vendredi 7 juin 2019

Ngô Nhân Dụng - Thiên An Môn 30 năm sau




Quảng trường Thiên An Môn ngày 18 Tháng Năm, 1989, khi hàng ngàn sinh viên và công nhân biểu tình đòi tự do dân chủ. (Hình: Getty Images)
(NgườiViệt 03/06/2019) Một bức tượng của Lưu Hiểu Ba vừa được dựng lên tại Praha, thủ đô Cộng Hòa Tiệp, để kỷ niệm 30 năm cuộc tàn sát Thiên An Môn.



Lưu Hiểu Ba, nhà văn được giải Nobel Hòa bình, là một trong “Tứ Quân Tử,” những giáo sư đã tới ủng hộ, cố vấn cho các sinh viên tuyệt thực phản kháng và giúp tải thương khi xe tăng quân đội Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu bắn vào các sinh viên tay không, ngày 4 Tháng Sáu năm 1989.

Cuộc tàn sát Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử Trung Quốc. Cả thế giới kinh tởm hành động dã man này. Nhưng chế độ cộng sản vẫn từ chối không nhìn nhận tội lỗi.

mardi 4 juin 2019

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình đánh Đài Loan được không?



Pháo tự hành M100 bắn đạn thật 203 ly trong cuộc tập trận Hán Quang chống Trung Quốc xâm lược ở Bình Đông, Đài Loan ngày 30/05/2019.

(Người Việt 31/05/2019) Đầu năm nay, Cộng Sản Trung Quốc mở một cuộc thao diễn quân sự với chủ đề “giải phóng Đài Loan.” Tổng Thống Thái Anh Văn tuyên bố Trung Cộng càng đe dọa càng khiến Trung Hoa Dân Quốc quyết tâm tăng cường quân lực, bảo vệ quốc gia. Bà cũng nói thêm, báo tin phi công Đài Loan sắp qua căn cứ Luke, tiểu bang Arizona nước Mỹ để dự huấn luyện.

Ngày Thứ Ba vừa qua, bà Thái Anh Văn đã chứng kiến cuộc tập trận lớn nhất quân đội của Đài Loan, chuẩn bị trường hợp bị Trung Cộng tấn công. Bà đến coi phi cơ chiến đấu đáp xuống một xa lộ, gần phi trường Đài Trung. Nếu phi trường bị phá, máy bay vẫn có thể được tiếp tế nhiên liệu, bom đạn đầy đủ rồi cất cánh rất nhanh. Trong cùng ngày, báo chí loan tin Đài Loan đã có đủ các bộ phân để chế tạo loại máy bay không người lái (drone) mang tên Đằng Vân (Teng Yun), có thể có thể bay vào lục địa Trung Quốc để do thám, bỏ bom, bắn phi đạn, vân vân

Đằng Vân dài 12 mét, dùng động cơ TPE331 của hãng Honeywell trên loại drone MQ-9 của Mỹ nhưng do một công ty của Australia sản xuất. Đài Loan cũng đã được phép mô phỏng để chế tạo động cơ J85 của hãng General Electric, vẫn được gắn trên các hòa tiễn bắn thẳng (cruise missiles) và trên chiến đấu cơ F-5.

lundi 3 juin 2019

Bùi Chí Vinh - Ngày Tết suy nghĩ về kẻ thù đất nước


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) tại Diễn đàn Shangri-La ngày 02/06/2019.

Bùi Chí Vinh: Thằng Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng tuyên bố suốt 70 năm qua Trung Quốc chưa bao giờ xâm lược quốc gia khác dù chỉ một tấc đất. Vậy thì ngày 17-2-1979 là ngày gì? Tôi chỉ biết năm 1978 tôi rời bỏ báo Tuổi Trẻ của Thành Đoàn để cầm súng đánh bọn giặc Tàu xâm lược. **, đúng là một bọn vừa đánh trống vừa ăn cướp... 

