc Triều Tiên tại Thiểm Tây (Shanzi) đã đến Seoul hôm qua. Đây là nhóm người đào thoát thứ hai trong năm nay, sau nhóm đầu tiên gồm 12 người đã bỏ trốn sang Hàn Quốc vào tháng Tư.

Căng thẳng ở Biển Đông là đề tài chính tại Diễn đàn an ninh Shangri-La

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tại Diễn đàn Shangri-La, 03/06/2016.
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, các khiêu khích quân sự của Bắc Triều Tiên và Hồi giáo cực đoan là những đề tài chủ yếu của Diễn đàn an ninh khu vực châu Á Shangri-La, khai mạc hôm nay 03/06/2016 tại Singapore.

Đối thoại thường niên Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở Luân Đôn tổ chức diễn ra đến Chủ nhật 5/6, thu hút khoảng hai chục bộ trưởng Quốc phòng các nước châu Á-Thái Bình Dương, nhất là người đứng đầu Lầu Năm Góc Ashton Carter.

jeudi 2 juin 2016

Trung Quốc thực sự muốn lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ?

Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef) ở Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Viện CSIS chụp được ngày 03/09/2015.

Sáng hôm qua 01/06/2016, tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có thể chuẩn bị loan báo lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Nguồn tin ẩn danh này nói rằng tuyên bố trên nhằm đáp trả « các hành động khiêu khích » của quân đội Mỹ trong khu vực, ý nói việc Hoa Kỳ cho tuần tra để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không tại hải phận và không phận quốc tế.
Bài báo trên được đăng tải vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm tại Biển Đông. Trung Quốc, các quốc gia đòi hỏi chủ quyền và các nhà quan sát, kể cả Hoa Kỳ đều đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về vụ kiện của Philippines, dự kiến sẽ được tuyên trong mùa hè này. Bên cạnh đó, các quan chức cao cấp Trung Quốc và Hoa Kỳ sắp gặp gỡ tại cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược lần thứ tám. Các nhà ngoại giao quốc tế và nhà phân tích cuối tuần này cũng sẽ họp tại Singapore, trong khuôn khổ Đối thoại Shangri La, diễn đàn an ninh khu vực.

Ấn Độ chuẩn bị bán hỏa tiễn chống hạm siêu thanh cho Việt Nam


Các quan chức quốc phòng Ấn Độ đang chuẩn bị bán cho Việt Nam một trong những loại hỏa tiễn hành trình chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới. Trang mạng USNI News của Học viện Hải quân Hoa Kỳ dẫn nhiều nguồn tin báo chí hôm qua 01/06/2016 cho biết như trên.
BrahMos là loại tên lửa chống hạm siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình, dựa theo kiểu P-800 Onyx của Nga, được New Delhi và Matxcơva cùng hợp tác sản xuất trong thập kỷ qua. Hỏa tiễn này được cho là một trong những loại hỏa tiễn chống hạm có tính sát thương cao nhất, nhờ vào tốc độ siêu nhanh của nó.

Mitsubishi sẽ bồi thường cho ba tù nhân chiến tranh Trung Quốc


Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Materials Corporation lần đầu tiên sẽ bồi thường cho ba cựu tù nhân chiến tranh người Trung Quốc bị buộc phải làm việc cho hãng này trong Đệ nhị Thế chiến. Trên 3.000 cựu tù nhân khác cũng có thể được bồi thường tương tự.
Thông cáo của tập đoàn cho biết : « Mitsubishi Materials bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất đối với những người lao động cũ, và nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của mình ». Theo thỏa thuận, ba công nhân hầm mỏ Trung Quốc sẽ nhận được số tiền bồi thường 100.000 nhân dân tệ (13.600 euro) cho mỗi người.

« Hậu Obama »: Việt Nam sẽ thất lợi gì nếu gia tăng đàn áp nhân quyền?

TT Mỹ Barack Obama gặp các đại diện xã hội dân sự tại Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Thực tế phũ phàng khó có thể bỏ qua là sự hiện diện lịch sử của Tổng thống Obama tại Việt Nam vào tháng 5/2016 không những không tạo cú hích cho phong trào dân chủ nhân quyền ở đất nước này, mà còn khiến không khí tranh đấu từ sôi động trở nên trầm buồn đột ngột.

mercredi 1 juin 2016

Bốn lý do khiến ông Obama bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam

Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 24/05/2016.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam ba ngày từ ngày 23 đến 25/05/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama đã loan báo việc bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, hơn bốn thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc và 20 năm sau khi Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ.

Điều gì đã dẫn đến việc siết chặt quan hệ như thế đối với một cựu thù của Mỹ, vẫn tiếp tục là một chế độ độc đảng và bị chỉ trích về nhân quyền ? Chuyên gia Scott Warren Harold, phó giám đốc Trung tâm chính sách châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức phi chính phủ RAND có trụ sở ở Hoa Kỳ nhận định, có ít nhất bốn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của ông Obama.

Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã

Hải quân Việt Nam trong lễ đón Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
« Mỹ tiếp cận Cam Ranh »
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ « mấu chốt là cảng Cam Ranh ». The Nikkei, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ « giao lưu hải quân » giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.

Vì sao Mỹ bất ngờ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam?

TT Mỹ Barack Obama duyệt đội binh danh dự tại Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Tháng Năm 2016. Dù Tết nguyên đán đã trôi qua từ lâu, nhưng Bộ Chính trị mới ở Việt Nam hoàn toàn có lý do để sung sướng khi hát lại một điển ngữ « Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá ».
« Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá »
Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi đặt chân đến Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố một quyết định gây chấn động: Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sau 41 năm dựng rào chắn.

dimanche 29 mai 2016

Bỏ cấm vận vũ khí, chiến hạm Mỹ sẽ thường xuyên đến Việt Nam

TT Mỹ Barack Obama và CT nước VN Trần Đại Quang duyệt đội quân danh dự ở Hà Nội, 23/05/2016.

(Jackie Northam, MPBN 28/05/2016) Quyết định bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Tổng thống Obama có ý nghĩa lớn hơn nhiều việc bán thiết bị quân sự: gởi một thông điệp đến Trung Quốc.

Không chỉ là việc Việt Nam bắt đầu mua tàu và thiết bị giám sát của Mỹ, mà còn có thể bắt đầu đón tiếp thường xuyên hơn các đơn vị quân đội Mỹ, kể cả các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ tại vịnh Cam Ranh.