vendredi 21 juillet 2023

Nguyễn Xuân Nghĩa - Thử làm luật sư vụ án "chuyến bay giải cứu"

 

Về trường hợp bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng 5, cơ quan điều tra Bộ Công an, đã có dư luận trên mạng xã hội cho rằng Viện Kiểm sát, Tòa án không đủ chứng cứ, hay chứng cứ không thuyết phục để buộc tội bị cáo Hưng.

Tôi đồng ý với quan điểm này, mặc dù trong sâu thẳm tôi tin Hoàng Văn Hưng CÓ TỘI.

Viện Kiểm sát chỉ có một chứng cứ để buộc tội Hoàng Văn Hưng nhận hối lộ. Chứng cứ này là lời khai của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu thiếu tướng, cựu phó giám đốc công an Hà Nội). Bị cáo Tuấn khai đã đưa cho bị cáo Hưng chiếc cặp trong đó có tiền hối lộ, nhưng không đưa ra người làm chứng.

Dương Quốc Chính - Hành trình của chiếc va li

 

Viện Kiểm sát mới công bố video Hưng nhận cái cặp được coi là có 450 ngàn (đô la). Video 3 phút, cơ bản không có gì quan trọng, vì Hưng đã nhận là có nhận cặp, chỉ chối là trong đó có tiền.

Video đó có có khoảng 20 giây cuối cùng là hay. Đó là sau khi nhận cặp, Hưng lại đem nó lên một chiếc ô tô màu đen, là ô tô của Hưng. Nhưng chuyện hay ho là Hưng ngồi trong xe đó 7 phút 30 giây, rồi đi ra tay không, sau đó chiếc xe chạy đi.

Vậy chiếc xe chạy đi đâu, khi nó đem theo chiếc va li nhạy cảm như vậy? Liệu có phải là để chuyển cho người khác nữa? Hưng làm gì tới 7 phút 30 giây ở trên xe? Kiểm tra vali, rồi gọi điện cho ai đó? Chắc chắn tra khảo lái xe của Hưng là sẽ rõ nếu Hưng có điện thoại. Kiểm tra điện thoại của Hưng cũng có thể biết.

Wagner : Các phó tướng của Prigozhin sẽ ra sao sau cuộc nổi dậy ? (2)

 

Nguồn tin này nói rằng ngược với Yevgeny Prigozhin, « Wagner không tin tưởng vào những bảo đảm của Lukashenko cũng như Putin, và theo chúng tôi thì họ có lý ». 

Orden Respubliki, mà ảnh hưởng trong quân đội Nga vẫn chưa rõ, thậm chí còn nghi ngờ việc doanh nhân này đã có được quyền miễn trừ từ Minsk và Matxcơva cho các chiến binh và cá nhân ông ta. « Những con người hành động như Utkin, Ratibor và các đồng đội của họ đều biết giá trị những lời cam kết của Putin»

Với vóc dáng chắc nịch và chiếc cằm vuông, Alexander Kuznetsov là chỉ huy nổi tiếng thứ hai của Wagner. Theo Orden Respubliki, anh ta là người chỉ đạo việc chiếm Rostov trên sông Đông vào tối 23 tháng Sáu. 

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.07.2023


 

Tạ Duy Anh - Đưa hối lộ và nhận hối lộ

 

Phiên tòa bi hài nhất lịch sử tư pháp Việt Nam cho đến thời điểm này, vẫn đang diễn ra.

Loại bỏ các âm thanh chối tai, gây nên bởi những kẻ vừa thất đức vừa thất học mà thực tế là những kẻ đầu đường xó chợ khoác áo quan chức. Tôi thấy nhiều tiếng nói bi thương, ai oán vọng ra từ đó mang âm điệu kêu cứu, cần được cả xã hội lắng nghe.

Nó khiến chúng ta không thể không suy nghĩ một cách nghiêm túc, không chỉ về những gì đang chứng kiến.

Dương Quốc Chính - Cơ chế xin-cho

 

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế xin cho.

Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án...Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế.

Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế xin - cho thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng. Chính vì thế, một chính trị gia cánh hữu là tổng thống Mỹ Reagan đã nói : "Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, chính phủ không phải là giải pháp cho những vấn đề của chúng ta; chính phủ chính là vấn đề."

