jeudi 16 mars 2017

Người chị bí ẩn đầy quyền lực của Kim Jong Un

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Nhà hát Nhân dân Bình Nhưỡng, 23/02/2017.

Trong bài điều tra mang tựa đề « Người phụ nữ bí mật cố vấn cho Kim Jong Un », đặc phái viên Le Figaro tại Seoul cho biết trong những năm gần đây, Kim Seol Song, người chị cùng cha khác mẹ bí ẩn của lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên đã mở rộng ảnh hưởng chưa từng thấy. Tuy bà Seol Song đóng vai trò quyết định trong họ nhà Kim, nhưng người dân lại chưa từng nghe đến tên bà.
Theo tác giả, vài giọt chất độc tại sân bay Kuala Lumpur đã vén lên một góc màn bí mật của cuộc chiến tương tàn tại triều đại cộng sản duy nhất trên hành tinh. Một tháng sau vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ Kim Jong Nam bằng chất độc VX, bí ẩn vẫn bao trùm vụ ám sát y như trong phim trinh thám này. Mọi nghi ngờ đều hướng về Kim Jong Un, có thể đã ra lệnh trừ khử người anh và là đối thủ tiềm năng. Câu chuyện mang hơi hướng thời trung cổ nhưng xảy ra trong thế kỷ 21 cho thấy số phận Kim Jong Nam, con của người tình Kim Jong Il, có thể đã bị định đoạt từ lúc Kim Jong Un lên ngôi.

mercredi 15 mars 2017

THAAD ngáng chân được Bình Nhưỡng, nhưng khiến Bắc Kinh chạy đua vũ trang ?

Hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ được đưa đến căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc ngày 07/03/2017.

Việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD (Terminal High Altitude Area Defense, tức Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối) tại Hàn Quốc, được bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ loan báo hôm 06/03/2017, đã làm tăng khả năng răn đe của Mỹ đối với các cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên theo tác giả Eric Gomez trên The Diplomat, sự kiện này có thể ảnh hưởng đáng kể đến ổn định chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ và nhà quan sát về Trung Quốc nhanh chóng làm giảm nhẹ những quan ngại của Bắc Kinh qua việc nhấn mạnh tính phòng vệ của THAAD, khẳng định Bắc Triều Tiên là mục tiêu chủ yếu. The Diplomat cho rằng, tuy mối đe dọa Bắc Triều Tiên là mối nguy hiểm thực sự phải quan tâm, nhưng giải quyết theo cách này về lâu về dài có thể gây ra các vấn đề tệ hại hơn cho Đông Á.

HQ 604 và nỗi khắc khoải Gạc Ma !



Con tàu HQ 604 lên đường ra Gạc Ma và đã chìm vào lòng biển trong trận chiến ngày 14-3-1988 (tư liệu lữ đoàn HQ 125)

FB Lê Đức Dục (Chú thích của tác giả : Bài viết tháng Ba năm 2015, sau hai năm, giờ thì Trung Quốc đã kịp biến Gạc Ma thành một căn cứ quân sự trên Biển Đông).

HQ 604 & Nỗi khắc khoải Gạc Ma !

Mấy tháng trước, khi hình ảnh chiếc tàu Trung Quốc đang bơm cát phủ lên đảo Gạc Ma khiến hòn đảo chìm này nhìn trên những bức không ảnh mà Philippine đưa ra, dễ thấy Gạc Ma đang được mở rộng diện tích lên cả hàng trăm lần. Thế giới quan ngại về sự leo thang của Trung Quốc nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông. 

Nhìn hình ảnh Trung Quốc đang mở rộng Gạc Ma, không thể không nhớ tới con tàu HQ 604 đang chìm ở rìa đảo đá ấy. Không biết xác con tàu HQ 604 giờ có còn ở đó? Những di cốt của liệt sĩ Gạc Ma có còn được khoang tàu che chở dưới lòng biển lạnh? Và chắc đường về quê quán của các anh có thể là mãi mãi không bao giờ!

mardi 14 mars 2017

Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma năm 1988



Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc xâm chiếm ngày 14/03/1988. Ảnh Mai Thanh Hải chụp năm 2013.

