jeudi 30 juin 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 123 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (26/06/2022)

1. Bình loạn chung.

Trong ngày hôm qua, chuyện quan trọng nhất là việc Nga bắn tên lửa vào Kyiv, trùng với Thượng đỉnh G7 họp bàn về chính việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Các trang tin và các nhà bình luận quân sự nước ngoài đều nhìn nhận việc này giống như sự “dằn mặt” của Nga dành cho phương Tây.

Tuy nhiên có một điều cho đến nay tui vẫn không hiểu lắm, nếu để lên gân dọa nhau, thì rõ ràng là người ta phải sợ thì mới làm. Việc này Nga đã thực hiện nhiều lần, thậm chí đến ông tổng thư ký Liên hiệp quốc đến Kyiv mà Nga còn bắn tên lửa. Về vụ này, tui đã từng bình luận: hành động của Putox bộc lộ bản chất lưu manh và mất dạy.

Bọn dư luận viên không hiểu chúng nó nghĩ gì, hay một mình chúng nó cùng Putox cân cả thế giới. Và cả cái thế giới này là phản động cả, mỗi mình chúng nó là trong sạch.

Cuộc chiến đem lại rất nhiều điều thú vị, tui rất lấy làm tiếc phải nói như vậy. Putox ngăn Ukraine vào EU và NATO, thì chắc chắn rồi đây Ukraine sẽ vào EU nhanh hơn bình thường và NATO thì cũng sẽ có thêm Phần Lan và Thụy Điển. Quân Nga cố gây kinh hoàng cho dân Ukraine bằng thảm sát ở Bucha, thì Ukraine nhận được không chỉ lời hứa mà còn hành động cụ thể của đến hàng chục nước, sẽ giúp đánh cho đến khi nào Nga thua thì thôi.

Nếu để yên tình trạng nội chiến rối ren, thì Crimea không biết bao giờ Ukraine mới lấy lại được, nhưng bây giờ thì người ta còn dám đem ra mà bàn. Nếu để yên thì người ta đánh giá ông đứng thứ hai thế giới, bây giờ thì lộ mặt lính tráng ăn cắp cả quạt bàn và bồn cầu. Lẫu hết cả duột. Tui là yêu Hồng quân Liên Xô lắm, nên thấy Putox và bộ sậu tiến hành kế hoạch “bần cùng hóa quân đội” kiểu như thế này, tui rất buồn.

Lại nói chuyện Nga bắn tên lửa vào nhiều thành phố của Ukraine, trong đó sử dụng nhiều tên lửa Kh-101 bắn từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160 bay trên biển Caspi. Đúng là không bắn thì thôi, bắn người ta lại phát hiện ra là quân đội thứ hai thế giới thực chất là bất lực. Bắn vào các cơ sở dân sự trong lúc người ta đang họp bàn để đánh bại ông, không khác gì Chí Phèo đứng ngoài đình chửi rống vào trong khi chức sắc đang bàn cho anh ta đi nhà thương điên.

Lần dọa này của Putox, chắc chắn lại càng làm cho quá trình viện trợ vũ khí cho Ukraine tăng tốc và thêm nhiều thứ lợi hại được mang đến. G7 quyết định hỗ trợ cho Ukraine “vô thời hạn,” cùng với lend-lease là “không giới hạn”. Đồng nghĩa với ngoài những hỗ trợ về vũ khí và căn cứ vào khả năng tiếp nhận, sử dụng của Ukraine có thể có những loại rất hiện đại được chuyển giao.

Vậy theo các bác, ai đã thắng ai đã thua, ai sẽ thắng ai sẽ thua trong cuộc chiến này? Tại sao tui hỏi vậy – là vì có người gửi tui một đường link đến một diễn đàn mà một tay pro-Putox nào đó khinh khỉnh nói: “Nhận vũ khí viện trợ của phương Tây như mưa làm gì mà không thắng. Thế mà bây giờ đã thua rồi đấy.”

Ý là anh ta nói đến Serevodonetsk.

Về thành phố này, chúng ta đã nói với nhau là thực sự nó chẳng ý nghĩa gì đối với cả hai bên, chỉ có mỗi một thứ Putox cần là chiếm được miếng đất để bù lu bù loa, chấm hết. Báo chí thì có thể nhảm nhí thêm được chút, nào là nhà máy a-dốt a diếc gì đó, vớ vẩn. Đánh nát bét nó ra rồi, chiếm được thì đổ tiền vào mà xây lại.

