vendredi 1 juillet 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 125 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (28/06/2022)

 

1. Điểm qua những thông tin về thái độ của người Nga đối với Putox và cuộc chiến tranh của lão ta ở Ukraine.

Cá nhân Putox và cách tiếp cận của lão ta trong điều hành nước Nga nhìn chung được người Nga ưa chuộng. Trải qua gần hai thập kỷ lãnh đạo với tư cách là tổng thống hoặc thủ tướng Nga, phần lớn, Putox đã nhận được sự ủng hộ của công chúng ở mức độ cao. Ngay cả vào thời điểm có điểm ủng hộ thấp nhất vào năm 2011 – 2013, xếp hạng của lão ta vẫn vượt quá 60 phần trăm.

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga sáp nhập Crimea vào đầu năm 2014, xếp hạng ủng hộ của dân Nga với Putox đã tăng trở lại và ở mức trên 80%. Ý kiến của công chúng Nga dường như được ghi nhận: Putox bị đánh giá một cách không tương xứng với những thành tích tích cực của đất nước trong khi họ đổ lỗi cho các tổ chức và chính trị gia khác hoặc cho các cường quốc bên ngoài.

jeudi 30 juin 2022

Phan Hân - Những khoảnh khắc với nhạc Trịnh


Tôi không hứng thú xem phim vì nhiều lý do. Tôi cũng không quá mê nhạc Trịnh như đa số bạn bè cùng lứa. Nhưng có ba thời khắc trong đời mà không hiểu sao đến giờ tôi vẫn không thể nào quên, gắn liền với nhạc Trịnh.

Lần đầu là hồi khoảng cuối năm 2 đại học. Một đứa ở nhà nhiều hơn tới lớp như tôi bỗng dưng nổi hứng đi chơi với các bạn cùng lớp nhân một buổi học được nghỉ đột xuất. Nhớ là đi về quê một bạn trai gầy gầy rất lanh miệng. Nhà không xa Sài Gòn, đi trong ngày là về nhưng vẫn phải qua một con đò.

Giờ không nhớ rõ đó là đâu nhưng nhớ cả đám mấy chục đứa lên tới bờ bên kia đi vô một khu vườn măng cụt thì trời đổ mưa. Tất cả vội tìm chỗ trú. Mưa buổi trưa nặng, ẩm thấp. Cười giỡn lát cũng mệt, mạnh đứa nào đứa nấy ướt sũng lạnh run đứng dưới mấy tàng cây.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 124 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (27/06/2022)

 

1. Khu vực Kharkiv.

• Ngày hôm qua quân Nga đã tổ chức một đợt tấn công Dovgalivka – Zaliman.

Bình loạn: Việc quân Ukraine chiếm Zaliman được coi là một bàn đạp bên kia sông Siverskyi Donets rất quan trọng cho việc tổ chức tấn công vào thành phố Izyum sau này.

Các bác có thể xem trên bản đồ số 1 kèm theo status này. Đây là một bản đồ thể hiện rất rõ tình thế chiến trường Donbas và vùng Izyum. Trận đánh hôm qua của Nga vào Dovgalivka – Zaliman hoàn toàn có thể coi là một trận Kursk thu nhỏ đến mức… bé tí vì nó cũng cố gắng thủ tiêu chỗ lồi của quân Ukraine vào phía quân Nga đang chiếm đóng. Nếu đo khoảng cách trên bản đồ, thì cụm địa danh Dovgalivka – Zaliman này chỉ cách Izyum có dưới 20 km đường chim bay.

Bông Lau -Binh sĩ Ukraine rút khỏi Severodonetsk

 

Bị cô lập và đuổi khỏi G7 nên Vladimir Putin điên cuồng ấu trĩ bắn phá để gây sự chú ý. Giống hình ảnh một đứa trẻ trong cơn giận dỗi nên đập phá đồ đạc để gây áp lực với cha mẹ.

Ngày Chủ Nhật 26/06 Putin nã 40 hỏa tiễn tầm xa từ oanh tạc cơ T-22 bay ở không phận Belarus. Một chung cư 9 tầng ở Keiv bị trúng hỏa tiễn. Một người cha bị tử thương, con gái 7 tuổi bị thương.

Qua ngày thứ Hai 27/06 Putin nã thêm hỏa tiễn hành trình từ Biển Đen. Một khu thương xá ở thành phố Kremenchuk, Poltava có trên 1.000 người đang tấp nập mua bán bị trúng hỏa tiễn làm 18 người chết, 59 người bị thương. Con số thương vong này có thể gia tăng.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 123 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (26/06/2022)

1. Bình loạn chung.

Trong ngày hôm qua, chuyện quan trọng nhất là việc Nga bắn tên lửa vào Kyiv, trùng với Thượng đỉnh G7 họp bàn về chính việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Các trang tin và các nhà bình luận quân sự nước ngoài đều nhìn nhận việc này giống như sự “dằn mặt” của Nga dành cho phương Tây.

