lundi 20 janvier 2020

Oxfam tố cáo bất bình đẳng giàu nghèo tăng cao, phụ nữ thiệt thòi nhất

Một cơ sở của Oxfam tại Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 11/02/2018.
Đăng ngày:


Tài sản của 1% người giàu nhất thế giới lớn hơn gấp đôi so với 92% dân số của cả hành tinh và nhìn chung, 2.153 tỉ phú nắm trong tay nhiều tiền của hơn 60% dân số toàn thế giới.

Người giàu ngày càng giàu hơn, hàng năm tài sản của họ tăng trung bình 7,4% do việc giảm thuế cho những người siêu giàu, và các tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách tránh né nghĩa vụ thuế. Phụ nữ là nạn nhân chính của nạn bất bình đẳng, họ thường phải làm những công việc bấp bênh, có thu nhập thấp. Phụ nữ phụ trách 3/4 công việc nội trợ không có thù lao nhưng nếu quy thành tiền có thể lên đến 10.800 tỉ đô la mỗi năm.

Tin vắn 20.01.2020

Bà Mạnh Vãn Châu rời nhà để đến tòa án Vancouver ngày 17/01/2020.

(AFP) – Bà Mạnh Vãn Châu ra tòa ở Canada

Giám đốc tài chính Hoa Vi (Huawei), bà Mạnh Vãn Châu hôm nay 20/01/2020 ra trước tòa án Vancouver, Canada, trong nỗ lực chống lại việc bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Nếu tư pháp Canada bác bỏ, thủ tục dẫn độ sẽ bước sang giai đoạn mới với nhiều khả năng kháng cáo, có thể kéo dài nhiều năm. 

Bị bắt ngày 01/12/2018 khi quá cảnh Vancouver, bà Mạnh được tại ngoại hầu tra, sống tại căn biệt thự sang trọng của bà ở thành phố này. Trong khi đó hai công dân Canada là nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị Trung Quốc bắt vài ngày sau đó, và bị giam trong những điều kiện tồi tệ, được cho là sự trả đũa của Bắc Kinh.

Vĩnh Quyền - Đặt tên cho con : Hoàng Sa



VQ : Mỗi năm đến ngày này tôi đăng lại bài này để nhắc nhớ những cái tên mà người Việt không được phép lãng quên. Chỉ thay con số: đã 46 năm Trung Quốc cướp Hoàng Sa của chúng ta.

Vậy là Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa của chúng ta 45 năm. Xem lại ảnh này lần nào cũng rưng rưng: Chị Ngô Thị Kim Thanh 28 tuổi một tay ngăn nước mắt ? một tay bấu chặt con trong bụng tại lễ truy điệu chồng, Hạm phó chiến hạm Nhật Tảo Nguyễn Thành Trí. Chị đã làm khai sinh cho con như một lời gửi gắm: tên Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa. Hoàng Sa cũng là lời thề chung của người Việt.

Tôi đã gặp và đã viết về một trường hợp khác đặt tên con tên đảo, nay xin nhắc lại.

dimanche 19 janvier 2020

Dương Quốc Chính - Nếu là lãnh đạo chính quyền



Ảnh trên báo nhà nước.

Hẳn đảng phải rất nhớ là thực dân Pháp muốn chiếm nước ta thì họ vẫn yêu cầu nhà Nguyễn ký hiệp ước nhượng đất và bảo hộ. Pháp thừa sức chiếm đất theo kiểu "bố thích", nhưng họ vẫn luôn tạo căn cứ pháp lý cho kể cả hành động ăn cướp! Vào tháng 12-1946, Pháp đã dụ Việt Minh vào thế nổ súng trước và họ có lý do để tấn công.

Đảng ta thì bất chấp, chắc thế nên đánh thắng Pháp!

Nếu là lãnh đạo chính quyền Hà Nội và Bộ Công an mình sẽ làm khác trong vụ Đồng Tâm. Ở đây, mình đưa ra giải pháp hoàn toàn khả thi, không làm nhục chế độ trước nhân dân, vẫn giữ tư thế cho chế độ cộng sản, thậm chí lấy được niềm tin của nhân dân.

Đoàn Bảo Châu - Quyền lực mềm của chính quyền đang ở đâu?



VCB đã theo lệnh của Bộ Công an mà phong tỏa số tiền hơn năm trăm triệu của chị Nguyễn Thúy Hạnh. Đây là số tiền người dân gửi tới để phúng viếng cụ Kình. 

Có mấy điểm cần phải rạch ròi ở đây: 

1. Mặc dù tôi đứng về phía cụ Kình, nhưng tôi không đồng ý việc tàng trữ thuốc nổ như lời tuyên bố trong một clip của ông ngồi cạnh cụ Kình. 