NGÀY TẾT SUY NGHĨ VỀ KẺ THÙ ĐẤT NƯỚC 

Năm 1978 hi xưa tôi đánh gic ngoi xâm bng súng
24 tu
i vác AK đi kiếm bn Tàu
24 tu
i b Thành Đoàn đâm đu đi lính
B
n Tàu vn còn nguyên còn tôi b nht quân lao 

Hi đó tôi đa tình và hào khí ngt cao
Đ
c thơ trước hàng ngàn hng binh như tráng sĩ
Ba th
ng Sáu Quc, By Dũng, Hai Long cùng ct máu ăn th
Ba th
ng vt sau lưng chính tr

30 năm sau thảm sát Thiên An Môn, Bắc Kinh nói đã « quyết định đúng »




Hàng trăm ngàn người biểu tình tràn ngập quảng trưởng Thiên An Môn ngày 17/05/1989. Ảnh tư liệu của Ed Nachtrieb.

(LeMonde & AFP 02/06/2019) Đó là một trong những phát biểu hiếm hoi của chính quyền Trung Quốc về vụ đàn áp đẫm máu đã làm ít nhất hàng trăm người chết hồi tháng 6/1989.

 

Đó là một quyết định « đúng đắn » : Trung Quốc hôm Chủ nhật 02/06/2019 đã biện minh cuộc thảm sát đẫm máu những người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn cách đây 30 năm. Đây là nhận định chính thức hiếm hoi về sự kiện này, trong lúc chỉ vài ngày nữa là đến dịp kỷ niệm vụ đàn áp « Mùa Xuân Bắc Kinh ».

 

Đầu tháng 6/1989, quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh đã bảy tuần qua là tâm chấn các cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu của các sinh viên và công nhân, đòi hỏi cải cách dân chủ và kết thúc nạn tham nhũng. Trong đêm 3 rạng sáng 4 tháng Sáu, quân đội đàn áp phong trào, làm hàng trăm người chết. Ba mươi năm sau, thời kỳ này vẫn là giai đoạn cấm kỵ trong lịch sử Trung Quốc, nhưng mỗi lần hiếm hoi chính quyền phải nhắc đến sự kiện này, nhất là với công chúng nước ngoài, Bắc Kinh đều biện minh cho quyết định của mình.

dimanche 2 juin 2019

Đoàn Bảo Châu - Nhà báo muốn « bưng bô » cũng cần có kiến thức



Ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu trong khi thảo luận tổ của Quốc hội về kinh tế - xã hội vào tháng 5/2019: 

“Bây giờ nhà báo cứ nhăm nhăm đi chụp ảnh nhà của ông này, ông kia đưa lên mạng rồi đặt ra câu hỏi tiền ở đâu ra để làm nhà. Trong khi đó, tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ và việc chứng minh nguồn gốc tài sản là của cơ quan chức năng. Nhưng mạng cứ đưa tràn lan mà không ai xử lý, vi phạm pháp luật mà không ai xử lý!”

Nếu một người dân lao động, ít hiểu biết phát biểu câu này tôi sẽ bỏ qua, nhưng với vị trí của ông Thuận Hữu thì tôi phải có mấy ý: 

Nguyễn Huy Cường - Tuyệt vời Tố Hữu



Cách đây 73 năm, người Cộng sản gộc này làm bài thơ được chép nguyên văn dưới đây. Xin miễn bình luận thêm.Mời các bạn đọc nhé.

THƯA CÁC ÔNG NGHỊ


Thưa các ông nghị gật!
Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nghị ngày xưa là nghị bạc nghị đồng
Nghị "bíp tết", nghị "sâm banh", "phó mát"


Nghị ô-tô, nghị cô đầu chầu hát
Nghị "uẩy xừ" không biết cái chi chi
Nghị chuyên môn ra nghị viện ngủ khì
Khô hết Nước, tan hết nhà "ùy" tất.

jeudi 30 mai 2019

Nguyễn Văn Chiến - Cãi với ông thủ tướng người xứ cãi


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quà cho 23 công nhân tiêu biểu trong cuộc gặp gỡ công nhân, lao động kỹ thuật cao năm 2019. Ảnh: Sơn Tùng

(Viet-Studies 30/05/2019) Ngày 17.5.2019 là “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam” và nhân dịp này ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết bài "Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học - côngnghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam" đăng tải trên nhiều tờ báo nhà nước.

