lundi 9 août 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 32

 

Báo chí sáng hôm nay lại rộ lên tin về vaccin. Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM khẳng định hiện thành phố chỉ còn hơn 600.000 liều vắc xin ngừa virus Vũ Hán trong khi Bộ Y tế lại nói TP.HCM còn 1,7 triệu liều.

Theo Bộ Y tế, thành phố đã tiêm khoảng 2,3 triệu liều, trong khi số vaccin được được cấp là hơn 4 triệu liều. Như vậy so với số đã tiêm và số đã được phân bổ, có thể thấy TP.HCM còn khoảng 1,7 triệu liều (tính số liệu đến ngày 7.8) đề nghị TP.HCM có thể rà soát lại các kho vaccin của mình vì thực chất số vaccin TP.HCM được cấp vẫn còn.

Theo số liệu từ cổng thông tin tiêm chủng cập nhật sáng nay 9.8, số liều vaccin đã tiêm tại TP.HCM đúng là 2,3 triệu. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết kể từ đợt 1 đến nay, TP đã nhận 4,1 triệu liều vaccin do Bộ Y tế phân bổ và đã tiêm được khoảng 3,4 triệu liều. Trong đó riêng đợt 5 tiếp nối đến nay là 2,6 triệu liều.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.0.82021


 

dimanche 8 août 2021

Trung Quốc tự đóng cửa : Cơ hội cho các nước dân chủ


Đăng ngày:

Khi quyền lực của đảng đứng trên tất cả

 

Tác giả Nicolas Baverez nhắc lại, hồi thế kỷ thứ 15, Trung Quốc và châu Âu tách rời nhau. Trung Hoa thời đó là đại cường số một thế giới, chủ trương bế quan tỏa cảng, năm 1433 đột ngột kết thúc những chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) từ Đông Nam Á đến bán đảo Ả Rập và phía đông châu Phi. Cùng lúc đó, châu Âu tiến hành toàn cầu hóa lần đầu, hướng về một nền kinh tế tư bản thâm dụng. Đế quốc Trung Hoa đóng cửa và bắt đầu suy tàn, trong khi phương Tây nắm quyền kiểm soát lịch sử.

Nguyễn Thông - Sụp đổ (1)

 

Có lẽ cần phải nói ngay từ đầu rằng trong thời buổi dịch dã chết người như bỡn thế này, hình ảnh người thầy thuốc đẹp nhất, đáng trọng nhất, đáng biết ơn nhất. Hơn cả tổng bí thư, chủ tịch nước...

Họ làm việc, phục vụ, cống hiến, dù theo chức phận, nghề nghiệp phải làm (cũng như thầy cô giáo phải dạy học, công nhân phải đứng máy, thợ xây phải ra công trường…) nhưng những gì các thầy thuốc gánh vác, chịu đựng thời gian qua khiến dân chúng yêu thương, kính phục.

Lại chẳng vậy ư? Họ gần như 24/24 giờ tiếp xúc với người bị lây nhiễm, suốt ngày đêm trong bệnh viện, quên cả ăn ngủ, xa gia đình người thân… Bạn cứ hình dung điều đơn giản này, suốt ngày mình diện bộ đồ “thời trang dịch” nylon kín mít từ đầu tới chân trong cái nóng trên 35 độ C liệu có chịu nổi không. Lại chả cáu kỉnh nóng nảy hơn Trương Phi.

Nguyễn Đắc Kiên - Ba khâu chống dịch

 

Hết ngày hôm nay là tròn một tháng TP.HCM giãn cách chống dịch với Chỉ thị 16 (và 16+). Giờ thử nhìn lại việc chống dịch của thành phố qua khâu: tổ chức thực hiện, tham mưu - giúp việc và ra quyết định, xem có rút ra được bài học gì không?

1. Tổ chức thực hiện: Hôm qua (7/8) báo chí loan tin chủ tịch quận 8 (TP.HCM) đã ra quyết định đình chỉ công tác chủ tịch phường 15 và điều chuyển chủ tịch phường 16. Đồng thời, quận 8 cũng đã cử một phó phòng tại UBND quận về phụ trách phường 15 và một trưởng phòng tại UBND quận xuống lãnh đạo phường 16.