Tuy nhiên có một điều cho đến nay tui vẫn không hiểu lắm, nếu để lên gân dọa nhau, thì rõ ràng là người ta phải sợ thì mới làm. Việc này Nga đã thực hiện nhiều lần, thậm chí đến ông tổng thư ký Liên hiệp quốc đến Kyiv mà Nga còn bắn tên lửa. Về vụ này, tui đã từng bình luận: hành động của Putox bộc lộ bản chất lưu manh và mất dạy.

Bọn dư luận viên không hiểu chúng nó nghĩ gì, hay một mình chúng nó cùng Putox cân cả thế giới. Và cả cái thế giới này là phản động cả, mỗi mình chúng nó là trong sạch.

Bông Lau - Sao mắt mẹ chưa vui

 

Nhạc phẩm này do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, bị nhà cầm quyền Việt Cộng cấm không cho hát.

Bài này nói về cái nền “hòa bình” lừa lọc giả dối sau Hiệp Định Paris năm 1973. Mỹ rút quân và sau đó cộng sản Bắc Việt xua quân thôn tính miền Nam. Thêm hàng trăm ngàn người ngã gục nữa vì tham vọng chiếm đoạt vơ vét.

Bài hát còn thấm thía xót xa hơn, vì cái gọi là “hòa bình” sau năm 1975 khiến hàng triệu người miền Nam bị lùa vào trại tù cải tạo và mấy triệu người khác vượt biên tìm tự do, hàng trăm ngàn người bỏ thây trong lòng đại dương. Vợ mất chồng, con mất cha.

Hoàng Quốc Dũng - Tại sao lại cấm Gia tài của mẹ?

 

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu,

Một trăm năm đô hộ giặc Tây”

Hai câu này sai quá.

“Hai mươi năm nội chiến từng ngày”

Lưu Trọng Văn - Gia tài của mẹ : Một nước Việt buồn ?


Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt ca khúc "Gia tài của mẹ" bị các nhà quản lý văn hóa phản ứng đã lại dội sóng dư luận.

Muốn Dân tộc hòa giải thì phải cùng mở lòng chia sẻ và cùng biết tiệm cận sự thật.

"Gia tài của mẹ" là bài ca sự thật.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.06.2022


 

mardi 28 juin 2022

Pháp gởi đại pháo và xe bọc thép cho Ukraina


Đăng ngày:

Trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng trên trang web nhật báo Parisien-Aujourd'hui en France tối qua, bộ trưởng Sébastien Lecornu nhấn mạnh : « Để di chuyển nhanh chóng tại các khu vực dưới hỏa lực địch, các đơn vị vũ trang cần có được xe bọc thép ». Pháp sẽ « gởi sang một số lượng lớn các xe quân sự loại này, là những xe bọc thép vũ trang ».

Bộ trưởng Quân lực cũng xác nhận việc giao cho Ukraina thêm sáu đại pháo Caesar, hiện là loại pháo có tầm bắn xa nhất của Pháp, thêm vào 12 khẩu đã được triển khai để đối phó với quân Nga, như tổng thống Emmanuel Macron đã loan báo trong chuyến thăm Kiev hôm 16/06. Tuy nhiên, ông không cho biết cụ thể thời điểm chuyển giao.

Biden tấn công Trung Quốc bằng Bản ghi nhớ chống đánh cá bất hợp pháp

Tin vắn 28.06.2022

 


(Reuters & AFP)
Putin muốn Ukraina phải đầu hàng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 hôm nay 28/06/2022 tại Đức tuyên bố, mục tiêu của tổng thống Nga Vladimir Putin là Ukraina phải đầu hàng ; như vậy trừng phạt của quốc tế đối với Nga là thích đáng.

Một ngày sau vụ oanh kích làm 18 người chết tại một trung tâm thương mại ở Krementchouk, miền trung Ukraina, phát ngôn viên của Putin nói rằng « phía Ukraina có thể kết thúc xung đột trong ngày nếu ra lệnh cho binh lính hạ vũ khí ».

Kết thúc xét xử vụ khủng bố Paris, tòa tuyên án tối mai


Đăng ngày:

Công tố viên của Viện Kiểm sát chống khủng bố đề nghị từ 6 năm tù đến chung thân không ân giảm đối với 20 bị cáo, trong đó có sáu người cầm đầu thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo được cho là đã chết, bị xử khiếm diện.

