vendredi 13 août 2021
jeudi 12 août 2021
GS Nguyễn Văn Tuấn - Khi nào ngưng 'lockdown': Vai trò của biến thể Delta
Câu trả lời dĩ nhiên đến từ giới lãnh đạo, nhưng chúng ta chẳng rõ họ dựa vào tiêu chuẩn gì. Ở đây tôi muốn đưa ra 4 tiêu chuẩn dịch tễ học định lượng (số ca nhập viện, tỉ lệ tử vong, chỉ số lây lan, và vaccin) cho câu trả lời đó, nhưng biến thể Delta sẽ làm thay đổi tất cả.
Sydney đã vào tuần thứ 6 lockdown, và tình hình đã có hậu quả nghiêm trọng. Theo báo Daily Mail, một người đàn ông 45 tuổi tự tử vì khó khăn kinh tế trong thời gian lockdown [1]. Dù biết rằng lockdown ảnh hưởng xấu đến nhiều người, nhưng khó có thể tưởng tượng có người tự kết liễu đời mình trong hoàn cảnh như anh này. Trường hợp này nói lên tác động tiêu cực của lockdown là không thể xem thường được.
Câu hỏi là chừng nào thì ngưng lockdown. Thật khó có câu trả lời, vì nó không hẳn tùy thuộc vào khoa học mà ... chánh trị. Ở Úc này, mỗi bang có một cách phản ứng khác nhau. Có bang chỉ cần 5 người có kết quả dương tính là họ lockdown cả thành phố, nhưng cũng có bang chỉ lockdown thì số ca dương tính lên cao (hơn 100 chẳng hạn). Cho đến nay, vẫn chưa thấy ai nói khi nào thì sẽ ngưng lockdown.
Trịnh Hồng Thọ - Người trẻ cũng chết !
Hôm nay nghe tin từ một đồng nghiệp cũ về cái chết của một đồng nghiệp ở báo khác. “Có lẽ hình ảnh cuối cùng trong tâm trí mình là cảnh cậu ấy lê khắp nơi để tìm bệnh viện cấp cứu. Khó thở, ho ra máu... đeo bình oxy gõ cửa bệnh viện xin cứu nhưng hết bình oxy lại phải lao về nhà để có bình tiếp tế” - Bạn đồng nghiệp kể.
Sau nhiều ngày cầu cứu thì người bệnh cũng được vào bệnh viện, nhưng đã mất sáng 11/8...
Bạn chết khi mới 28 tuổi.
Nguyễn Đình Bổn -Việt Nam, đặc biệt Sài Gòn cần nhìn cái gương của các nước láng giềng!
Trước đây, Indonesia và Thái Lan từng bỏ qua các cảnh báo của các chuyên gia y tế, hệ thống y tế để nhập ồ ạt vaccin Sinovac. Hiện giờ họ đang trả giá và phải tìm vaccin phương Tây để chích "bù".
Singapore thì nói rõ: ai chích vaccin Trung Quốc kể như chưa chích.
Nhiều chuyên gia lên án Trung Quốc đã thổi phồng, khoe khoang quá đà về tính "hiệu quả cao" của Sinovac, Sinopharm trong khi có rất ít dữ liệu về vaccin này.
Lộc Dương - Một tấm hình đáng sợ
Sáng nay, hắn dậy sớm hơn mọi ngày, bởi vì hắn có cái hẹn với nhân viên y tế sẽ tới tận nhà để khám sức khỏe cho hắn. Đây là một sáng kiến của các hãng bảo hiểm sức khỏe ở Mỹ mới được áp dụng trong vòng vài năm trở lại đây.
Sáng kiến này thuộc loại vui vui và đôi bên cùng có lợi. Hãng bảo hiểm thì vì lợi nhuận, họ muốn cử chuyên viên y tế tới tận nhà để thăm khám cho từng khách hàng. Họ muốn tránh cái viễn cảnh khách hàng lười đi khám bác sĩ, tới hồi đổ bịnh nặng phải nhập viện, thì họ phải trả khẳm bạc. Họ hiểu rõ rằng, phòng bịnh bao giờ cũng rẻ hơn trị bịnh rất nhiều.
Còn về phần khách hàng, như hắn chẳng hạn, nếu chịu cho nhân viên y tế tới tận nhà khám thì ngoài việc không phải “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, lại còn được hãng bảo hiểm tặng cho cái thẻ mua sắm trị giá 15 đô la. Cũng gần thùng bia chứ ít à, dại gì mà không chịu ?