Lưu Trọng Văn - Hoàng Sa... Những hình ảnh sẽ nhớ mãi



Đôi lời : Ngày 19/01/2020, kỷ niệm 46 năm ngày giặc Tàu xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chỉ có lác đác vài bài báo về Hoàng Sa trên báo nhà nước (và Thụy My đã đăng lại). Một số nhà hoạt động như nghệ sĩ Kim Chi, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết bị canh không cho ra khỏi nhà. Nhưng trên Facebook vẫn có không ít những status kỷ niệm sự kiện bi hùng này. Người Việt không bao giờ quên Hoàng Sa, mảnh đất thấm máu của cha ông…

Nhà báo Lưu Trọng Văn qua những tấm ảnh, tường thuật về một cuộc họp mặt thú vị giữa thân nhân các anh hùng hy sinh ở Hoàng Sa và Gạc Ma, giữa những người cựu binh hai chiến tuyến.

Đà Nẵng tiếp nhận tư liệu quý về Hoàng Sa lưu trữ ở Nhật Bản




Bản chụp màu kèm lời giới thiệu và dịch chú trang bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ”.

(Zing.vn 18/01/2020) Đây là tập bản đồ kèm theo những lời chú giải, mô tả đường đi từ Kinh Đô (Thăng Long) tới khu vực Chiêm Thành xưa.

Ngày 18/01/2020, bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cho UBND huyện Hoàng Sa. Đáng chú ý trong số đó là tờ bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ” (tờ 31b) do cá nhân PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiến tặng.

Không được quên Hoàng Sa




Ngư dân Tiêu Viết Phẩn với mẻ cá ngừ vừa đánh bắt được ở Hoàng Sa - Ảnh: TRẦN MAI

(Tuổi Trẻ 18/01/2020) Trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó. Hôm nay (18-1), bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa.

Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Trò chuyện với Tuổi Trẻ nhân sự kiện đặc biệt này, ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa và ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng nói "trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó".

Thăm những chứng nhân Hoàng Sa






Đoàn công tác UBND huyện Hoàng Sa thăm ông Trần Văn Hảo, nhân chứng có mặt tại  Hoàng Sa khi quân Trung Quốc xâm lăng hòn đảo ngày 17/01/1974.

(Thanh Niên 19/01/2020) Hiện có 23 gia đình nhân chứng Hoàng Sa ở Quảng Nam và Đà Nẵng.
Ngày 16.1, đoàn công tác UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) đi thăm hỏi nhân chứng Hoàng Sa - những người từng làm nhiệm vụ tại quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nhân 46 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19.1.1974 - 19.1.2020).

Đoàn công tác đã ghé nhà 128/8 Quang Trung (P.Thạch Thang, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) thắp nén hương cho ông Phạm Khôi (mất năm 2014), là người từng làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa thời trai trẻ.

Tâm Chánh - Món nợ Đồng Tâm



Vài lời nói thêm: Tôi có vài sai sót định danh trong bài viết này được bạn bè góp ý, tôi đã sửa chữa. Xin lỗi vì ăn gạo nhà nước nấu bằng nồi điện Trung Quốc nên thi thoảng răng cũng vỡ sạn.

Tôi không quan niệm mình đang thực hiện vai trò nhà báo khi viết bài. Tôi chỉ cố gắng từ các lập luận của phía tôi tạm định nghĩa là chính thống, để tìm kiếm một cách tiếp cận khác về vụ việc mà tôi gọi là cuộc tấn công làng Hoành. Bám sát mục tiêu đó, tôi không có ý trình bày cách nhìn về vụ tranh chấp, mà cốt yếu đề cập đến tính hợp pháp và tính chính đáng của phía thực thi công vụ. Chỉ là góp vào một góc nhìn, một cách nhìn. Còn tranh chấp đất đai, tôi nghĩ nó là một vấn đề khác, có thể phải nhìn vụ việc ấy sau. Chỉ là vậy thôi ạ. Tôi viết trên ipad nên xuất hiện một số từ đúng là buồn cười, mong bạn bè hiệu chỉnh cho.

Pháp quyền đã bị đẩy lui trong vụ trấn áp bằng vũ trang ở thôn Hoành. 

samedi 18 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Nước Tàu từng cấm vận nước khác




Nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua gặp khó khăn vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trong hình, một gian hàng bán lạp xưởng tại một chợ ở Bắc Kinh hôm 15 Tháng Giêng, 2020. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images)

(Người Việt 17/01/2020) Trong thỏa hiệp “hưu chiến” với Mỹ vừa ký, Trung Cộng đã hứa sẽ làm thêm luật lệ mới để không cho các công ty của họ ép buộc các công ty Mỹ phải cho biết các kỹ thuật tân tiến, gọi là sản phẩm tri thức vì do những công trình nghiên cứu bằng đầu óc mới có.