Ông Nguyễn Xuân Phúc (NXP) là người Quảng Nam “hay cãi” nhưng tôi cũng liều mình một phen để… cãi với người đất cãi. Để tiện bề đối đáp tôi xin chia bài ông ra từng phần nhỏ và mạn phép in nghiêng những điểm cần lưu ý. Tôi cũng xin bỏ qua những phần dài lê thê và đều đều giọng văn nghị quyết, chỉ nói để mà nói, không đáng để cãi.

Tôi xin đi thẳng vào bài

 a. NXP:  “Sự phát triển của các học thuyết kinh tế và thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới thời gian qua cho thấy các mô hình tăng trưởng tân cổ điển nhấn mạnh vai trò của tích lũy vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế.”

Tướng Mỹ Dunford tố cáo Tập Cận Bình bội ước về Biển Đông

Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 12/05/2018 cho thấy hệ thống tên lửa của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn không quân sự hóa Biển Đông, nhưng lại không giữ lời. Đại tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm 29/05/2019 khẳng định như trên, đồng thời kêu gọi « hành động tập thể » để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.

Tướng Dunford tuyên bố : « Vào mùa thu năm 2016, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với tổng thống Obama là sẽ không quân sự hóa các đảo trên Biển Đông. Thế mà giờ đây chúng ta lại thấy các phi đạo dài 3 kilomet, các nhà kho chứa đạn dược, các hỏa tiễn, chiến đấu cơ… Như vậy, rõ ràng là ông Tập đã bội ước ! »

Vị tướng cao cấp nhất của quân đội Mỹ nhấn mạnh : « Biển Đông đối với tôi không chỉ là một nhóm những đảo đá. Vấn đề quan trọng tại Biển Đông cũng như tại những nơi có tranh chấp lãnh thổ, là các quy định, luật pháp quốc tế, các chuẩn mực. Khi chúng ta làm ngơ trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và các quy chuẩn, là chúng ta đã lập ra một tiêu chuẩn mới ».

Hàng ngàn người Mông Cổ biểu tình đòi chính phủ từ chức

Hình nhân tượng trưng cho cựu chủ tịch Quốc hội Enkhbold Miyegombo trong cuộc biểu tình đòi giới lãnh đạo từ chức, tại thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ, ngày 30/05/2019.

Tại Mông Cổ, hàng ngàn người đã xuống đường hôm nay 30/05/2019 ở thủ đô Ulan Bator để phản đối chính phủ, đòi hỏi ban lãnh đạo phải từ chức do tham nhũng và bất lực trong việc vực dậy nền kinh tế.

Người biểu tình hô vang « Từ chức ! Từ chức ». Một số người mang theo các biểu ngữ tố cáo chính phủ đã thất bại trong việc chống tham nhũng và nạn ô nhiễm, để cho nền kinh tế bị trì trệ và y tế công cộng rơi vào khủng hoảng. Những người khác giơ cao những chân dung biếm họa các chính khách quan trọng, và thủ tướng trong trang phục hải tặc.

Một nhà hoạt động hô lớn trong loa phóng thanh : « Dân chúng nghèo khổ và đã mệt mỏi, yêu cầu chính quyền hãy ra đi ». Người này nói với Reuters : « Vật giá tăng như điên, còn lương thì cứ đứng yên một chỗ ».

Hồ sơ Nga: Công tố viên Mueller khẳng định không thể khởi tố ông Trump

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, ngày 29/05/2019 tại Washington.