(VnExpress 14/03/2017) 1988 được coi là năm đỉnh điểm khó khăn của Việt Nam khi cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng trầm trọng, Liên Xô vốn ủng hộ Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng khó khăn, cải tổ.


Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nước này đơn phương tăng cường từ 9 lên 12 tàu chiến gồm khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo và tàu đổ bộ... hoạt động trên quần đảo Trường Sa.

Đoạn cuối của cuộc xả súng Gạc Ma



Ba người ở bìa trái theo thứ tự là các anh Thoa, Thống và Đông, từng bị Trung Quốc giam cầm. Ảnh Đỗ Hùng

(FB Đỗ Hùng) Cuộc giằng co và xả súng xảy ra vào buổi sáng 14 tháng 3, lúc bấy giờ trung sĩ Nguyễn Văn Thống, tiểu đội trưởng thuộc đơn vị công binh E83, đang ở trên boong tàu HQ 604. Từ chỗ đứng của mình, anh thấy rõ các đồng đội đang cầm cự với lính Trung Quốc, rồi đối phương cho thuyền nhỏ chạy vòng vòng xả súng lên tàu. 

Pháo lớn bắt đầu nã vào chiếc HQ 604. Lực lượng Việt Nam trên tàu liền dồn vào cabin rất đông, đạn địch vẫn không ngớt lia tới những con người hầu như không được vũ trang. Sau một vài loạt đạn, Thống gục xuống. Trong cơn mê man, anh vẫn cảm nhận được thân tàu chao đảo và chìm xuống rất nhanh, nhưng do mất máu nhiều, anh đã không đủ sức để thoát ra ngoài. Thế rồi, luồng nước mạnh tràn vào khoang tàu đã đẩy trung sĩ Thống cùng nhiều chiến sĩ khác, còn sống hoặc đã hy sinh, ra ngoài. 

"Gạc Ma là cuộc thảm sát, không phải hải chiến"



(Zing.vn 14/03/2017) 29 năm trôi qua, Gạc Ma vẫn là một phần đất Việt giữa Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng. Gạc Ma đã trở thành nỗi đau của người Việt.



Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Trung Quốc âm mưu xâm lược Trường Sa từ lâu. Năm 1986-1987, các tàu hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá đã thăm dò vùng biển Trường Sa rất nhiều lần.

lundi 13 mars 2017

Venezuela : Dân quá đói phải đi bới rác

Giá thực phẩm ở Venezuela nằm ngoài tầm với của nhiều người dân.

« Chúng tôi có hàng ngàn người sống nhờ các thùng rác ». José, 53 tuổi, nhìn nhận. Ông và các con gái phải bới tìm thức ăn trong các thùng rác ở Caracas, niềm hy vọng cuối cùng của những người dân Venezuela đói kém.
Là thợ hồ đang thất nghiệp, José Godoy run run liếm những thức ăn còn sót lại trên một chiếc đĩa giấy. Bên cạnh ông, hai con gái sáu và chín tuổi uống thứ nước trái cây kiếm được từ xe rác. Hai cô bé còi cọc thiếu máu, thường là cả ngày chỉ được ăn một loại chuối phải luộc chín mới có thể nuốt nổi.

samedi 11 mars 2017

Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: Quá khứ không thể nào quên



Quân xâm lược Trung Quốc tiến vào trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.

(Asia Times/CourrierInternational 9-15/03/2017) Báo chí chính thức Việt Nam rốt cuộc cũng nhắc đến cuộc chiến tranh năm 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo một nhà nghiên cứu, để tránh gây thêm căng thẳng, hai nước cần phải dỡ bỏ bức màn che về cuộc xung đột bị che giấu này.