Lưu Trọng Văn - Thảm họa văn hóa ?

 

Sự cố tràn các trang mạng là hình ảnh ngài bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đi nhầm chỗ trên thảm đỏ, khi đón thủ tướng Malaysia.

Ở các nước văn minh thì đây là một thảm họa văn hóa đối ngoại. Một thủ tướng đón một thủ tướng phải luôn nhường vị trí trang trọng nhất trên thảm đỏ cho khách. Ấy vậy mà một bộ trưởng cấp thấp hơn nhiều so với khách lại chình ình đi giữa thảm đỏ, hất thủ tướng khách ra mép thảm, thậm chí một chân phải bước ngoài thảm. Điều đáng nói là vị bộ trưởng này lại phụ trách ngành văn hóa - đại diện cho bộ mặt văn hóa của chính phủ.

Gã không muốn đưa hình ảnh thảm họa đối ngoại này lên vì các trang khác đã tràn ngập rồi.

jeudi 20 juillet 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 20/07/2023

 

1. Nếu bây giờ NATO chấp nhận việc gia nhập của Ukraine thì sao?

Liệu NATO có tham chiến, đánh nhau với Nga vì cái cớ “chiến tranh với một thành viên của NATO là chiến tranh với toàn bộ liên minh?”

Ngay khi cuộc họp thượng đỉnh NATO đang diễn ra ở Vilnius, đài truyền hình VTC đã vội vàng mời ông cụ Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an đăng đàn chém gió về việc NATO chưa kết nạp Ukraine.

Kim Văn Chính - Vấn nạn Wagner

1/ Về danh chính ngôn thuận, Prigozhin và lực lượng Wagner chuyên nghiệp, trung thành với ông đã được thu xếp sang định cư tại Belorus. Trên thực tế, khoảng hơn 10 ngàn lính Wagner thiện chiến cùng với xe cộ đã đến Belorus đóng quân.

Theo như các thông tin của các phía công bố, trước hết lực lượng này làm nhiệm vụ giúp Belorus huấn luyện quân đội trong tác chiến. Sau đó họ có những công việc ở Châu Phi, là địa bàn truyền thống và thu lợi béo bở của Wagner.

Wagner của Prigozhin vẫn có khả năng tự phát triển, bằng cách tuyển dụng thêm lính chuyên nghiệp từ các nguồn bên trong nước Nga và bên ngoài nước Nga. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở châu Phi, nhưng có cả các địa bàn ở Trung Đông, Mỹ latinh và nhiều nơi khác… Kinh phí chúng có được từ các mối lợi đánh đổi với các nhà chính trị, nhận trực tiếp từ các chính phủ thuê mướn họ.

Lê Xuân Nghĩa - Gom củi ba năm để đốt một giờ : Chỉ có thể là Putin

 

Quyết định không đến Thượng đỉnh BRICS của Putin cho thấy, vị thế và vai trò của Nga đã giảm sút một cách thảm hại. Đồng thời, vai trò luật pháp quốc tế đang dần được nâng cao.

Tôi biết có không ít người vẫn ủng hộ ông ta một cách mù quáng, đang tự lừa dối chính bản thân mình để đưa ra những bài viết, lời nói nhằm bảo vệ ông ta rằng “vì ông ấy không thèm đến”.

Và có thật là ông ấy “không thèm đến” không?

- Thứ nhất: BRICS là Tổ chức có Nga là quốc gia sáng lập. Tức có nghĩa, về góc độ nào đó thì BRICS là ”con đẻ” của Nga chứ có phải của bọn Tây, bọn Mỹ hay bọn “không thân thiện” đâu mà ông ấy “không thèm đến”?

Khổng Đức Thiêm - Về ông Hoàng Chí Bảo, chuyên gia kể chuyện bác Hồ

 

I

Nhân có người gửi tới tôi một đoạn băng ghi lại buổi nói chuyện của anh Hoàng Chí Bảo về bác Hồ, và nghi ngờ về trình cao siêu của diễn giả. Tôi là người về Viện Mác Lê và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh muộn nên không có vinh hạnh được tiếp cận và nghe anh rao giảng lần nào.