Hai cán bộ bị đình chỉ, điều chuyển được cho là đã không không kịp thời tiếp nhận, giải quyết phản ánh của người dân cần hỗ trợ an sinh xã hội, y tế… trong công tác chống dịch Covid-19.

Đoàn Bảo Châu - Chúng ta đã tin ở “vịt trời” và ta nên nhìn vấn đề như thế nào cho đúng mực?

 

Biết bao giọt nước mắt đã đổ, biết bao dòng viết đầy thán từ xúc động về câu chuyện một bác sĩ tên Khoa rút ống thở của cha mẹ mình để dành cho sản phụ sinh đôi.

Cả xã hội bị lừa một cú ngoạn mục. Tiếp theo là một nhóm chửi những người giúp lan truyền tin giả, những người đưa lên thì xin lỗi trước cộng đồng bởi sự vội vã cả tin của mình.

Tôi dùng từ “chúng ta” ở đây là theo một góc nhìn “ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày” chứ tôi không tin từ đầu. Đây là một trường hợp khá thú vị về tâm lý con người, đáng để phân tích.

Đặng Đình Mạnh - "Rút ống thở" dưới khía cạnh pháp lý

 

Euthanasia hay "Cái chết êm dịu" là thuật ngữ y khoa sử dụng trong trường hợp bác sĩ giúp cho bệnh nhân được chết nhẹ nhàng thoát khỏi những cơn đau đớn, vật vã do bệnh nan y hoặc rơi vào tình trạng vô vọng, vô phương cứu chữa...

Hiện nay, trên thế giới thì Châu Âu đã là nơi có nhiều quốc gia chấp nhận giải pháp "Cái chết êm dịu" nhất để miễn trừ trách nhiệm cho bác sĩ khi họ giúp bệnh nhân... chết, như Thụy Sĩ, Pháp, Thụy Điển, Anh, Áo, Đức, Na Uy, Đan Mạch. Mỗi quốc gia có những quyết định khác biệt nhau về cách áp dụng giải pháp này.

Thế nhưng, cũng tại Châu Âu, nơi được xem là cởi mở nhất cho giải pháp "Cái chết êm dịu" thì vẫn còn nhiều quốc gia khác cấm triệt để giải pháp này như Ý, Romania, Hy Lạp, Bosnia, Serbia, Croatia, Ba Lan và Ailen. Theo đó, “cái chết êm ái” bị coi là hành vi giết người. Hình phạt có thể lên đến 15 năm tù.

Trần Phi Tuấn - Tin ở hoa hồng


Khóc cạn nước mắt trong đêm, để rồi sáng ngủ dậy, sự thương cảm vì tay bác sĩ rút ống thở cha mẹ mình để cứu sản phụ hóa ra là hư cấu, bịa đặt thì đúng hơn, không ít người cảm thấy ray rứt.

Tin giả đang khiến nhiều người tự vấn và hoài nghi chính sự tử tế, nhất là trong những căng thẳng của đại dịch này. Và tin giả xuất hiện khắp nơi, dưới nhiều tấm áo choàng mỹ miều, bản chất vẫn không hề thay đổi.

Nước Mỹ năm 1964 vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ ám sát tổng thống Kennedy một năm trước đó, thì lại xôn xao về một vụ án mạng khác.

Đặng Đình Mạnh - Đánh cắp sự thật có khác gì tội ác ?


Tối ngày 07/08/2021, câu chuyện của bác sĩ Khoa, người đã “Rút ống thở của mẹ để cứu sống thai phụ sinh đôi ở giường bệnh bên cạnh” được truyền tải từ hai thành viên tổ nghìn like HVN và NĐH làm rúng động nhân tâm. Chắc phải đến hàng vạn lượt chia sẻ của công chúng.