Lần đầu tiên kể từ khi mở điều tra cách đây hai năm, công tố viên đặc biệt Robert Mueller hôm 29/05/2019 đã lên tiếng. Ông khẳng định phía Nga đã nhiều lần mưu toan can thiệp vào chiến dịch bầu cử, nhưng không có bằng cớ cho thấy ông Donald Trump có vi phạm. 

Tuy vậy, ông cũng không loại trừ khả năng tổng thống có thể đã ngăn trở tư pháp. Công tố viên Mueller giải thích rằng theo án lệ, không thể khởi tố một tổng thống đương nhiệm. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Mỗi bên đều có cách diễn dịch riêng về tuyên bố của công tố viên Mueller. Bà Sarah Sanders, phát ngôn viên Nhà Trắng nói : Không có việc thông đồng, không âm mưu, chúng tôi coi như vụ này đã kết thúc. 

Pháp : Nghi phạm đặt bom ở Lyon nhận tội

Ảnh nghi phạm chụp từ video an ninh được cảnh sát Pháp đăng trên tài khoản Twitter.


Trước đó cho đến khi được di lý về trụ sở cơ quan cảnh sát chống khủng bố ở ngoại ô Paris, Mohamed Hichem M., một người Algéri 24 tuổi vẫn tỏ ra bất hợp tác, dù có rất nhiều yếu tố buộc tội. Các nhà điều tra tìm thấy ADN của nghi phạm trên các mảnh bom tại hiện trường, và khi khám nhà ở Oullins, ngoại ô Lyon, cảnh sát phát hiện các vật liệu có thể là thành phần của chất nổ TATP.

Tuy đã thú tội sơ khởi, nhưng động cơ của nghi phạm vẫn chưa rõ. Các thiết bị vi tính tịch thu được cho thấy Mohamed đã tìm kiếm trên internet những thông tin về thánh chiến và cách sản xuất bom thủ công. Cảnh sát chưa hiểu được vì sao tuy đương sự đã thực hiện được các thao tác rất phức tạp để chế tạo TATP, nhưng số lượng chất nổ sử dụng lại rất ít.

Tin vắn 30.05.2019


Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS John McCain sau tai nạn ở Singapore, 21/08/2017.

(AFP, WST) –  Donald Trump không muốn thấy chiến hạm mang tên John McCain ? 

Theo Wall Street Journal hôm 29/05/2019, chiến hạm USS John McCain đang được sửa chữa tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, đã bị phủ bạt che khuất tên trong lúc tổng thống Donald Trump đọc bài diễn văn tại đây, theo yêu cầu của Phủ tổng thống. 

Ông Trump lập tức bác bỏ trên Twitter, còn bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan xúc động cho biết ông chưa bao giờ ra lệnh như thế hoặc cho phép hành động tương tự, đối với một nhân vật ái quốc như cố thượng nghị sĩ McCain.

mercredi 29 mai 2019

Vương Trí Nhàn - Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người



Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. 

Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó. Lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết, nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.

Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền Bắc, từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi. Trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác, có những niềm tin khác, bị những quy luật khác chi phối, và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. 

Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay, những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai, là niềm hy vọng của cả xã hội.

Huy Đức - Tri ân nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)



"Ta về như lá rơi về cội/ Bếp lửa nhân quần ấm tối nay/ Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống/ Giải oan cho cuộc biển dâu này..." - Đây là những câu thơ khiến tôi, khi bắt đầu Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, vào tháng 1-2014 đã phải nối lại liên lạc với ông. 

TA VỀ được viết 1985 bởi một con người vừa mới trải qua "Mười-năm chết dấp/ Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu/ Mười năm, mặt xạm soi khe nước..."; nhưng không phải là lời than vãn của một cá nhân. 

Bài thơ mang khí chất của một bậc trượng phu, người vừa cùng hàng triệu đồng bào mình đi qua một "cuộc bể dâu", mặc dầu đang đau tới "mềm phế phủ", thay vì đánh thức lòng thù hận, chỉ muốn "khai giải bùa thiêng yểm", chỉ muốn "nhân quần" bên bếp lửa ấm, rưới xuống chén rượu hồng... 