Tôi bèn phải hỏi một đồng nghiệp hiểu về anh Bảo khá sâu sắc và dưới đây là lời kể của anh:

Anh Hoàng Chí Bảo là người Hà Nội, bố mẹ mất sớm, phải ở với anh chị. Lớn lên học hành, làm giáo viên Văn cấp 2 tại Đông Anh, Hà Nội. Từ đây, đi thi đại học, bị trượt. Sau này, được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc 5. Sau khi tốt nghiệp anh được cử đi làm nghiên cứu sinh tại AOH Liên Xô, năm 1986 bảo vệ luận án Triết học. Thế cho nên khi về Viện Mác Lê, có người cứ muốn đưa chuyện anh ấy chưa tốt nghiệp đại học nào cả nhưng có người ngăn.

Hà Phan - Một chính sách đáng hoan nghênh của Đà Nẵng

 

Giữa tức giận của dân tình và bức xúc của dư luận quanh vụ xử quan lại tham gia kiếm tiền giải cứu", tôi đọc được những điều đáng vỗ tay này:

Đà Nẵng vừa quyết định sẽ chi hơn 408 tỉ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho trẻ mầm non, học sinh đến lớp 12 theo mức thu học phí công lập năm học 2023-2024!

Không chỉ học sinh công lập các con ngoài công lập cũng được hỗ trợ. Riêng trẻ mầm non và học sinh các trường có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn học phí.

Hoàng Nguyên Vũ - Rồi kết thúc phiên tòa “Chuyến bay giải cứu”, dân có nhận lại được tiền không?

 

Xin đặt ra ba câu hỏi:

1/ Phạm tội toàn tiền lớn, không thấy bất cứ kẻ nào nộp đủ, thậm chí phần nộp lại đa số rất nhỏ. Nếu số tiền còn lại đưa cho vợ, chồng, con cái, bồ nhí giữ, thì có nên truy tố vợ chồng, con cái, bồ nhí vì tội tiêu thụ tài sản do kẻ khác phạm tội mà có không?

2/ Phạm tội toàn tiền lớn, không nộp lại đủ, có cần tịch thu tài sản của những kẻ phạm tội kiểu ngân hàng xiết nợ không?

Phạm Loan - Tám nhân vụ đại án chuyến bay giải cứu

Vụ chuyến bay giải cứu với hối lộ các kiểu, mình cũng không định theo dõi vì thấy nó là chủ đề vừa xưa cũ vừa thường xuyên ở nước ta rồi. Nhưng cứ mỗi khi vào Facebook là lại thấy có tin, có video các buổi xử án ở tòa ... Thế là cũng xem, cũng nghe, cũng vẫn choáng váng, vẫn xót xa, bức xúc và ê chề đủ thứ.

Nghe những con số tham ô, hối lộ của vụ này thì quả là cũng ấn tượng. Kiếm tiền nhiều và dễ dàng như thế bảo sao người ta không u mê mụ mẫm và tha hóa. Như anh Lưu chị Luyến khỏe mạnh, tử tế, làm lụng quần quật được dăm ba triệu một tháng. Đàng này chỉ cần thực hành quyền lực nhẹ nhàng thôi, trong 270 ngày nhận tiền 253 lần với tổng giá trị hơn 42 tỉ thì lại chả "hết nước chấm", không lú mới là lạ.

Con số ấn tượng, bối cảnh đặc thù, nhưng cách thức tham ô tham nhũng thì không hề lạ. Nó vẫn thế xảy ra hàng ngày, mọi nơi, mọi lúc trên đất nước hình chữ S. Chắc chắn tất cả người dân Việt Nam sống tại Việt Nam đều không xa lạ. Chúng ta đã chấp nhận và dung dưỡng nó. Bức xúc đấy rồi quên đấy. Bức xúc khi mình là nạn nhân nhưng lại vô cùng hoan hỉ khi mình được trục lợi.

Lê Thanh Phong - Doanh nghiệp bị bắt ép đưa tiền theo "luật rừng"

 

Thực ra, gọi hành vi đưa hối lộ là "văn hóa phong bì" có thể không đúng về bản chất. Đã là văn hóa thì không thể xấu, ở đây là "tệ nạn phong bì".