Giữa gam màu u tối về dịch bệnh, số lượt người nhiễm virus cúm Tàu vẫn tăng con số nghìn ca mỗi ngày và những hình ảnh tang thương về dịch bệnh nhiều không kể xiết. Thì câu chuyện của bác sĩ Khoa, người đã hy sinh sự sống mong manh còn lại của đấng sinh thành để cứu sống thai phụ cùng hai thai nhi khác ... như đốm sáng rực rỡ vực dậy lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau.

Có lẽ, cả thế giới cũng chẳng thể nào có câu chuyện đẹp đẽ hơn để ca ngợi nữa kể từ ngày phát sinh cơn đại dịch từ gần hai năm trước...

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 31

 

Hôm qua cộng đồng mạng dậy sóng về bài viết của một bác sĩ tên Khoa. Theo lời kể của anh, thì anh đang là bác sĩ tuyến đầu chống dịch trong một bệnh viện nào đó không nêu tên.

Ba Mẹ anh cũng là bác sĩ, dù tuổi đã cao nhưng cũng tình nguyện tham gia chống dịch và rồi cả hai nhiễm bệnh, lại nằm điều trị trong bệnh viện của anh đang làm việc. Ba Mẹ anh trở nặng, phải sử dụng máy thở. Cạnh đó cũng có một sản phụ nhiễm bệnh sắp sinh đôi. Anh bác sĩ này đã lấy máy thở của cha mẹ mình để giành sự sống cho sản phụ. Và sản phụ đã sinh mẹ tròn con vuông sau ca mổ nhưng cha mẹ anh ta đã qua đời.

Bài viết lại được một người đang là Phó Tổng biên tập một tờ báo lớn thêm mắm dặm muối trên trang face của mình. Ông này từ lâu trong làng báo gọi là ông Năm mực, Năm nổ vì ông đã từng viết bài ngồi ăn mực với Bộ trưởng Môi trường và Bộ trưởng Thông tin thời Formosa đang nóng bỏng, để chứng minh cá tôm không bị nhiễm độc do nhà máy Formosa thải ra.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.08.2020


 

Đỗ Hoàng Diệu - Vaccin « ông ngoại », câu chuyện hàng ngày

 

Hôm 21 tháng 7, truyền thông đưa tin: người thân cận của tổng thống Hàn Quốc, thống đốc tỉnh Nam Gyeongsang là Kim Kyoung Soo phải vào tù vì "làm giả ý kiến trên mạng", hòng tạo ra lợi thế cho ứng viên Moon Jae In trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.

Cùng thời gian này, mạng xã hội Việt Nam xôn xao bàn tán về "vaccin ông ngoại". Sau mấy ngày, "vaccin ông ngoại" trở thành vở hài kịch lộng lẫy của chính quyền, mà cảnh cô hoa khôi nộp phạt mười mấy triệu đồng đã vội vàng khép lại tấm màn nhung dối trá. Màn khép lại, màu đỏ thẫm uy quyền hiện ra như ngáo ộp buộc dân ngậm miệng.

Bất cứ ai đang sống tại Việt Nam hay có một chút hiểu biết đúng đắn về Việt Nam đều biết "vaccin ông ngoại" là câu chuyện xảy ra hàng ngày khắp nơi trên dải đất hình chữ S, từ ông ngoại chủ tịch xã đến ông ngoại giáo sư, cho tới ông ngoại trung ương.

Phạm Thị Hương Giang - Thông tin về câu chuyện của bác sĩ Khoa & Việc tặng máy thở

Hôm qua, sau khi thấy một nhà báo mà tôi tin tưởng đăng thông tin về câu chuyện của bác sĩ Khoa, tôi đã chia sẻ và có một người bạn của tôi đồng thời là tình nguyện viên của Quỹ nói sẽ ủng hộ chiếc máy thở này.

Tôi và chị thống nhất sẽ check thông tin để biết bệnh viện của bác sĩ Khoa làm có thực sự cần không, nếu không sẽ chuyển cho bệnh viện nào cần nhất. Sau đó, tôi đã liên hệ với Facebook của bác sĩ Trần Khoa và được anh ấy khẳng định là làm ở bệnh viện Chợ Rẫy.