Bùi Chí Vinh - Câu hỏi từ nỗi nhục nhã của cô giáo Thơ
Bùi Chí Vinh : Cô giáo Thơ, giảng viên môn tiếng Anh của trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng bị Hiệu phó của trường sa thải vì đã phát biểu với học trò như sau: “Cô cảm thấy nhục nhã khi đồng bào của cô chạy xe máy một ngàn rưỡi cây số về. Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. Tại sao cũng là người mà khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vaccin, còn chúng ta thì thế nào? Em thử lên đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã”.
CÂU HỎI TỪ NỖI NHỤC NHÃ CỦA CÔ GIÁO THƠ
Đất nước cần những cô giáo Thơ như vậy
Những cô giáo không “rút ống thở” mọi người như “facebook bác sĩ Khoa”
Cô giáo tên Thơ nhưng không ngủ vùi trong… thơ mộng
Mà biết mở mắt xót xa trước nỗi nhục sơn hà
Mạc Văn Trang - Gửi cô giáo Trần Thị Thơ
(Nguyên Giảng viên, Trưởng bộ môn, Khoa tiếng Anh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng)
Sài Gòn, ngày 12/8/2021
Cô Thơ thân mến,
Là nhà giáo, đồng nghiệp với Cô, thấy Cô bị sa thải chỉ vì một sự cố nghề nghiệp nhỏ nhoi, tôi rất buồn và xin được chia sẻ nỗi bức xúc với Cô.
Tuy nhiên đọc lời chia tay của Cô với các sinh viên, các giảng viên của trường, tôi thấy yên tâm, vì Cô có một tâm thế bình tĩnh, hiểu nhân tình thế thái và giữ vững bản chất nhân cách của mình. Với trình độ và bản tính ngay thẳng của Cô, tôi tin Cô sẽ tìm được công việc và môi trường làm việc xứng đáng với mình. Trong cái rủi có khi lại có cái may đó Cô!
Nguyễn Gia Việt - Thiệt lạ!
Các bịnh viện trị Covid-19 đều tên là "Thu Dung" (Chữ in hoa).
Cá nhân tôi ban đầu nhìn ba chớp ba nháng cứ nghĩ là tên của ai đó là bệnh viện "Thu Dung" kiểu Phương Dung, Mỹ Dung, Ngọc Dung, Xuân Dung, Hoàng Dung.
Ai ngờ là người ta chơi chữ !
Hoàng Hải Vân - Hỡi những kẻ to mồm vu vạ dân ta là « bài Hoa » !
Mọi người Việt lương thiện tử tế đều muốn sống hòa bình với các dân tộc khác, trong đó có các dân tộc của Trung Hoa. Không một người Việt lương thiện nào “bài Hoa” cả. Song mọi người Việt lương thiện đều căm phẫn trước mưu đồ thôn tính biển đảo nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thế nhưng một số Kols và những kẻ ăn bả hồng vệ binh đổi trắng thay đen vu vạ cho những người căm phẫn mưu đồ của giới cầm quyền bá đạo Trung Quốc là “bài Hoa”. Khi Biển Đông nổi sóng họ câm mồm, nhưng khi Biển Đông tạm thời lặng sóng họ lại cào phím vu vạ “bài Hoa bài Hoa”.
Dân tộc Việt dù trải qua rất nhiều đau thương mất mát trong cuộc chiến chống xâm lược từ Trung Quốc suốt mấy ngàn năm, nhưng chưa bao giờ thù hận dân tộc Trung Hoa. Người Việt chúng ta chưa bao giờ đồng nhất người Hoa với bọn cầm quyền xâm lược. Bởi vậy mà dân chúng hai nước thời nào cũng làm ăn buôn bán và giao lưu văn hóa.
Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 35
Bị nhốt trong nhà suốt hơn hai tháng trời vì đại dịch, nhiều khi cũng cảm thấy bí bách. Ông bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc bảo "đi ra ngoài không được thì đi vô trong". Ý ông bác sĩ này là hãy nhìn lại mình để hiểu mình thêm, lắng đọng tâm thức để thiền quán, để sống chậm lại và từ đó sẽ tìm ra nhiều điều thú vị.