Phong bì làm quà, cảm ơn, tình nghĩa là văn hóa. Nhưng cảm ơn tới vài chục tỉ đồng thì đó là đưa và nhận hối lộ, là tệ nạn, là hành vi phạm tội.

Đối với các bị cáo trong nhóm đưa hối lộ, đương nhiên là có hành vi vi phạm pháp luật, ai cũng nhận tội, cũng tự nhận thức mình đã sai. Nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh của họ, bị cán bộ ép buộc, bị gợi ý phải làm theo "luật" xin - cho, thì khó có cách lựa chọn nào khác.

Dương Quốc Chính - Đưa hối lộ mà bị bùng tiền

 

Mình có chút tâm tư về pháp lý, 500 anh em luật sư lý giải hộ mình cái. Cu Hưng cựu an ninh điều tra không hề bị Viện Kiểm sát luận tội đưa hối lộ hay nhận hối lộ, chỉ bị luận tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có nghĩa là nó có thể đã nhận tiền từ tướng Tuấn để chạy án, nhưng nó ôm luôn không chạy. Như vậy tại sao chính Viện Kiểm sát lại luận tội bị cáo Hằng là chạy án (đưa hối lộ), bằng cách đưa tiền cho Tuấn, rồi Tuấn đưa cho Hưng? Tuấn cũng bị luận tội môi giới hối lộ nữa?

Việc đưa hối lộ này có được Hưng thực hiện đâu. Bởi bản thân Hưng cũng không hề bị luận tội nhận hối lộ hay đưa hối lộ. Nó (có thể) ôm tiền về tiêu xài thôi!

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.07.2023


 

mercredi 19 juillet 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 19/07/2023

 

1. 100.000 QUÂN NGA Ở ĐÂU RA?

Tui ngờ rằng đó là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều bác, và tin đó được kéo lên đầy trên các trang tin, kể cả pro-Putox lẫn pro-Ukraine. Trước tiên cho phép tui được điểm tin một số gạch đầu dòng.

• Tin chính thức của ngày 18/07 (hôm qua) của Bộ Quốc phòng Ukraine:

- Trục Kupyansk, quân đội Ukraine đang đứng vững. Trong ngày 16 tháng 7, kẻ thù đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công ở phía nam Masyutivka (tỉnh Kharkiv), lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc không kích vào vùng lân cận Kyslivka.

Đàm Ngọc Tuyên - Chuyến bay cấp cứu

 

Đang ngồi đợi chuyến bay cấp cứu, à không, chuyến bay giải cứu, nên tiện thể kể mấy chuyện vụn vặt ở phi trường hầu bạn đọc.

Mỗi lần ra phi trường, là mỗi lần mắc cười, vì đọc mấy câu như: "Cửa ra tàu bay", thiệt hài hước.

Thực ra thì, chỉ có ngôn từ của người cộng sản mới gọi như vậy. Miền Nam trước 1975, gọi là phi cơ, trực thăng, phi đạo, phi trường...

Người cộng sản thấy phi trường giống sân phơi lúa, mà có phi cơ bay lên nên họ gọi là sân bay. Còn trực thăng không cần phi đạo để lấy đà, mà cất cánh thẳng lên, thế là thành tàu bay lên thẳng.

Trần Hiển - Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

 

Luật sư nói: Gia đình cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng tự nguyện dùng hết tài sản để khắc phục hậu quả.

Tài sản bao gồm: Một căn chung cư cao cấp trị giá 15 tỉ, một căn chung cư bình dân hơn trị giá khoảng 5 tỉ, một chiếc ô tô lúc mới mua trị giá khoảng 4 tỉ, cổ phiếu và trái phiếu giá trị khoảng 5 tỉ, tài khoản và tiền mặt khoảng 1,3 tỉ. Tổng tài sản đứng tên Cục trưởng kê biên bị cơ quan chức năng thu giữ khoảng 30 tỉ.

Lưu ý: Đây chỉ là tài sản đứng tên Cục trưởng thôi nhé, còn tài sản đứng tên người thân và họ hàng không tính. Chưa kể Cục trưởng có một công ty liên quan đến giáo dục.