Tôi nói sẽ cho team XÁC MINH rồi chuyển máy thở sang. Khoa trả lời nếu cần thì Khoa sẽ liên hệ bác sĩ Thanh để nhận máy. Tôi bảo không cần vì Quỹ đã và đang hỗ trợ bệnh viện Chợ Rẫy cũng như các bệnh viện khác của TP HCM từ đầu mùa dịch, nên có người liên hệ để xác minh thông tin và sẽ chuyển vào ngày mai nếu đúng.

Mai Quốc Ấn - Bí thư Thành ủy

 

Khác với hình mẫu lãnh đạo biến chất trong phim Chủ tịch tỉnh, Việt Nam từng có một bộ phim mang tên Bí thư Tỉnh ủy khi xây dựng lại phần nào hình ảnh bí thư Kim Ngọc.

Trong nhận thức chính trị có phần hạn chế của người viết, có thể Chủ tịch tỉnh (phim) sai chứ Bí thư Tỉnh ủy (phim) không sai. Ở một nước mà Đảng lãnh đạo toàn diện thì việc xây dựng hình ảnh kiểu này... bình thường.

Bài viết này tôi nói về Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên. Cái tên thân mật Bảy Nên tôi nghe từ nhà báo Ngô Sơn cách đây hơn 10 năm. Lúc ấy Ngô Sơn và Cao Hùng (báo Lao Động) từng viết những phóng sự chấn động về Tây Ninh. Có một chi tiết tôi nhớ mãi về "phố Trần Dư"- một cách chơi chữ nói lái - "phố trừ dân". Phố chỉ có quan ở...

Tiểu Vũ - Xin cảm ơn thông điệp của anh bán gas

 

Một anh bán gas viết lại câu chuyện anh tai nghe mắt thấy, mà có nhiều người làm nghề viết chuyên nghiệp đem ra soi rọi từng chi tiết, từng câu chữ, mổ xẻ bắt bẻ phân tich tính logic...

Đòi hỏi một anh bán gas kể lại câu chuyện rành mạch bằng văn viết, khác nào bắt em học sinh tiểu học đi giải một bài toán phương trình căn bậc hai?

Tôi nghĩ câu chuyện của anh bán gas không đơn thuần là những số liệu mà anh thu thập được rồi viết ra lại, mà đó là thông điệp về tình người về một thực tế đang diễn ra đâu đó ở thành phố này.

Nguyễn Văn Phước - Sự thật nào trong câu chuyện “Bác sĩ Khoa rút ống thở người mẹ” ?


Đôi lời : Về vụ này TM đã đăng hai bài nhưng tạm ẩn vì một tác giả đã gỡ bài, tác giả còn lại là người phụ trách quỹ Sống Foundation thì khẳng định đã liên lạc với bác sĩ Khoa nên chẳng biết thực hư ra sao. Người đề cập đầu tiên là nhà báo Đức Hiển cũng đã ẩn (hoặc xóa) status. Tôn trọng đa chiều, trang TM sẽ đưa tiếp nếu có thông tin xác đáng, và xin bạn đọc thứ lỗi.

- Gửi nhà báo Nguyễn Đức Hiển – Phó tổng biên tập Báo Pháp Luật TP. HCM

Câu chuyện “bác sĩ Khoa khóc khi rút ống thở từ gương mặt người mẹ ruột đưa qua cứu sản phụ để cứu hai em bé sinh đôi” đã và đang lan tỏa trên mạng xã hội làm lay động, khó ngủ mọi người cả đêm nay, khi khơi gợi một điều rất xúc động.

Rất nhiều người trên mạng xã hội và ngay cả tôi cũng mong câu chuyện hiếm có đó là sự thật - Bởi lòng tốt và sự cao thượng của con người lúc này đang quá hiếm. Câu chuyện như một Hạt Giống Tâm Hồn hiếm hoi giữa đại dịch đau thương.

samedi 7 août 2021

Hoàng Linh - Gạn đục khơi trong, trong tiếng oán có sự thật và điều nhân nghĩa

 

Sáng 6-8, mạng xã hội lan truyền câu chuyện một người mặc đồ liên quan lĩnh vực mai táng, hỏa táng chở các hũ tro cốt người mất đi giao ở các khu phong tỏa. Số tro cốt được bỏ vào một giỏ nhựa chở sau xe khiến nhiều người cảm thấy thương xót.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 6-8, bà Lê Thị Tuyết Nhung - chủ tịch UBND phường Phú Trung, quận Tân Phú - cho biết đã nắm sự việc trên, đồng thời khẳng định phường không có hẻm 42 Âu Cơ như bài viết trên đề cập, mà trên địa bàn phường chỉ có một trường hợp mất vì bệnh tim tại hẻm 477 Âu Cơ.