Nhìn lại cuộc chiến từ những ngày đầu tiên: tay Tư lệnh Phan Quang kiêm bệnh binh chỗ tui hắn còn xanh rờn một câu: Ukraine giữ được dăm bảy ngày là giỏi. Tui cười bảo hắn: rồi ông thấy tui nói không sai đâu, với những gì hiện có trong tay, Ukraine sẽ thắng. Mấu chốt của trận đánh này, tức là “phase 1” của chiến tranh là việc bên Ukraine thi hành chiến tranh phi đối xứng hiệu quả đến đâu, và khả năng chống các mũi cường tập bằng xe tăng của Nga như thế nào.

Tất nhiên ở thời điểm đó, tui cũng đã có trong tay các thông tin, dữ liệu về yếu kém của quân đội Nga nói chung, sự chủ quan của họ trong chiến dịch này nói riêng và trao đổi với Tư lệnh rằng: nếu Ukraine biết khai thác những điểm yếu đó của Nga, thì chắc chắn họ sẽ thắng to. Và tui đã tỏ ra là đúng, tỉ số của hiệp đấu đầu tiên, nghiêng về những người Ukraine.

Xin các bác đừng quên rằng trong hiệp đấu đó, quân Ukraine chỉ có trong tay vài trăm tên lửa Javelin và đâu như mười mấy, 20 cái TB-2, đồng nghĩa với việc họ chiến thắng người Nga bằng những vũ khí truyền thống còn lại từ thời Liên Xô (Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) cũng công nhận điều đó), nhưng đã biết rút kinh nghiệm những thất bại của mình trong cuộc nội chiến 8 năm 2014 – 2022 với quân ly khai Donbas. Họ đã vận dụng công nghệ mới vào truyền thống cũ một cách hết sức thông minh, cùng với sự quả cảm của họ đã truyền cảm hứng cho toàn thế giới. Việc truyền cảm hứng này, các dư luận viên chú cháu Lee Shimuo không đứng ngoài, với họ là sự tức tối và tìm cách dìm hàng Ukraine.

Khách quan mà nói, trong “phase 1” này với thông tin tổn thất của Ukraine là rất thấp, khoảng bằng 10% so với Nga, tui nghe tin ngay. Vì nó thể hiện đúng tính chất của xung đột, khi một bên thi hành chiến tranh phi đối xứng một cách thành công còn bên kia thì lại quá yếu kém, ẩu tả và chủ quan. Thậm chí thời đó còn có những phát biểu trên mạng xã hội của lính Ukraine: “Không ngờ đánh quân Nga dễ như thế.”

Viện trợ về vũ khí của phương Tây cho Ukraine trong giai đoạn này rất ít, có thể nói là không đáng kể. Như vậy không thể nói là “Nga đánh nhau với cả thế giới phương Tây” được.

Trước khi kết thúc giai đoạn này, nhà sử học Do Thái Yuval Noah Harari (ảnh) đã nói: “Chỉ có hai kịch bản cho Nga, hoặc thua sớm mà nhẹ nhàng, hoặc thua muộn nhưng đau đớn.” Putox đã phi logic ở chỗ phát động chiến tranh, lại thêm một lần phi logic nữa khi cố đấm ăn xôi, thi thành “phase 2” của cuộc chiến.

Đến đây, với ai không biết chứ với tay chiến lược vỉa hè như tui thì việc phân tích những điểm yếu điểm mạnh của hai bên để giữ vững lòng tin vào chiến thắng của nhân dân Ukraine không dễ. Người Nga vốn cũng rất nổi tiếng ở khả năng… rút kinh nghiệm, nôm na là “khó khăn khắc phục” nên họ có thể nói “thay đổi như chong chóng” các mục tiêu và quy mô tiến hành chiến tranh của mình. Nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta phân tích ra được những giới hạn trong khả năng của họ.

Bước vào hiệp đấu này, có thể nói nếu người Ukraine không được hỗ trợ từ bên ngoài, thì chắc chắn sẽ thua, tất nhiên: (1) Trong tổng thể cả cuộc chiến, họ đã thắng rồi: giữ được chính quyền hợp hiến, giữ được độc lập cho dân tộc, mở ra những khả năng phát triển hội nhập mới (2) Có thể thua ở khía cạnh toàn vẹn lãnh thổ.