Không biết Trung Cộng có giữ lời hứa hay không; và các công ty Mỹ có dám kiện cáo nếu họ bị ép buộc hay không! Nếu kiện, rồi sau đó bị làm khó dễ, bị chèn ép trong các lãnh vực khác thì có đáng kiện hay không?

Nước Tàu còn chậm tiến hơn các nước khác vì chưa có những “sản phẩm tri thức” mà những nước Âu Mỹ đã tốn hàng tỉ đô la và nhiều thập niên mới có. Muốn đuổi kịp người ta mà không tốn kém, một cách giản dị nhất là “ăn cắp.” Nhiều sinh viên và giáo sư Trung Quốc đã bị truy tố, trục xuất vì bị bắt quả tang đang ăn cắp các kỹ thuật mới của Mỹ và Âu Châu!

vendredi 17 janvier 2020

Huỳnh Ngọc Chênh - Từ Mỹ&Tàu thương chiến đến Việt mạng khẩu chiến


Hai bên Mỹ-Tàu tạm ngưng chiến bằng một thỏa thuận nguyên tắc giai đoạn 1 ký tại Washington.

Tàu cộng chấp nhận hầu hết những yêu cầu phía Mỹ đưa ra từ khi mở đầu cuộc chiến là không gian manh trong buôn bán làm ăn với thế giới như: Ăn cắp sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ép buộc, can thiệp nhà nước để hạ giá thành sản phẩm, tăng cường mua hàng Mỹ để cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, mở cửa thị trường tài chính...

Tàu cộng buộc lòng phải ký thỏa thuận ngưng chiến này sau bao nhiêu cố gắng trì hoãn để chờ đến cuộc bầu cử sắp đến mà họ hy vọng rằng Trump sẽ bị đánh bại bởi đảng Dân Chủ.

Dương Quốc Chính - Có nên chửi tổng thống Mỹ ?


Gần đây có phong trào một số anh em dân chủ người Việt (sống ở Việt Nam) chửi tổng thống Mỹ rất ác liệt. Đương nhiên có một số anh em khác, Việt kiều Mỹ, cũng chửi, có thể hai nhóm hợp tác với nhau để đồng thanh.

Mình thấy về quyền tự do ngôn luận, thì là bình thường, thích thì chửi thôi, cứ có lý do là được. Nhưng để làm gì?

Với Việt kiều Mỹ, họ có nhiều lý do để chửi hơn, họ có quyền đó và việc chửi tổng thống còn là trách nhiệm của dân Mỹ ! Đó là để tránh tổng thống lạm quyền. Hơn nữa, việc họ chửi tổng thống hay vận động người khác chửi tổng thống sẽ có ý nghĩa và kết quả nhất định. Bởi vì họ được bầu tổng thống (đại cử tri) và quốc hội. Tiếng nói của họ có giá trị nhất định và vì quyền lợi của họ gắn chặt với việc đảng nào, tổng thống nào nắm quyền ở Mỹ.

Trương Nhân Tuấn - Nhân ngày 17 tháng Giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa


Ngày 17 đến 19 tháng Giêng năm 1974 Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ thời vua Gia Long triều nhà Nguyễn, với những thủ tục phù hợp với tập quán quốc tế thời đó. Các đời vua tiếp theo, như Minh Mạng, đã dựng bia, trồng cây trên các đảo hoang khác thuộc Hoàng Sa để mở rộng bờ cõi. Đến thời thuộc Pháp, nhà nước bảo hộ đã tuyên bố trước cộng đồng quốc tế, sáp nhập Hoàng Sa vào Việt Nam, chiếu theo thủ tục đưa một vùng dất của đế quốc Đại Nam vào trách nhiệm bảo hộ của Pháp, theo các điều ước của Hiệp ước 1874.

Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc từ ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Luật sư Hoàng Duy Hùng ở Houston (Texas) cho rằng trách nhiệm việc làm mất Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Vụ Đồng Tâm : Ân Xá Quốc Tế tố cáo Việt Nam đàn áp mạng xã hội

Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020. Copy d'écran.
Đăng ngày:


Thông cáo cho biết trong tuần qua đã có ba nhà đấu tranh bị bắt vì đăng lên mạng xã hội những thông tin về vụ Đồng Tâm, và khoảng mấy chục người sử dụng Facebook bị hạn chế đăng bài. 

Ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực của Ân xá Quốc tế nhấn mạnh : « Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ngày càng trở thành vũ khí của Việt Nam để chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đây là việc vi phạm tự do ngôn luận, và rõ ràng là mưu toan dập tắt những tiếng nói bất đồng ».