Chính quyền Venezuela lần đầu thừa nhận tình trạng kinh tế thảm hại

Tiền Venezuela mệnh giá 100 bolivar bị vứt bỏ tại một trạm bán xăng dầu ở Caracas. Ảnh chụp ngày 20/08/2018.

Chính quyền Venezuela hôm qua 28/05/2019 đã công nhận tình trạng thảm hại của nền kinh tế đất nước, khi loan báo tỉ lệ lạm phát trên 130.000% trong năm 2018, và tổng sản phẩm quốc nội sụt giảm một nửa trong 5 năm qua. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương Venezuela (BCV) công bố các số liệu kinh tế vĩ mô kể từ ba năm qua.

Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết, tỉ lệ lạm phát lần lượt là 274,4% trong năm 2016 ; 862,6% năm 2017 và 130.060,2% năm 2018. Tuy vậy con số trên đây vẫn còn rất xa so với mức 1.370.000% trong năm 2018, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Định chế này dự báo lạm phát tại Venezuela có thể lên tới 10 triệu phần trăm trong năm 2019!

Theo số liệu chính thức, sản lượng dầu của Venezuela từ 3,2 triệu thùng dầu cách đây 10 năm, đến tháng Tư năm nay chỉ còn 1,03 triệu thùng. Hàng nhập khẩu từ 27,183 tỉ đô la năm 2013 chỉ còn 14,866 tỉ đô la năm 2018, với hậu quả là hàng tiêu dùng thiết yếu bị khan hiếm.

Biển Đông : Tàu Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công bằng tia laser phi công Úc

Hải quân Hoàng Gia Úc canh gác trên chiến hạm HMAS Canberra (L02) đậu tại cảng Colombo, Sri Lanka, ngày 23/03/2019.

Các phi công của Hải quân Úc đã bị tấn công bằng tia laser khi đang bay trên Biển Đông. Quân đội Úc hôm nay 29/05/2019 thông báo như trên và nghi ngờ các tàu Trung Quốc là thủ phạm. 

Lực lượng phòng vệ Úc (ADF) tuyên bố đã « quan sát thấy một số tàu gia tăng sử dụng các thiết bị laser di động ». Các phi công trực thăng thuộc chiến hạm HMAS Canberra đã là mục tiêu của các tia laser khi tham gia cuộc tập trận Indo-Pacific Endeavour 2019, một hoạt động của Hải quân Hoàng gia Úc trong khu vực, tuy nhiên không có ai bị thương.

Theo giáo sư Euan Graham, một trong số những khách mời hiện diện trên chiến hạm HMAS Canberra trong hành trình từ Việt Nam đến Singapore, thì các tia laser này được bắn đi từ các tàu cá, trong khi một tàu chiến Trung Quốc đi theo chiến hạm Úc trong suốt cuộc hải hành. 

Ân xá Quốc tế : Quân đội Miến Điện phạm "tội ác chiến tranh" ở Rakhine


Amnesty International hôm nay 29/05/2019 tố cáo: Quân đội Miến Điện đã phạm các « tội ác chiến tranh », « hành quyết không thông qua xét xử » « tra tấn » đối với một nhóm quân nhân nổi dậy ở bang Rakhine.

Báo cáo của Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) dựa trên nhiều lời chứng của các nhóm thiểu số khác nhau, những hình ảnh, video và ảnh chụp từ vệ tinh, cho thấy có bảy vụ người Rakhine bị quân đội tấn công làm 14 thường dân thiệt mạng. Tổ chức quốc tế này cũng tố cáo chính quyền của bà Aung San Suu Kyi im lặng trước hiện trạng, và không cho đưa thuốc men, thực phẩm cứu trợ vào khu vực.