Tôi phục ông, tôi cũng phục nhiều người đã nhân thời gian rảnh rỗi mà chiêm nghiệm, mà suy ngẫm, mà sống khác, tìm niềm vui trong những công việc. Tôi lại không làm được vậy, suốt ngày cứ loay hoay với những tin tức, những mảnh đời, những số phận trong thời đại dịch.
Cũng có tuổi rồi, không vẫy vùng, hoạt động như người trẻ nữa. Thôi thì tìm nơi đóng góp một chút trong khả năng hiện có của mình, như là sự sẻ chia cho lòng bớt áy náy thôi. Phê phán cũng nhiều rồi, trách móc cũng lắm rồi, cũng chỉ để bớt ẩn ức trong lòng mình thôi. Có khi cũng nên để cho lòng lắng lại.
mercredi 11 août 2021
Đỗ Ngọc - Sài Gòn đau
Bạn nơi xa inbox hỏi “Chị ơi, chị ổn không, Sài Gòn ổn không? Sáu ngày không thấy chị viết gì, em lo…”.
Trả lời, chị chưa sao giữa một Sài Gòn vẫn chưa ổn. Đúng hơn, Sài Gòn đau thương. Không thể dùng từ nào khác. Sự nghiệt ngã, sinh tử không còn chỉ là “nghe nói”, mà đang xảy ra đây đó, xảy ra quanh ta, trong các gia đình.
Các bệnh viện quá tải, nhân viên y tế vất vả, nhiều áp lực. Người bệnh chết tại nhà, gọi xe cấp cứu trong vô vọng. Người chết chậm được mang đi, người thân chết không tiền mai táng, không có người thân ở nhà để lo hậu sự…không còn là chuyện đẩu đâu, gây ngạc nhiên nữa.
Tạ Duy Anh - Đừng mơ hão
Nhân vụ cô giáo Thơ, thấy đau buồn cho nền giáo dục nước nhà. Điều đó cho thấy tương lai sẽ còn mù mịt lắm. Đau buồn nhất chính là nó xảy ra ở một trường có cái tên Duy Tân!
Nhưng bỗng dưng lại nhớ giáo sư Trần Quốc Vượng.
Một lần, vào khoảng 1990, hoàn toàn do ngẫu nhiên, ông và tôi cùng đạp xe trên đường Đê La Thành, hướng về Ô Chợ Dừa. Khi đó tôi đang là Học viên trường Viết văn Nguyễn Du, còn ông là giáo viên thỉnh giảng. Chính ông nhận ra tôi trước. Ông bèn bảo tôi đạp chậm lại. Chúng tôi đạp song song nhau. Ông nhìn tôi cười, nụ cười rất Trần Quốc Vượng, rồi bảo:
Võ Nhật Thu - Qua chuyện cô giáo bị đấu tố
Khi nghe xong thâu âm, tui trách cô. Đôi co mần chi với đám mất dạy í! Nghe giọng điệu của đứa sinh viên thì biết nó khi ra trường sẽ được đám bò nào tuyển dụng rồi!
Chợt nhớ có câu chuyện về giáo sư Trần Quốc Vượng.
Một lần giáo sư nói chuyện với sinh viên về vận mệnh dân tộc. Ông đặt ra nhiều câu hỏi nhưng không có một cánh tay giơ lên trả lời. Ông chuyển đề tài qua bói toán rồi bảo: Tôi có biết coi chỉ tay để biết số phận của từng người, em nào thích tôi xem cho.
Hà Thạch Hãn - Khốc liệt hơn cả một cuộc chiến!
Nhiều cái chết trong cô quạnh, không một người thân bên cạnh, không một người tiễn đưa...
Đi hết kiếp người là gì? Chỉ là nắm tro lạnh lẽo trở về...
Chiếc xe chở tro cốt người mẹ già dừng đầu hẻm. Từ xa, người con - một phụ nữ đã ngoài 60 quỳ gối xuống mặt đường vái lạy mẹ 3 cái rồi lặng lẽ mang hũ cốt bước vào nhà.
Nguyễn Đức Khải – Bệnh viện quá tải, thử đề nghị một giải pháp cho xe cấp cứu F0
Hôm trước đứng giao thiết bị hỗ trợ y tế cho một bệnh viện.
Lúc đứng cùng với Phó giám đốc bệnh viện thì 2 điện thoại hotline reo liên tục. Các ca cấp cứu tuyến dưới gọi cháy máy, nhưng số giường tại bệnh viện đã full. Hơn nữa xe cấp cứu cũng không đi xuể để đưa người bệnh.