Về phía Nga, họ đã thua rồi (1) Về tổng thể cả cuộc chiến, họ đã tiêu tốn một số lượng vũ khí khí tài khổng lồ, cũng như nhận về một số lượng thương vong cực kỳ lớn (có thể đạt con số mười mấy vạn cả chết cả bị thương). Về địa chính trị họ sẽ vĩnh viễn mất cái lá chắn họ cần là Ukraine, cũng như tham vọng chiếm thêm thuộc địa cũng sẽ phá sản.

Về kinh tế, nếu còn chầy bửa họ sẽ bị trừng phạt còn lâu (hồi “phase 1” tôi nhận xét, nếu Nga ngưng chiến thì trừng phạt sẽ bỏ ngay, nhưng bây giờ thì… hãy đợi đấy). Về quân sự, lực lượng vũ trang Nga chắc chắn sẽ mất nhiều năm để phục hồi, riêng về uy tín thì lại phải cần một cuộc chiến tranh nào đó nữa để chứng minh, điều mà chúng ta ai cũng thấy hết sức phiêu lưu và cuối cùng là mất thị phần bán vũ khí.

(2) Về cái thắng của họ có thể có, là chiếm được của Ukraine một diện tích đất nào đó nhưng hết sức tiềm tàng khả năng xung đột, đầy rủi ro.

Vậy mà, hết tuần này là “phase 2” được hai tháng rưỡi nếu tính từ 19/04, mà Nga vẫn chưa thực sự đạt được những mục tiêu của mình, dù họ đã đôi lần thu hẹp nó lại. Muốn bênh vực họ đến mấy thì cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng – năng lực của họ là giới hạn, không xứng đáng với danh tiếng hay nôm na là trước nay, nhất là với người Tây Phi yêu Putox thì chỉ ôm lấy cái hư danh hão.

Các cháu dư luận viên nên nhớ: tốc độ chuyển giao vũ khí của phương Tây rất chậm, mãi khoảng hơn hai tuần trước thì “ba cái rìu” (M777) mới thực sự được sử dụng, Caesar thì may ra được cỡ một tuần và HIMARS gì đó thì chắc mới được… 2 ngày (tính đến hôm nay, 27/06). Về số lượng, thôi thì cứ một tấc đến giời đi, nhưng cuối cùng may ra đâu được hơn 100 cỗ các loại pháo với mấy trăm nghìn viên đạn.

Trong khi đó, báo chí cách mạng nước Đại Lỗ thì viết: “Ukraine bắn 1 thì Nga bắn lại 10” – công nhận tay nhà báo nào quá là đểu. Viết như thế để giới cuồng Putox sướng thì cũng đúng, nhưng mà xỏ đểu thì cũng đúng: bắn gấp 10 người ta mà mãi không thắng, khốn nạn thân Pu.

Vì thế, tui nghe cái câu “Nhận vũ khí viện trợ của phương Tây như mưa…” là tui thương cháu nó lắm các bác ạ. Cái giống dư luận viên Đại Lỗ rất buồn cười, y như quan thầy Putox là không nhận thua bao giờ. Ở cái Hiệp 2 này, Ukraine thừa nhận công khai luôn là thiệt hại nhân mạng của họ cũng rất cao – một phần do tốc độ chuyển giao vũ khí nặng của phương Tây là chậm, cũng như đào tạo chẳng thể nhanh được. Thế nên nếu nói pháo nào “như mưa” thì phải là 4.700 cỗ các loại của Nga trên toàn chiến trường, khoảng 1.200 đến 1.500 cỗ các loại riêng mặt trận Donbas.

Tui mà là dư luận viên cháu chú đại tá Lee Shimuo thì tui ngượng thấy cụ nội chứ không nói trơ tráo được như vậy đâu các bác ạ.

Nhân tiện nói luôn vấn đề giáo dục của nước Đại Lỗ là hết sức nhức nhối: nghe thấy Ukraine thừa nhận thiệt hại thì sướng tai, nhưng thấy Nga đánh chậm thì nào là cử trạng sư Trạm Biến Áp ra phân tích chiến thuật đánh từ từ, nào là cử chú của Trạm Biến Áp là đại tá Lee Shimuo ra tung tin “Nga bảo vệ dân thường khi Ukraine dùng dân làm bia đỡ đạn” (riêng cái này nếu có thật thì dân người ta nổi dậy đã đủ chết mẹ) và cuối cùng là “vũ khí chuyển giao như mưa.”

