mardi 17 novembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Missions Impossible


Thiệt đúng là Mỹ, bầu cử mà như xem phim bộ, tới hồi gay cấn là... còn tiếp. Cách đây hai bữa nghe tin có quân đội Mỹ đột nhập nơi đặt máy chủ của cái công ty gì đó.

Bữa nay êm rồi vì các kênh truyền thông không đưa nữa, tin thật hay tin giả mình cũng không biết. Thấy có mấy người uy tín đưa lên Twitter. Dượng thì nói bóng gió lâu rồi. Phe ta thì giờ có một công việc là...bàn tán.

Chậc! Thời buổi gì mà nghe mấy đài lớn mà cũng không tin. Chưa kể là có những lập luận khá thuyết phục là quốc gia của người ta làm sao quân đội Mỹ có quyền hành động? Phối hợp với nước sở tại thì nghe còn có lý. Vì ngày nào cũng có bài viết nên tui xin "chém gió" cái vụ này cho vui và góp thêm phần hồi hộp cho mùa bầu cử này hén!

Nguyễn Đình Bổn -Tạp âm đám ma !


Trong hẻm, gần phía đối diện có bà cụ vừa qua đời, tín đồ Phật giáo (hoặc có vẻ như vậy vì có tụng kinh, có đọc pháp danh).

Tui chuẩn bị tinh thần trong đêm nay và có thể vài đêm nữa để nghe những tạp âm được phát với công suất lớn. Sau khi các thầy tụng xong thì dàn tân cổ nhạc giao duyên sẽ lên tiếng.

Bạn sẽ nghe vài khúc đàn cò não nuột, tiếng trống ếch rời rạc, bỗng nhiên nó tắt và hòa tấu bài Lòng Mẹ vang lên, sau đó là Một Cõi Đi Về, Cát Bụi, Đồi Thông Hai Mộ. Đến Rừng Lá Thấp thì tôi tò mò, quái, nó liên quan gì đám ma? Nhẩm lại lời thì ra, à à... "hay hát cho người vừa nằm xuống chiều qua"! Đúng quá.

Lưu Trọng Văn - RCEP có là cơ hội ?

Nhiều người trong đó có cả giới tinh hoa cho rằng do Trump rút khỏi TPP tạo khoảng trống ở vành đai xuyên Thái Bình Dương, nên cộng sản Trung Quốc mới chiếm lĩnh được kinh tế Đông Nam Á và Đông Á qua hiệp định RCEP.

Sự lo ngại như sự lo ngại của chuyên gia kinh tế yêu nước Phạm Chi Lan là cần thiết vì cảnh báo sự xâm nhập sâu của cộng sản Trung Quốc vào lõi kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy gã nghĩ không phải vì Mỹ có vấn đề mà các đồng minh chiến lược hàng đầu của Mỹ như Nhật, Hàn, Úc lại thống nhất với 10 nước ASEAN ký với Trung Quốc hiệp định kinh tế có tiềm năng kinh tế hàng đầu thế giới này.

Tin vắn 17.11.2020

 


(AFP)
Chủ nhân Twitter và Facebook lại bị Thượng viện Mỹ triệu tập

Jack Dorsey, người sáng lập Twitter và Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook hôm nay 17/11/2020 một lần nữa bị Thượng viện Hoa Kỳ triệu tập trong vòng chưa đầy một tháng, vì vai trò của các mạng xã hội trong cuộc tranh cãi về bầu cử tổng thống Mỹ. Ủy ban Tư pháp Thượng viện muốn được giải thích về việc « kiểm duyệt » mà tổng thống Donald Trump và các đồng minh cho mình là nạn nhân.

Ông Lindsey Graham, chủ tịch ủy ban chủ yếu muốn đề cập đến quyết định của hai mạng xã hội này, liên quan đến việc giới hạn các bài viết của nhật báo New York Post khẳng định ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden có liên quan đến các vụ tham nhũng, khoảng hai tuần trước ngày bầu cử.

Thượng Karabakh: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gởi quân nhân sang giám sát ngưng bắn


Đăng ngày:

Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer cho biết thêm chi tiết:

« Bản kiến nghị do chính tay ông Erdogan ký dự kiến triển khai các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ tại Azerbaijan để « tham gia các hoạt động của trung tâm điều phối sẽ được thiết lập cùng với Nga », « bảo đảm việc tôn trọng ngưng bắn », « thiết lập hòa bình và ổn định trong khu vực để bảo vệ lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ».