Nhiều tờ báo Việt Nam do Nhà nước kiểm soát mới đây đã đề cập đến một chủ đề cấm kỵ : cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy đảng Cộng sản cầm quyền rốt cuộc đã quyết định bãi bỏ kiểm duyệt đối với việc nêu ra cuộc chiến Việt-Trung  ngắn ngủi nhưng đẫm máu?

vendredi 10 mars 2017

Tập Cận Bình và tự do mậu dịch giả hiệu

Khu phố tài chính Phố Đông ở Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 09/03/2017.

Trong bài bình luận mang tựa đề « Ông Tập Cận Bình, có đúng là ông nói ‘tự do mậu dịch’ hay không ? », nhật báo Les Echos nhận định, dù chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn Davos lớn tiếng kêu gọi tự do thương mại, nhưng nước ông vẫn tiếp tục đối xử tệ hại với các nhà đầu tư ngoại quốc. Và ông Tập cũng vừa tung ra một kế hoạch công nghiệp quy mô để chống lại hàng nhập khẩu.
Tác giả nhận xét, mối đe dọa chủ nghĩa bảo hộ không chỉ đến từ nước Mỹ của Donald Trump, mà còn từ Trung Quốc. Thay vì tiến đến tự do hóa kinh doanh, Tập Cận Bình lại củng cố dân tộc chủ nghĩa nhằm duy trì tăng trưởng. Những ngôn từ đẹp đẽ về tự do mậu dịch của ông Tập tại Diễn đàn Davos cho người ta cảm tưởng một thế giới đảo lộn – Trung Quốc dạy cho nước Mỹ một bài học. Nhưng thực tế không phải như thế.

Nước Mỹ và Donald Trump



Với chủ trương cô lập, liệu ông Trump có thể "Make America great again"?

Nhà văn Phạm Đình Trọng : « Với Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ chỉ biết có nước Mỹ, nước Mỹ trên hết, thì nước Mỹ dù giầu có của cải, cũng quá nghèo túng giá trị nhân văn, nước Mỹ rộng lớn mênh mông cũng trở thành nhỏ bé, hẹp hòi, chật chội ».
Tạo ra thế giới và sắp đặt thế giới là một trò chơi ham thích, mê mải, nhiều sáng tạo nhưng cũng đầy bất ngờ của tạo hóa. Và tạo hóa đã chơi trò sắp đặt với loài người như sau: Người da đen đầy sức mạnh bản năng, đầy năng lực sinh sản và mang tố chất nghệ sĩ bẩm sinh cho ở trong những dải rừng nhiệt đới nguyên sơ và mênh mông châu Phi. Người da vàng hay lam hay làm cho ở trên những đồng cỏ chồn vó ngựa phi và trên những cánh ruộng nước thẳng cánh cò bay ở châu Á. Người da trắng hay nghĩ ngợi, thích lý sự cho ở xứ lạnh châu Âu, cứ đóng cửa lại, đốt lò sưởi lên mà ngồi nghĩ ngợi và lý sự rồi liên tục cho ra đời các định luật, các triết lý, các học thuyết làm nghiêng ngả cả thế giới. Người da đỏ ít ỏi cho ở một góc châu Mỹ. Phần còn lại của châu Mỹ, tạo hóa dành một không gian đủ rộng để tạo ra sự pha trộn, cho cả bốn sắc da đen, trắng, vàng, đỏ sống lẫn lộn với nhau, tạo nên nước Mỹ, hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

jeudi 9 mars 2017

Vì sao Trung Quốc sợ THAAD của Mỹ đến thế ?

THAAD được đưa đến căn cứ Osan, Hàn Quốc ngày 06/03/2017.

Nếu chỉ đơn thuần quan sát thái độ giận dữ của Bắc Kinh trước việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa (THAAD) tại Hàn Quốc, người ta có thể cho rằng mục tiêu nhắm đến của THAAD là Trung Quốc. Nhưng cả Washington và Seoul đều khẳng định hệ thống này là cần thiết để bảo vệ Hàn Quốc trước sự tấn công của Bắc Triều Tiên.