Chị ấy nói bệnh viện có 6 xe cấp cứu, 6 tài xế. Có 3 tài xế sợ quá nghỉ việc, 2 tài xế mới được chích vaccin một lần thì bị F0 nên cách ly - còn 1 tài xế lái cho 6 chiếc xe.
Huy Đức - Chính trị & Khoa học
Con số bệnh nhân Covid tử vong ghi nhận hôm qua là 388, riêng Sài Gòn, 308 người.
Xin nhắc lại chuyện tháng Ba năm ngoái, Phó Giám đốc sở Tài nguyên - Môi trường bị kỷ luật vì ký công văn yêu cầu các cơ sở hỏa táng chuẩn bị cho tình huống xấu này, để thấy, chống dịch mà lấy chính trị trấn áp khoa học thì có ngày trở tay không kịp.
Nếu kịch bản "mỗi ngày có hàng trăm tử vong" được thảo luận công khai từ cách đây một năm, chúng ta đã có thể ứng phó tốt hơn, không chỉ để cứu người mà còn chuẩn bị để đối xử tử tế hơn những người xấu số [Túi đựng tử thi, cỗ quan tài và các trung tâm hỏa táng].
Ngọc Vinh - Đổi phương pháp ?
Bây giờ thì con số nhiễm covid tại TP HCM không còn quan trọng nữa rồi. Vấn đề là con số tử vong có được hạn chế hay không mà thôi.
Tại sao con số nhiễm không còn quan trọng?
Theo lời một nguồn tin của tôi đang tham gia chống dịch, thì số liệu người nhiễm covid đang giảm do ngành y tế thành Hồ đã thôi test diện rộng để truy vết covid, nên số liệu này không thể hiện được thực tế lây nhiễm của dịch.
Ngọc Vinh - Con vua lại được làm vua
Mấy ngày nay, giới quan sát xôn xao tin Trần Quân, 38 tuổi, con chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa được bổ nhiệm làm giám đốc Kho bạc nhà nước.
Ở tuổi này mà nắm toàn bộ ngân khố quốc gia không phải là chuyện đơn giản. Tay này mà chẳng ra gì, cả nước khốn đốn chớ không phải chuyện chơi.
Có thể hình dung con đường đi tiếp của cậu ấy như sau: từ giám đốc Kho bạc, tiệm tiến lên chức thống đốc ngân hàng, vào Bộ Chính trị, chiếm hữu môt chân tứ trụ...Con đường này, quý ngài Trần Tuấn Anh, con trai ông Trần Đức Lương, trưởng Ban Kinh tế trung ương đang đi.
Nguyễn Thông - Sụp đổ (2)
Dường như thể chế nào, lực lượng cầm quyền cai trị nào cũng mắc căn bệnh thích xây dựng hình tượng đại diện. Bọn trẻ bây giờ gọi là idol (ai đồ), thần tượng.
Hồi tôi còn bé, đọc những sách vở tài liệu, thấy nhà nước (miền Bắc) lên án bọn phong kiến, thực dân, phát xít, đế quốc về “tội” đề cao chủ nghĩa cá nhân, tạo lập hình tượng lừa mị dân chúng, kiểu như Napoleon, Hitler, De Gaulle. Chửi khiếp lắm. Chỉ có điều, chửi thì cứ chửi, còn xây cũng chả kém gì, thậm chí hơn. Đề cao cá nhân, tạo lập ra những idol, kể cả bịa đặt, không ai giỏi, thạo nghề bằng cộng sản, bằng phe xã hội chủ nghĩa.
Không bàn tới chuyện họ tạo ra những idol đỉnh, siêu hạng, thật giả thực hư lẫn lộn chẳng biết đường nào lần. Chỉ nhắc lại thứ idol tầm tầm mà bộ máy tuyên giáo, tuyên truyền, văn chương nghệ thuật cách mạng đã xây dựng. Có những hình tượng được họ tung hô ca ngợi đến giời, nhưng bình tĩnh nghĩ lại sẽ thấy cực kỳ khủng khiếp, vô nhân, mất hẳn tính người. Đó là hậu quả của việc chỉ chăm chăm xúi con người ta vào lý tưởng, chính trị, học thuyết mà quên hẳn đạo đức con người.