Mỹ và NATO triển khai thiết bị giám sát hoạt động đại dương


Đăng ngày:

Theo Econotimes hôm nay 17/11/2020, lo ngại trước nguy cơ xảy ra đại chiến thế giới lần thứ ba, đặc biệt trong bối cảnh xung đột giữa nhiều quốc gia tại Biển Đông, NATO và Lầu Năm Góc cùng triển khai công nghệ giám sát đại dương.

Hai cơ quan trên, cụ thể là Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Hàng hải tại Ý cùng phối hợp với Cơ quan Mỹ về các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) để thiết kế một mạng lưới theo dõi các hoạt động trên đại dương. Đây là sự hợp tác mới nhất của đôi bên, sau khi Trung Quốc và Nga đã có nhiều tiến bộ về công nghệ tương ứng.

Theo một báo cáo của DARPA, các thiết bị được sản xuất bằng vật liệu thân thiện với môi trường, có thể thông tin về những hoạt động trên biển ngay lúc đang diễn ra. Mỗi một vật nổi thông minh chứa nhiều cảm biến thu thập các dữ liệu môi trường như nhiệt độ mặt biển, trạng thái nước biển, cũng như dữ liệu về các hoạt động của tàu buôn, máy bay, kể cả việc di chuyển của các loài động vật hữu nhũ sống ở biển. Các phao thông minh này truyền dữ liệu định kỳ thông qua vệ tinh đến một mạng lưới đám mây để lưu trữ và phân tích trong thời gian thực tế.

Ba Lan, Hungary phủ quyết ngân sách và kế hoạch tái thúc đẩy châu Âu


Đăng ngày:

Từ Vacxava, thông tín viên Damien Simonart tường trình :

Đối với thủ tướng Mateusz Morawiecki, « Ba Lan càng đấu tranh để mạnh mẽ hơn thì lại càng có nhiều người chống đối  ». Ông đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu để giải thích quan điểm của mình, khẳng định Vacxava « sẽ phản đối ý định áp đặt cho người Ba Lan các giá trị mà họ phải tin vào ».

Ấn Độ-Thái Bình Dương, liên minh rộng lớn đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Libération hôm nay đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump với lời phàn nàn « Còn hai tháng ! ». « Trump chặn việc chuyển giao cho Biden » là tựa chính của Le Monde. Nhật báo La Croix đặt câu hỏi « Tình hình dân số thế giới đi về đâu ? ». Về thời sự nước Pháp, Les Echos quan tâm đến « Kế hoạch tiêm chủng của chính phủ », còn Le Figaro báo động « Bạo lực chống lại cảnh sát tăng gấp đôi trong 15 năm qua ». Ở trang trong, các đề tài được chú ý nhiều nhất là sự nhập nhằng sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thua thiệt của Armenia ở Thượng Karabakh và đại dịch corona.

« Bộ Tứ » (Quad) đi vào thực chất và mở rộng

Le Monde dành hai trang địa chính trị cho chủ đề « Ấn Độ-Thái Bình Dương, một liên minh XXL trước Trung Quốc ». Bắc Kinh gây lo ngại với các yêu sách lãnh thổ, bộ máy chiến tranh trên biển, chủ nghĩa thực dân mới…Để đối phó, các nhân tố khu vực điều chỉnh lại chiến lược với Đối thoại an ninh trong bộ tứ Mỹ-Ấn-Úc-Nhật.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.01.2020


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.11.2020


 

dimanche 15 novembre 2020

Tuần báo Pháp Le Point: Sự phá sản của truyền thông Mỹ


(Chân thành cảm ơn các facebooker đã nhiệt tình đăng lại bài này…trước tác giả một hôm, và cảm ơn sự kiên nhẫn của bạn đọc. Cũng xin mượn luôn tấm ảnh mà cộng đồng mạng sử dụng làm ảnh minh họa cho bài - TM).