"Người mất được giao cốt là bà Tôn Nữ Thị T., mất vì bệnh tim mạch, bệnh viện đã hỏa táng và giao cho dịch vụ mai táng C.Đ.T giao tro cốt về", bà Nhung cho biết.

Nguyễn Đức Hiển - Ép giá xử lý tử thi : Hát trên những xác người


Một bác sĩ nhắn cho tôi vào 1 giờ sáng: Nhà đòn ép quá. Giá bị đẩy lên 45 triệu. Người ta không có tiền trả, đành để tử thi ở đấy nửa ngày. Đau lòng quá!

Lượng tử thi cần thiêu đang tăng đột biến không chỉ do Covid : Số bệnh nhân chết tại nhà vì lý do khác tăng do y tế quá tải, khó tiếp cận vì tình hình dịch bệnh. Tại các bệnh viện, nạn nhân cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng đã giảm 80%, chúng ta có thể đoán được số phận của họ

Một bạn đọc nhắn: Nhà họ có 2 người chết, nhà đòn đòi 30 triệu/ca thiêu và lấy tro, không có tiền họ không làm. Năn nỉ mãi nên "lấy sỉ" 2 xác 40 triệu.

Lê Học Lãnh Vân - Hãy thương kinh tế Sài Gòn

 

Nhìn những tấm hình trên mạng về cảnh đời “Dòng người lầm lũi rời Sài Gòn. Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau. Có bốn mẹ con đạp xe về Nghệ An. Có gia đình chạy xe ra tận ngoài miền núi phía Bắc. Có người đi bộ xuống miền Tây” (Nguyễn Tiến Tường), lòng người bình thường nào không xót?

Bài viết này dừng lại rất lâu trên tấm hình chụp đoàn xe hai bánh đông đảo, trên xe những gương mặt cam chịu, mà nghe quá xót xa. Đúng như có người kêu lên: “Hãy Thương Bước Chân Viễn Xứ…”

Nhưng, nào chỉ xót cho từng phận người mà xót cho cả một cộng đồng! Từ góc độ công thương nghiệp, tôi nhìn tấm ảnh mà tiếc đứt ruột! Bài viết này kêu lên: “Hãy Thương Sài Gòn…”.

Nguyễn Đức Hiển - Tuyến trên không còn chỗ

 

(TM: Bi kịch không khác các nước châu Âu năm ngoái. Mà sao ra nông nỗi này, Saigon ơi…)

Chiều tối, anh bạn thân nhờ tôi can thiệp cho cháu anh. Gửi tôi cái ảnh thằng bé nằm thiêm thiếp trong một bệnh viện dã chiến. Thiếu bác sĩ và bác sĩ cũng đã kiệt sức. Nó được khám qua...Zalo. Và khi anh gọi thì nó đã lơ mơ. Người gầy đét dù bình thường nó thích thể thao và nặng 80 kg, cao gần mét tám. Gia đình xin chuyển viện.

Bác sĩ giám đốc học chung cao cấp chính trị với tôi. Tôi gọi anh, anh nói nhầm rồi, bệnh viện dã chiến này của bác sĩ X, và cho số.

Tôi quen vài bác sĩ ở bệnh viện dã chiến này. Họ nói với tôi là thua rồi anh Hiển, khu cấp cứu quá đông bệnh nhân chờ chuyển tuyến trên. Tôi gọi nhờ bác sĩ giám đốc, cuối cùng thằng bé được đưa vào khu cấp cứu bệnh viện dã chiến. Mong là tuyến trên tối nay trống chỗ...