Trong khi lão xe ôm ngồi vỉa hè Hoàng Quốc Việt chỉ tài đi đếm… dưa cà mắm muối và cho rằng lính Nga ở “phase 1” chỉ được ăn khoai tây luộc với dưa chuột muối thì đến “phase 2” này chẳng có lý do gì họ no hơn cả. Trong khoảng một tháng trở lại đây, nếu các bác theo dõi trên các diễn đàn của Nga nghe chúng nó chửi mới khiếp: “Quân đội éo gì mà suốt ngày hô hào nhân dân quyên góp, đến giấy chùi đít còn không có.”

Các bác dư lào tui không biết, tui mà là thằng lính Nga vừa đi ngoài xong mà không được vệ sinh sạch sẽ, bắt vác súng ra trận là chắc chắn tui bị bắn chết. Cả cuộc đời này tui chẳng sợ gì, chỉ sợ bẩn.

Để kết luận cho phần này, tui chỉ xin đưa ra một suy nghĩ thô sơ thế này thôi: hai tháng rưỡi mà chỉ tiến được trung bình khoảng 20km ở Donbas còn các chỗ khác dậm chân tại chỗ, trong khi cụt vốn bằng những thiệt hại lớn về nhân mạng, khí tài và tiêu hao quá nhiều đạn dược, thì chẳng có lý gì trong thời gian sắp tới ông lại mạnh lên cả. Bác nào có phương án giải thích nào khác xin cho luôn, thì chắc chắn sẽ được hàm ơn lắm lắm.

2. Đoán mò đê.

Cũng như việc chiếm Serevodonetsk, lần bắn tên lửa này của Nga thực sự không mang ý nghĩa quân sự, mà chỉ có tác dụng tuyên truyền, đặc biệt là về đối nội và làm chất liệu tâm lý chiến cho sĩ quan chính trị trong quân đội Nga. Các diễn biến mới nhất về phía Ukraine và các nước G7, các bác còn rõ hơn tui, xin không nói nữa.

Vậy về vụ 20 toa tàu chở đạn pháo của Belarus chuyển cho Nga thì sao?

Hồi The Battle of Donbas còn chưa diễn ra, tui có ngồi tính vo là riêng đạn pháo thôi, Nga có thể phải cần… 200 đoàn tàu hỏa để chở, mà tàu Nga thì kéo dài lắm, có thể đến 20 toa, cá biệt có những đoàn kéo 40 toa. Cứ cho là 20 toa đi, như thế số đạn pháo Belarus chuyển cho Nga mới đạt được có 5%.

Các bác có thể đọc lại ở đây.

Để bình loạn về sự kiện này, tui xin cùng các bác, chúng ta lại tính tiếp: quân đội Belarus có tổng số 80.000 quân (bằng 1/10 so với Nga, 1/3 so với Ukraine hồi trước chiến tranh). Với quy mô này, người ta ước tính cả quân đội Belarus chỉ tương đương một Quân khu của Nga. Cũng có những nguồn chưa kiểm chứng cho rằng Nga vẫn duy trì một lực lượng thường trực trên lãnh thổ Belarus với nhiều quân chủng, binh chủng khác nhau nhưng lực lượng này có thể tương đương một quân khu của Nga, hoặc ít nhất là vài Tập đoàn quân.

Như vậy nếu Belarus có chuyển hết đạn dược của mình cho Nga, thì cũng chỉ đến cỡ dự trữ của một quân khu cỡ lớn của Nga, trong khi đó cho đến nay, Nga đã tung vào chiến tranh một quân số gấp từ 3 đến 4 lần tổng số quân mà Belarus hiện có.

Vì thế người ta cũng ước tính, Nga có lấy hết đạn dược của Belarus thì cũng may ra xài được chục ngày đến dưới 2 tuần.