Đăng ngày:

Rõ ràng chủ nghĩa Trump là một thực tế đã bén rễ. Tuy không bênh vực ông Trump vì tính cách cá nhân và về mặt chính trị, nhưng tuần báo cánh hữu tỏ ra phẫn nộ về cung cách mà truyền thông đã đối xử với Donald Trump.

Thật đáng buồn cho nghề nghiệp khi thấy bằng ấy nhà báo biến thành các chuyên gia tuyên truyền hung hăng. Họ dành cho ông Trump tất cả những từ ngữ tồi tệ nhất, vì Donald Trump không chịu nhìn nhận thất cử. Ứng cử viên Al Gore hồi năm 2000 trong điều kiện tương tự cũng đã đợi đến ngày 12/12 mới chịu thua, sau khi Tối cao Pháp viện ra phán quyết. Nhưng Al Gore thuộc phe Dân Chủ !

TS Hà Sĩ Phu - Trump phá tan cái trật tự diệt vong mà thế giới đang hồn nhiên bước vào


(Thư của tiến sĩ Hà Sĩ Phu gửi trong Diễn đàn Xã hội Dân sự, nhà hoạt động Sương Quỳnh đăng lại với sự cho phép của tiến sĩ).

Thưa các bác,

Cuộc tranh luận về Trump và Biden không phải là tranh luận về hai con người, hay tranh luận về nước Mỹ. Mà là nhận thức toàn cục về vận mệnh của thế giới loài người trước một thử thách, một bước ngoặt vô cùng hệ trọng.

Đó là : Thế giới còn giữ được đà văn minh như đã và đang có, hay trật tự thế giới sẽ thay đổi hoàn toàn dưới sự bao trùm của đế quốc Cộng sản Đại Hán? (Lá cờ Trung Quốc sẽ không phải một sao lớn và bốn sao nhỏ mà sẽ hàng trăm sao nhỏ, nhiều hơn sao của lá cờ Hoa Kỳ ?)

Chủ nghĩa Đại Hán giống như chủ nghĩa cộng sản ở chỗ vừa có lý thuyết đẹp đẽ (như Nho gia), vừa có cương lĩnh trị dân quyết liệt (như Pháp gia), tất cả những chiến thuật CỰC ÁC đều được bọc bằng cái vỏ CỰC THIỆN.

LS Lê Văn Luân - Những điều cần thay đổi


Điều tôi quan tâm trong tất cả thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ là hành xử của những người được cho là đang trên hành trình đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Nó cho ta thấy nhiều điều đáng lo hơn là tích cực.

Một trong phẩm chất đầu tiên của những con người mang trọng trách này là “thuyết phục” quần chúng. Nếu họ không thể có khả năng này để làm cho tốt trong các tình huống cụ thể, bạn cần phải xem lại mình và thay đổi điều đó mới mong có tiến triển cho việc mình làm.

Nếu không thể đủ lý lẽ và lòng kiên nhẫn để thuyết phục, bạn nên từ bỏ công việc và sứ mệnh mà bạn đang theo, vì nếu tiếp tục như thế, chúng ta sẽ sớm có các cuộc đấu tố hung tợn khác. Thay vì có thể hàn gắn thì ta chỉ xé toạc vết thương và gây thêm thù hằn, chia rẽ.

Thơ Bùi Chí Vinh - Từ cuộc xuống đường của hàng triệu người dân Mỹ bảo vệ Trump


Hơn mt triu người xung đường Washington DC đ ng h Trump

Đám đông thn thánh đã nói lên tt c

Cây c có th mc lên t đá

Nhân dân mc lên t xó xnh đm ly

D ngôn ri khi Thánh Kinh như phép l

Cuc chiến cui cùng ri ai s thng ai

Nguyễn Đình Bổn - Làm sao hàn gắn ?

Hôm nay Chúa Nhật ngày 15 tháng 11, ngày mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Nơi chôn nhau cắt rốn của tôi từng có một cuộc khởi nghĩa chống Pháp để hưởng ứng phong trào Cần Vương hào hùng và bi thảm.

Hồi nhỏ tôi từng nghe cha tôi kể các thủ lĩnh nghĩa quân đồng hóa người Công Giáo với quân xâm lược. Và nhiều lần họ tấn công các họ đạo, vây làng, phóng hỏa. Những người lớn có đức tin mạnh mẽ họ vẫn quỳ cầu nguyện cho đến khi ngọn lửa giết họ, còn các cháu bé sợ hãi leo ra thì nghĩa quân dùng giáo dài hất trở vô !