THAAD là gì ?

THAAD viết tắt từ Terminal High Altitude Area Defense (tạm dịch Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối), được chế tạo để bắn hạ các hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, trung bình và tầm xa trong giai đoạn cuối cùng, tức khi chúng đang rơi xuống.

Pháp : Tê giác bị bắn chết trong sở thú và cưa mất sừng


Một tê giác trắng bốn tuổi đã bị bắn chết trong sở thú Thoiry ở Pháp đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 07/03/2017, và chiếc sừng trị giá hàng chục ngàn euro đã bị cưa mất. Đây là lần đầu tiên một sự kiện loại này xảy ra tại châu Âu. Bộ trưởng Môi trường Pháp đã chuyển sự vụ cho ngành tư pháp.
Chú tê giác trắng Nam Phi tên Vince nặng hai tấn đã bị bắn ba viên đạn vào đầu. Chiếc sừng chính dài 20 cm mà giá trị được ước lượng từ 30.000 đến 40.000 euro đã bị lấy đi mất. Sừng thứ hai cũng bị cưa một phần, nhưng vẫn còn dính trên xác con vật khi được phát hiện.

1/5 nhân loại vẫn cho rằng nữ kém nam

Biểu tình ngày Quốc tế Phụ nữ  08/03/2017 tại Manhattan, New York.

Gần 20% số người được hỏi tại 24 quốc gia nghĩ rằng phụ nữ thua kém đàn ông, và cần phải ở nhà chăm sóc con cái, theo một cuộc thăm dò được viện Ipsos Mori công bố một hôm trước Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03/2017. Tuy vậy cũng theo cuộc điều tra trên, 88% cho rằng nam và nữ cần được hưởng các quyền như nhau, cho dù một phần tư số người được thăm dò nhận định bất bình đẳng vẫn hiện diện trên lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị.

mardi 7 mars 2017

Trung Quốc, cường quốc không bạn bè

Làm thế nào cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, khi Trung Quốc không hề có đồng minh ?

Nhà nghiên cứu địa chính trị Brahma Chellaney trong bài viết « Một cường quốc mới nổi không hề có đồng minh » trên Japan Times ngày 06/03/2017 đã nhận định, càng tăng cường thêm sức mạnh, thì Trung Quốc lại càng khó có được những đồng minh thực sự. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là chỉ bằng vũ lực thô bạo.
Tác giả nêu ra sự tương phản với mạng lưới đồng minh và đối tác rộng rãi mà Hoa Kỳ duy trì tại châu Á-Thái Bình Dương và những khu vực khác. Sự xuống cấp trong mối quan hệ đặc biệt với Bắc Triều Tiên, nước chư hầu trước đây, đã minh họa cho tình thế khó khăn của Bắc Kinh.

Năm ngoái, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã nói : « Chúng tôi có các đồng minh, bạn bè và đối tác mà Trung Quốc không có được ». Còn bộ trưởng Quốc phòng Ashton Caster nhấn mạnh, Bắc Kinh « đang dựng lên một bức tường lớn để tự cô lập ».

Trump đòi mở điều tra việc Obama "nghe lén"


Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi cáo buộc ông Barack Obama nghe lén, hôm Chủ nhật 05/03/2017, đã dấn thêm một bước qua việc đề nghị Quốc Hội, trong khuôn khổ cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử vừa qua, xác định xem chính quyền Obama có hành động vượt quá quyền hạn hay không. Tuy nhiên mọi người đều tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của những cáo buộc này. Trong khi đó các vụ tội phạm và bạo động kỳ thị chủng tộc tăng cao tại nước Mỹ trong những tuần lễ gần đây.