Tập Cận Bình thăm Miến Điện với hàng tỉ đô la cho Con đường tơ lụa mới

Tập Cận Bình hội đàm với bà Aung San Suu Kyi tại Naypidaw ngày 17/01/2020.
Đăng ngày:


Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện (CMEC) với một cảng nước sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine, mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung Quốc. Một tuyến đường tàu cao tốc sẽ nối cảng này với khu công nghiệp đại quy mô gần đường biên giới chung. Tuy nhiên người dân địa phương lo sợ dự án này sẽ làm cho nhiều người bị mất đất, không còn phương tiện mưu sinh.

Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3,6 tỉ đô la ở Myitsone, bang Kachin. Tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đã ký với Tập Cận Bình năm 2009, nhưng dự án đã phải ngưng lại do bị dân chúng chống đối : cả một vùng có diện tích bằng Singapore sẽ bị chìm dưới lòng nước, gây ra những thiệt hại vĩnh viễn cho dòng sông Ayeyarwady. 

Thượng viện Mỹ trang trọng khai mạc phiên tòa truất phế Donald Trump

Chánh án tòa án tối cao John Roberts đọc tuyên thệ tại Quốc hội ngày 16/01/2020.
Đăng ngày:


Thông tín viên Eric De Salves phụ trách miền tây nước Mỹ cho biết :

« Trước các thượng nghị sĩ, công tố viên trưởng Adam Shiff với vẻ trịnh trọng bắt đầu đọc cáo trạng đối với ông Donald Trump về các tội nặng và nhẹ, để khai mạc phiên tòa. 

Tin vắn 17.01.2020


(Onemileatatime) - Bamboo Airways bay thẳng Hà Nội-Praha

Hãng hàng không tư nhân Việt Nam Bamboo Airways hôm qua 16/01/2020 thông báo sẽ mở đường bay thẳng từ Hà Nội đến Praha, bằng loại phi cơ thân rộng 787-9 kể từ tháng Ba. Đây là đường bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Cộng hòa Séc đến một nước ASEAN. 

Hiện nay Cộng hòa Séc có khoảng 70.000 người Việt sinh sống, hàng năm có 100.000 lượt hành khách đi lại giữa hai nước.

jeudi 16 janvier 2020

Mai Bá Kiếm - « Sở hữu toàn dân » thua vạn lần « dân thuộc địa »


Kho xăng Nhà Bè, Saigon cũ.

Tôi xin kể chuyện quyền sở hữu đất của người dân cách đây 104 năm, tại Nhà Bè, dưới thời thuộc địa, để thấy thực dân Pháp có lòng “nhân bản” gấp vạn lần xã hội chủ nghĩa (XHCN). 

Trước hết, nói về bối cảnh cho dễ hiểu. Sau khi chiếm trọn Nam kỳ, Pháp đặt chế độ thuộc Pháp, nên ban hành Dân luật Giản yếu vào năm 1883, với các nguyên tắc học lý giống Dân luật Pháp quốc (Civil code).

Sau đó, chiếm Bắc kỳ đặt chế độ bảo hộ, Pháp ban hành Dân luật Bắc kỳ năm 1931. Rồi, ký hòa ước với triều đình Huế để Trung kỳ tự trị, Pháp ban hành Dân luật Trung kỳ năm 1936. 

Trong đó, Dân luật Giản yếu công nhận xã hội dân sự và các quyền dân sự của người dân An Nam bị đô hộ, bao gồm quyền sở hữu đất.

Jackhammer Nguyễn - Vụ Đồng Tâm: Có phải chế độ đang mất kiểm soát chính mình?


(Tiếng Dân 16/01/2020) Ngày càng có nhiều thông tin đáng tin cậy về vụ đàn áp đẫm máu Đồng Tâm, ngày 9/1/2020. Những thông tin này bao gồm phần lớn là tuyên bố của giới chức cầm quyền, mặc dù cố tình che đậy bằng uyển ngữ, nhưng do tiền hậu bất nhất, dần dần người ta biết sự thật là gì.

Từ các tuyên bố của quan chức người ta rõ rằng cuộc tấn công vào Đồng Tâm đã được chuẩn bị trước, nhắm vào Tổ Đồng Thuận chống tham nhũng do ông Lê Đình Kình đứng đầu.

Nhưng phải dựa vào các nguồn tin khác để có thể đoán tại sao nhà cầm quyền cộng sản lại quyết định một cuộc giết chóc như vậy, một cuộc giết chóc mà con trai một cựu viên chức ngoại giao Việt Nam nói với tôi: Tàn ác như đám vua quan ở thế kỷ 19.