Nguyễn Anh Huy - Tiểu nhân đắc chí


(Rất xin lỗi độc giả vì đã "quảng cáo" hơi nhiều cho nhân vật này, đây là bài cuối – TM)

Mai Khôi không chỉ dơ bẩn mà còn là một tiểu nhân đắc chí !

Hồi đầu cuộc tranh cử Mai Khôi viết : Nếu lần này Trump thắng cử, chúng ta sẽ khóc, nhiều trái tim sẽ đau thắt, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục chống hắn thêm 4 năm nữa, không nhụt chí, không chùn bước. Đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ là cuộc đấu tranh cả đời người.

Theo phân tích tâm lý, lúc này, Mai Khôi lo sợ những người ủng hộ ông Trump đông hơn nên rào trước đón sau, nói chừa đường lùi.

Đặng Xương Hùng - Tại sao tôi cuồng Trump

 

Tôi quyết định nên viết một cái gì đó, chứ đợi đến khi ngã ngũ, viết theo kiểu vuốt đuôi, thì chả hay tẹo nào.

Tôi viết về điều tại sao tôi cuồng Trump:

1. Điều đầu tiên tôi thích Trump vì Trump là tổng thống Mỹ. Tôi thích hầu hết các tổng thống Mỹ. Dường như trước đây tôi chả có phân biệt tổng thống thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa.

LS Lê Văn Luân - Các ngụy biện nguy hại


Bạn này có vài lỗi ngụy biện sơ đẳng ở đây.

Đầu tiên là về thống kê. Biểu đồ này chỉ cho ta biết con số khảo sát những người bầu qua thư (mail-in ballot: truyền thống của Đảng Dân chủ) và chỉ cho tới ngày 2/11/2020.

Ngày bầu cử chính thức cuối cùng là 3/11/2020, mà theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp mới là các thành phần ủng hộ Trump khá đông đảo (người của Đảng Cộng hòa theo truyền thống như vậy).

Đỗ Cao Cường - Ai mới là kẻ dơ bẩn?


Tôi chưa hủy kết bạn với bạn Mai Khôi vì tôi vẫn muốn bạn quay đầu vào bờ, sống ra dáng con người, dù rất khó. Việc bạn mang danh ca sĩ, tiếp xúc với Obama không có giá trị gì đối với những người như tôi.

Yêu ai ghét ai là sự lựa chọn của mỗi người. Việc nhiều người Việt quý Trump là chuyện bình thường, vì đơn giản là không có nhiều tổng thống làm cho chính quyền Trung Quốc căm ghét nhiều đến thế.

Bạn Mai Khôi nói chuyện không lịch sự thì bạn cũng không có quyền yêu cầu người khác phải lịch sự, bạn đòi đái vào mặt Trump thì người khác cũng có quyền ia vào mặt bạn. Bạn nói người Việt cuồng Trump thật sự là một hiện tượng dơ bẩn kinh dị, hạ cấp nhất lịch sử từ trước tới nay thì nhiều người cũng có quyền bảo bạn là loại dơ bẩn nhất lịch sử nhân loại từ trước đến nay.

Võ Hồng Ly - Thế giới mới sẽ không còn là độc quyền của trí thức khuôn mẫu

 

Cuộc chiến càng khốc liệt thì đích đến càng gần.

« Cuộc thanh lọc » này dù có đau đớn, nhưng là điều rất cần cho việc thiết lập lại một trật tự thế giới mới phù hợp với dòng chảy của thời đại chúng ta. Trong đó có cả hành trình đi tìm tự do cho đất mẹ Việt Nam.

Cuộc bầu cử của Hoa Kỳ vì thế đã không còn là của riêng của người dân Hoa Kỳ nữa. Nhiều người trong anh chị em chúng ta đang nghĩ rằng phong trào đấu tranh đã trở nên tan nát, thụt lùi. Và có những cái nhìn bi quan, buông xuôi chán nản vì sự bất đồng chính kiến, những miệt thị, xúc phạm nhau liên miên giữa hai phe pro-Trump và pro-Biden trong những tháng ngày qua.