Về quan hệ hai bên Nga – Belarus thì đến nay chúng ta có thể khẳng định với nhau là anh ta sẽ không xua quân đánh nhau với Ukraine, vì riêng vụ quân Bạch Nga làm phản trở cờ đã là một nguy cơ lớn rồi. Sau nhiều lần õng ẹo ba lăng nhăng của anh chủ nhiệm nông trang Lukashenko, chắc hẳn đến bây giờ đã là tầm Putox dí dao: “ĐCM, mày mà không hỗ trợ thì ông giết!”

Khả năng Belarus chuyển giao xe tăng T-72 cho Nga là vẫn có thể xảy ra, nhưng chắc chắn không thể là tất cả con số 500 chiếc họ đang có. Như vậy quá trình “phi quân sự hóa nước Nga” đã lan sang cả Belarus.

Tình hình sắp tới, để đoán mò thì phụ thuộc vào tốc độ chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Diễn biến sẽ càng ngày càng có thay đổi vì hiện tại với những thứ vũ khí đã nhận được, Ukraine đã phản công nhưng ở quy mô nhỏ. Tui đoán là với số lượng vũ khí đó, họ chỉ đủ để đánh tiêu hao: phản pháo, triệt hậu cần và nện các sở chỉ huy, chứ không đủ để tạo hỏa lực bắn chuẩn bị cho các đợt tấn công. Cứ khi nào có nhiều pháo nhiều đạn thì đánh mạnh, thì chiến tranh nhanh kết thúc. Vậy thôi.

Về tương lai gần. Cho đến nay, Nga đang thắng lợi, cứ cho luôn như thế đi khỏi phải cãi nhau với dư luận viên cho mệt các bác ạ. Nhưng chúng ta cũng chẳng quên: mục tiêu của họ là cả vùng Donbas, tức là trọn vẹn cả 2 tỉnh Donetsk và Luhansk, cụ thể là phải chiếm được 2 thành phố Slovyansk và Kramatorsk. Nhưng chiếm được thì phải giữ được, tức là phải có những điều kiện vật chất cụ thể.

Chẳng hạn như chiếm được Serevodonetsk, đây là thành phố có các tuyến công sự quay ra mặt đông là chính, vòng lên đông bắc và xuống đông nam một chút rất chắc chắn trong phòng thủ nhưng là để… chống quân Nga. Hệ thống này không có ý nghĩa với việc chống quân Ukraine phản công trở lại. Thứ duy nhất cản trở cả hai bên, là sông Siverskyi Donets. Ngay lúc này đây, nó là trở ngại cho quân Nga từ Serevodonetsk tấn công sang Lysychansk.

Với Lysychansk, quân Nga chắc chắn muốn bao vây nó, hiện nay đang ở hai hướng của thành phố: bên kia sông, chỗ thành phố Serevodonetsk và tấn công từ hướng nam, nơi có hệ thống công sự phòng ngự nhiều lớp kiên cố của quân Ukraine. Với thành phố này, miễn là còn giữ được ít nhất một đường giao thông từ Bakhmut, thì còn cầm cự được lâu.

Và câu chuyện ở đây, là quân Nga lại sa vào một cái bẫy mới. Thằng cha Igor Strelkov đã tỏ ra rất thất vọng vì các cái túi Serevodonetsk và Hirs'ke – Zolote đã không “tóm” được quân Ukraine, để họ có thể nói là rút hết; thì một cái bẫy tương tự ở Lysychansk lại được giăng ra cho quân Nga.

Chúng ta cùng hình dung: tui đã thuyết phục các bác bằng những thông tin mà nguồn ở đâu không nói ra được. Là Ukraine ngay từ đầu đã để ở khu vực này ít quân, sử dụng chiến thuật cơ động với phương châm “địch tập trung thì ta phân tán” – mà quân Nga phải sử dụng rất nhiều nhân lực lẫn sức mạnh khí tài, tiêu hao rất nhiều đạn dược và đặc biệt tốn kém là… thời gian trong hoàn cảnh các lệnh trừng phạt càng ngày càng phát tác. Thì nói họ thắng, chắc chỉ có trên… báo chí Đại Lỗ.

Thằng cha Igor Strelkov và nhiều thằng cha Nga khác tui theo dõi, cả trên các mạng xã hội lẫn các diễn đàn quân sự, đều tỏ ra bi quan vì họ biết thừa một điều: quân Nga đã cạn kiệt dự trữ, từ thức ăn đến vũ khí và đạn dược. 