Trong khi đó, cảnh sát Miến Điện tối qua ban hành lệnh truy nã nhà sư cực đoan Wirathu, nhưng ông này hôm nay đã biến mất. Từ Rangoun, thông tín viên Sarah Bakaloglou cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 29.06.2019


Tập Cận Bình và thủ tướng Vanuatu, Charlot Salwai tại Bắc Kinh ngày 28/05/2019.

(Reuters) – Tập Cận Bình : Trung Quốc không tìm cách tạo vùng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tối qua 28/05/2019 dẫn lời ông Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh không tìm cách gây áp lực lên các đảo quốc ở Thái Bình Dương. Tuyên bố của ông Tập được đưa ra vào dịp tiếp thủ tướng Vanuatu, ông Charlot Salwai, trong bối cảnh phương Tây lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn và nỗ lực của Trung Quốc nhằm cô lập Đài Loan.

lundi 27 mai 2019

Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh ?

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Preble (DDG 88) của Mỹ đi qua Ấn Độ Dương ngày 29/03/2018.

Tác giả Dominique Moïsi trên Les Echos phân tích về « Hai cuộc chiến tranh lạnh của nước Mỹ », đặt câu hỏi liệu Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc : một với Trung Quốc ở châu Á, và một với Iran ở Trung Đông hay không ? 
Vào thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, các chiến lược gia đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đại cường duy nhất trên thế giới có thể lao vào hai cuộc xung đột cùng một lúc. Và đó là xung đột quân sự. Còn ngày nay, khi chiến tranh kinh tế đang trở thành một hình thái thay thế cho chiến tranh trên chiến trường, thì như thế nào ? Liệu có thể định nghĩa việc trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iran là một dạng chiến tranh chọn lựa, còn trừng phạt Hoa Vi (Huawei) là một cuộc chiến cần thiết ?

Nói cách khác, ông Donald Trump có thể không phải là một tổng thống tốt cho nước Mỹ, nhưng chính sách đối với Trung Quốc của ông hàm chứa các yếu tố tích cực. Cần phải có một tiếng nói cất lên để chấm dứt thái độ sai trái, không thể chấp nhận được của Bắc Kinh.
Vấn đề là ở chỗ Mỹ không hành động nhân danh lợi ích chung như trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, mà chỉ vì nước Mỹ, không quan tâm đến trật tự đa phương. Về phía châu Âu, vừa hài lòng vì rốt cuộc có được một nhân tố nặng ký lớn tiếng với Trung Quốc, lại vừa sợ đến lượt mình sẽ là mục tiêu của Washington trong tương lai.

Ngô Nhân Dụng - Mười năm, “Bô Xít Việt Nam” vững tiến



(Người Việt 25/05/2019) Dionysius I (c. 432-367 TCN) là một bạo chúa ở Syracuse, một thành phố Hy Lạp trên đảo Sicily. Ông cũng là một người thích làm thơ, không khác gì các ông Stalin và Hồ Chí Minh.

Một hôm Dionysius đưa cho thi sĩ Philoxenus coi một tác phẩm mới của ông. Nhà thơ người đảo Cythera đã từng bị quân Hy Lạp bắt khi họ đánh chiếm đảo. Bị bán làm nô lệ cho một thi sĩ phú hào rất rộng lượng ở A Ti Na (Athenes), Philoxenus được ông chủ dạy làm thơ, soạn nhạc. Ông chủ yêu tài, trả tự do, Philoxenus tới sống ở Syracuse lập ra một trường phái “Nhạc Mới.”

Nhưng Philoxenus có tánh hay nói thật. Nghe thơ của Dionysius, thấy ngửi không được, ông nói ngay rằng thơ của nhà vua chẳng ra gì cả. Ông còn thành thật khuyên nhà vua đừng bao giờ làm thơ nữa. Việc viết khẩu hiệu nên để cho các thi sĩ hạng hai, hạng ba, họ có nghề múa mép, không nên bắt họ thất nghiệp.

Lập tức, Dionysius ra lệnh bắt giam Philoxenus, cho đi học tập cải tạo ở một công trường khai thác đá.