Theo New York Times, giám đốc FBI James Comay đã có hành động hiếm thấy là yêu cầu bộ Tư Pháp công khai cải chính các cáo buộc « không hề dựa trên một chứng cớ nào ». Trước đó, ông James Clapper, người đứng đầu ngành tình báo Hoa Kỳ (DNI) dưới thời Barack Obama cũng khẳng định cả 17 cơ quan tình báo Mỹ « không hề nghe lén Donald Trump ».

Biển Đông : Trung Quốc xây thêm căn cứ hậu cần trên đảo Hải Nam

Ảnh vệ tinh của CSIS công bố ngày 22/02/2017 cho thấy Trung Quốc các công trình kiên cố trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa.

Một căn cứ hậu cần sẽ được xây dựng ở đảo Hải Nam. Hoàn cầu Thời báo hôm nay 06/03/2017 dẫn lời thị trưởng Tam Sa – cơ quan hành chính do Bắc Kinh thành lập để quản lý khu vực đang bị nhiều nước tranh chấp tại Biển Đông – cho biết như trên.
Theo lời thị trưởng kiêm bí thư Tiêu Kiệt (Xiao Jie), chính quyền Bắc Kinh đã phê duyệt một đề án bảo vệ môi trường tại Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa, trực thuộc cái gọi là « thành phố Tam Sa »).

Tin vắn 06.03.2017

(AFP) – Ngân sách quân sự Trung Quốc lần đầu tiên vượt 1.000 tỉ nhân dân tệ
Một quan chức cao cấp bộ Tài Chính Trung Quốc ngày 06/03/2017 loan báo ngân sách quốc phòng nước này tăng 7% trong năm 2017, đạt 1.040 tỉ nhân dân tệ (143 tỉ euro). Tin này được đưa ra sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước thông báo tăng chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ gần 10%.

Giám đốc hải quan Ukraina ra tòa vì tham nhũng

Giám đốc hải quan Ukraina Roman Nasirov (người nằm) lúc ra tòa ngày 05/03/2017.

Tại Ukraina, vào cuối tuần qua giám đốc thuế quan đã ra tòa tại Kiev vì tội biển thủ 75 triệu đô la. Đây là quan chức cao cấp đầu tiên nằm trong tầm ngắm của Cơ quan chống tham nhũng quốc gia, và vụ án này đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của nền tư pháp độc lập Ukraina.
Từ Kiev, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình :

Thượng đỉnh thu hẹp bàn về tương lai châu Âu

Lãnh đạo Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý tại điện Versailles ngày 06/03/2017.

Tổng thống Pháp François Hollande tối nay 06/03/2017 gặp gỡ lãnh đạo ba nước lớn châu Âu Đức, Ý và Tây Ban Nha tại lâu đài Versailles. Hội nghị thượng đỉnh bốn bên diễn ra sau khi công bố Sách Trắng của Ủy ban Châu Âu, và trước dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Roma, nhằm đưa ra thông điệp đoàn kết và tin tưởng đối với tương lai châu Âu.
Đặc phái viên RFI Tudor Tépénéag cho biết thêm chi tiết :

dimanche 29 janvier 2017

Tán loạn vì lệnh cấm nhập cư của Trump, thời kỳ đối kháng bắt đầu



Biểu tình đòi thả người ở sân bay O'Hair, Chicago ngày 28/01/2017.
(Tổng hợp AFP, Reuters, Le Figaro, Le Monde, Huffington Post 29/01/2017) Những người có thẻ xanh bị chận lại ở các sân bay, người có visa hợp lệ vẫn bị buộc phải quay về nước…Sau sắc lệnh cấm người tị nạn và công dân bảy nước Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ của tổng thống Donald Trump, tình trạng hỗn loạn diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Tối qua 28/01/2017 theo giờ Mỹ, hai thẩm phán liên bang đã ra lệnh tạm thời giải tỏa các trường hợp này, nhưng không đề cập đến việc có vi hiến hay không. Một cuộc chiến dai dẳng bắt đầu mở ra giữa những người ủng hộ nhập cư và tân chính quyền Mỹ.