Tập Cận Bình hội đàm với bà Aung San Suu Kyi tại Naypidaw ngày 17/01/2020. |
Đăng ngày:
Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện
(CMEC) với một cảng nước sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine,
mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung Quốc. Một tuyến đường tàu cao tốc sẽ
nối cảng này với khu công nghiệp đại quy mô gần đường biên giới chung.
Tuy nhiên người dân địa phương lo sợ dự án này sẽ làm cho nhiều người bị
mất đất, không còn phương tiện mưu sinh.
Một dự án lớn khác có
thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3,6 tỉ đô la ở
Myitsone, bang Kachin. Tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đã ký với
Tập Cận Bình năm 2009, nhưng dự án đã phải ngưng lại do bị dân chúng
chống đối : cả một vùng có diện tích bằng Singapore sẽ bị chìm dưới lòng
nước, gây ra những thiệt hại vĩnh viễn cho dòng sông Ayeyarwady.
Trước
đây bà Aung San Suu Kyi cũng không ủng hộ thủy điện Myitsone, nhưng nay
lại kêu gọi dân chúng thay đổi ý kiến về dự án này. Các nhà đấu tranh
sẽ biểu tình ngày mai tại Rangoon để phản đối mọi ý định tái khởi động
dự án.
Trao đổi thương mại giữa hai nước năm ngoái lên đến 16,8 tỉ
đô la, và Bắc Kinh đang nắm 40% nợ công của Miến Điện. Hàng tỉ mét khối
khí đốt và hàng triệu thùng dầu khai thác ngoài khơi hàng năm được đưa
vào Trung Quốc thông qua Miến Điện.
Không
chỉ là đối tác kinh tế quan trọng nhất, Trung Quốc còn nhiều lần bênh
vực chính quyền Miến Điện trước cáo buộc diệt chủng người Rohingya của
Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên tình cảm chống Trung Quốc ngày càng tăng trong
dân chúng, với các cuộc xung đột chủng tộc ở biên giới, tác động môi
trường của các dự án hạ tầng do Bắc Kinh đầu tư.
Sẽ bị Chết dưới tay trung quốc.
RépondreSupprimer