Thiếu vắng những nhân tố chính, mười tháng xét xử chỉ tiết lộ được một phần của các vụ khủng bố thực hiện hầu như liên tiếp bởi ba toán thánh chiến ở sân vận động Stade de France, Saint Denis, các nhà hàng, quán cà phê ở Paris và nhất là tại nhà hát Bataclan, làm tổng cộng 130 người thiệt mạng. Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất trên đất Pháp kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Liên Hiệp Quốc : Các đại dương đang trong « tình trạng lâm nguy »


Đăng ngày:

Các chính khách, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ họp lại trong năm ngày tại thủ đô Bồ Đào Nha nhằm tìm ra giải pháp tránh những « tác động dây chuyền » đang đe dọa môi trường và nhân loại.

Ông Guterres báo động : « Hành tinh bị hâm nóng khiến nhiệt độ đại dương lên đến mức kỷ lục, dẫn đến những cơn bão ngày càng mãnh liệt hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng lên. Các đảo quốc có độ cao thấp bị đe dọa ngập lụt, cũng như nhiều thành phố lớn ở vùng duyên hải trên thế giới ».

Nga ồ ạt tấn công Ukraina để gây sức ép với G7 và NATO


Đăng ngày:

Sievierodonetsk thất thủ, sự kiện đã được dự báo

Trước hết về tình hình Ukraina, Le Monde có bài phóng sự về « Sự thất thủ được chờ đợi của Sievierodonetsk ». Những chiến sĩ Ukraina được lệnh rút khỏi vùng đất nay trở nên thành phố lớn thứ tư lọt vào tay quân Nga. Họ lần lượt ra đi từng đơn vị nhỏ, cả ngày lẫn đêm, người ở lại bảo vệ an toàn cho người đi ; qua sông từng toán năm người không áo giáp để phòng trường hợp rơi xuống nước.

Không đối đầu với Mỹ, hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ nhằm bức hiếp Việt Nam ?


Đăng ngày:

Theo giới chuyên gia, các hàng không mẫu hạm Trung Quốc không được tung ra với mục đích đối đầu trực tiếp với Mỹ. Trong kỷ nguyên hỏa tiễn, khó thể hình dung một trận đại chiến trên biển như trận Midway năm 1942. Rất có thể Bắc Kinh muốn sử dụng các tàu sân bay này để tấn công những nước yếu hơn như Việt Nam, để tranh giành biển đảo. 

 

Tựa chính các tuần báo Pháp tập trung cho sự kiện tổng thống Emmanuel Macron mất đa số ở Quốc hội trong kỳ bầu cử vừa qua. « Macron bị hạ : Hậu trường của một thảm họa », tít của L’Express. Le Point đăng ảnh hai lãnh tụ đảng cực hữu và cực tả, chạy tựa « Trong gọng kềm Le Pen-Mélenchon : Thảm kịch Pháp » với hồ sơ dày đến 40 trang báo. Cũng với hai nhân vật trên nhưng bằng hình vẽ, ở giữa là tổng thống Macron, Courrier International chạy tít « Nền cộng hòa là họ », nhại theo câu nói của ông Mélenchon trước đây « Nền cộng hòa chính là tôi ». Trang bìa L’Obs là chân dung tổng thống Emmanuel Macron đầy vẻ suy tư với dòng tít lớn « Tổng thống tương đối », đặt vấn đề « Ông ấy phải phối hợp với Quốc hội mới như thế nào ».

Pháp : Cử tri muốn gì khi từ chối cho tổng thống trọn quyền hành động ?

« Chiếc áo mới » thân Nga của các nước không liên kết


Đăng ngày:

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Point tuần này nói về « Những bộ áo mới không liên kết ». Nhiếu quốc gia mới trỗi dậy từ lâu vẫn cho là « không liên kết », nay xích gần lại với Nga - một mối nguy lớn cho các nền dân chủ. 

Cuộc xâm lăng Ukraina không chỉ đánh dấu sự quay lại của chiến tranh ở châu Âu và sự đối đầu trực diện giữa các chế độ dân chủ với độc tài. Trước cuộc chiến tranh lạnh mới giữa phương Tây và nước Nga của Vladimir Putin được Trung Quốc của Tập Cận Bình hòa giọng, các nước đang phát triển từ chối chọn bên.

Tiêu biểu là Ấn Độ đã vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc và không áp dụng trừng phạt đối với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ tương tự dù là thành viên NATO, chỉ hành động vì lợi ích của mình. Ả Rập Xê Út tuy bị Hoa Kỳ làm áp lực vẫn không chịu tăng sản lượng để giảm giá dầu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.06.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.06.2022