Với tương quan hiện nay xét về cả hai phương diện (1) cục diện chiến trường và dự trữ hai bên (2) Vị trí của mỗi bên trên trường quốc tế, khả năng tiếp tục nuôi chiến tranh, cán cân đang dần cân bằng và sẽ nghiêng về phía Ukraine, trừ phi (a) nguồn viện trợ từ phương Tây ngừng và (b) Putox có phép màu lôi được các đồng minh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil… hỗ trợ không hạn chế hình thành một “phe trục mới.” Do đó, nếu chiến tranh muốn tiếp tục, thì nó sẽ kết thúc ở cặp hai thành phố: Slovyansk và Kramatorsk. Đây là hai thành phố có hệ thống phòng thủ đồng tâm nhiều tầng lớp, dày đặc và kiên cố.

Quân Nga sẽ cố gắng xử lý xong cái bẫy Lysychansk và quay ra với Bakhmut, rồi mới đến cặp Slovyansk và Kramatorsk; mặt kia cụm quân Nga ở Nam Izyum cũng sẽ cố vươn tới Slovyansk. Về phía quân Ukraine, trong khi Nga đang mải xử lý cái bẫy Lysychansk lại tụ tập tiếp thêm pháo binh hạng nặng, HIMARS hi miếc gì đó để rồi “hẹn gặp nhau ở cột đồng hồ” Slovyansk và Kramatorsk.

Đỉnh cao của trận chiến The Battle of Donbas sẽ ở chỗ này thôi. Về thời điểm, thì “cái bẫy” Lysychansk không biết sẽ được bao lâu… hôm nay là 270/6, chúng ta lại đưa ra các mốc: 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần, 2 tuần là cùng, mà biết đâu nó lại kéo cho cả tháng. Trong thời gian đó có khi Kherson đã đòi lại được rồi còn cánh quân Nga ở Nam Izyum lại bị tổn thất thêm một mớ.

Chúng ta cũng không nên quên là trong những ngày qua, Ukraine đã dùng pháo tầm xa bắn đều đặn vào các mục tiêu trong 2 thành phố Donetsk và Luhansk, thủ phủ hai tỉnh miền đông được coi là “thủ đô của 2 nước cộng hòa ly khai.” Động thái này cho thấy, chắc chắn họ sẽ không nhường Nga về lãnh thổ đâu, khi nào có đủ pháo là họ sẽ nện thật đấy. 

Các phân tích của chúng ta không phải là cố gò cho Ukraine thắng trong khi Nga vẫn chiếm được đất của Ukraine, đó là cách của bọn dư luận viên. Ukraine đang phải đánh nhau với đất nước nhiều gấp hơn 3 lần về dân số, gấp bao nhiêu lần đó về quy mô kinh tế và quân đội thì cũng gấp nhiều lần, tổn thất và tạm mất đất là không thể tránh khỏi.

Nhưng những gì mà Nga Putox đang thể hiện, chứng minh rằng họ sẽ chuốc lấy thất bại chắc chắn ở tất cả các phương diện. 

 


Bonus: Cuộc triển lãm “Vì tự do của chúng tôi và của các bạn!” ở trung tâm Warsaw. Dự lễ khai mạc có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Anna Malyar, Chánh Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Ba Lan – Bộ trưởng Michal Dworczyk, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ba Lan Wojciech Skurkiewicz.

Triển lãm giới thiệu:

• Xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Nga – T-72B (bị quân phòng thủ Ukraine tiêu diệt trong trận chiến ngày 31 tháng 3 năm 2022 gần làng Dmitrovka, quận Buchansky, ngoại ô Kyiv);

• Pháo tự hành 152 mm “Msta-S” (bị pháo của Lực lượng vũ trang Ukraine ở vùng Sumy bắn hỏng; trong các trận đấu pháo với loại pháo tự hành này, đặc biệt là pháo tự hành “Crab” của Ba Lan đã góp phần chiến thắng);

• Các mẫu nhiều tên lửa Uragan và Smerch đã được Nga phóng đi .Chúng là loại vũ khí hủy diệt được quân đội Nga sử dụng bừa bãi để tấn công các mục tiêu dân sự trong thành phố yên bình của Ukraine. Chúng sẽ được sử dụng như bằng chứng tội phạm chiến tranh của Putox.

PHÚC LAI 27.06.2022

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.